9 Trang trí, phun sơn, làm sạch 400 800 10 Mộc nội thất tàu thủy 450
4.2.6. Tạo điều kiện vật chất kỹ thuật để phát triển ngành cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam
nghiệp đóng tàu Việt Nam
Thứ nhất, quan tâm đầu tư phát triển đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật
cho ngành cơng nghiệp đóng tàu. Việc đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho ngành CNĐT cần được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, chắp vá, manh mún và thiếu sự kiểm soát. Trong đó, quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp có trọng điểm các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu trên cả nước dựa trên những ưu thế và tiềm năng biển của từng vùng miền ở nước ta. Đây là tiền đề cần thiết để cho đội ngũ nguồn nhân lực đóng tàu tự đổi mới mình, họ sẽ nỗ lực học tập, nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng và làm chủ những thiết bị hiện đại của ngành.
Thứ hai, chú trọng nâng cấp, mở rộng các dự án quan trọng như: dự án
đầu tư Tổng công ty CNTT Nam Triệu, Tổng công ty CNTT Bạch Đằng, Cơng ty đóng tàu Phà Rừng, Cơng ty đóng tàu Hạ Long, CNTT Bến Kiền… Việc xây dựng các dự án mở rộng này vừa đồng thời là giải pháp có tác dụng trực tiếp đối với sự phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT.
Thứ ba, việc dự báo thị trường vận tải thế giới, trong nước, cần được các
triển bình thường của ngành. Trên cơ sở đó, ngành mới có sự đầu tư đúng hướng phù hợp, tránh tình trạng xây dựng ồ ạt nhiều cơ sở đóng tàu khi nhu cầu đóng tàu tăng cao để rồi vào thời điểm khủng hoảng, suy thoái lại thiếu việc làm và khó thu hồi vốn đầu tư.
Thứ tư, kết hợp xây dựng cảng biển với dịch vụ hàng hải, giao nhận hàng hoá. Xây dựng cảng biển với qui mô và cấu trúc như thế nào phải xuất phát từ khối lượng và chủng loại các hàng hóa dịch vụ được thực hiện tại cảng.
Thứ năm, xây dựng các khu phi thuế quan và các khu dịch vụ tổng hợp,
du lịch, sản xuất đa ngành nghề, trong đó, ngành sửa chữa, đóng mới tàu biển là then chốt.
Thứ sáu, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành cơng nghiệp
đóng tàu, từng bước nội địa hố các thành phẩm đóng mới và sửa chữa tàu… để có cơ sở phát triển ngành đóng tàu và từ đó phát triển nguồn nhân lực
Một trong những nguyên nhân làm cho nền cơng nghiệp Việt Nam nói chung và cơng nghiệp đóng tàu nói riêng phát triển khó khăn là vì thiếu một nền cơng nghiệp phụ trợ cần thiết để thiết kế, chế tạo các sản phẩm có tỉ lệ nội địa hóa cao, chi phí sản xuất thấp. Nên, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành CNĐT là giải pháp cần thiết để giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cần hướng tới:
1/ Đẩy nhanh tiến độ thi cơng các cơng trình phục vụ đóng tàu như nhà máy cán thép nóng Cái Lân - Vinashin; Nhà máy sản xuất que hàn (Tổng Cơng ty cơng nghiệp đóng tàu Nam Triệu); Nhà máy chế tạo động cơ diesel Mitsubishi (Tổng Công ty cơng nghiệp đóng tàu Bạch Đằng); nội thất tàu thuỷ (Công ty Vinashin- Shinex); dây chuyền lắp ráp động cơ diesel, nội thất tàu thuỷ, xích neo (Khu công nghiệp An Hồng); Nhà máy hợp kim nhơm định hình (Cơng ty Thành Long), Cơng ty Sơn Hải Phịng;...
2/ Cần nhanh chóng nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trên những con tàu. Chủ động sản xuất các sản phẩm bao gồm sản xuất thép tấm, các động cơ chính, cần trục, nắp hầm hàng, nồi hơi, vật liệu nội thất, vật liệu hàn, hệ thống điều hịa và thiết bị điện. Từ đó, sản xuất các nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất tàu, giảm thiểu tối đa sự lệ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
3/ “Ưu tiên xây dựng nhà máy đóng tàu hiện đại đẳng cấp thế giới”. Từ đó làm cơ sở mơ hình cho các nhà máy đóng tàu khác trên tồn quốc.
Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đã có rất nhiều nhà máy đóng tàu nhưng thực tế chưa có doanh nghiệp nào mang “đẳng cấp” và có “thương hiệu” quốc tế. Để tạo điều kiện cho ngành đóng tàu phát triển, Nhà nước nên xây dựng chiến lược phát triển trọng điểm một số nhà máy đóng tàu hiện đại có đẳng cấp quốc tế thay vì q nhiều nhà máy đóng tàu ở trình độ trung bình như hiện nay. Các nhà máy này sẽ đóng vai trị là “đầu tầu” dẫn dắt các nhà máy khác phát triển; đi tiên phong trong việc thiết kế, chế tạo những con tàu với tính năng kỹ thuật hiện đại; thu hút, tập trung những chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế. Mơ hình nhà máy này cần có cơ chế, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư phát triển của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước với những ưu đãi về vốn, thuế…
Ở mơ hình “đầu tàu” này, cần có cơ chế quản lý khoa học, chặt chẽ, đảm bảo tính dân chủ, cơng khai, minh bạch trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Xây dựng cơ chế để nhà máy hiện đại này liên kết, hỗ trợ cho các nhà máy đóng tàu khác trên tồn quốc về: kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, trao đổi nguồn nhân lực, hợp tác kinh doanh…
4/ Tập trung đầu tư chiều sâu để hình thành đội ngũ thiết kế của nhà máy có đủ năng lực tư vấn, thiết kế, kiểm định hầu hết các loại tàu thủy mà Tổng cơng ty đóng; các đơn vị đóng tàu này phải đảm bảo đủ năng lực thiết kế cơng nghệ các sản phẩm đóng mới của mình.
5/ Xây dựng hệ thống quản trị sản xuất đồng bộ từ các tổng đoạn, phân đoạn thuộc các phân xưởng trong nhà máy theo hướng chuyên nghiệp hóa, đảm bảo hiệu quả.
6/ Từng bước đầu tư nghiên cứu chiều sâu để tạo ra một số công nghệ lõi (công nghệ mới, loại tàu mới thỏa mãn công ước quốc tế, đáp ứng nhu cầu tương lai) đặc trưng cho SBIC trong giai đoạn sau, nhất là các dạng năng lượng mới, vật liệu mới cho tàu thủy; hình thành phần mềm thiết kế, kiểm định cho toàn đơn vị của nhà máy.
7/ Đầu tư chiều sâu, nâng cao mức độ tự động hóa và tin học hóa để các phân xưởng đơn vị trong toàn nhà máy đảm bảo năng lực kỹ thuật - cơng nghệ đóng mới và sửa chữa đảm bảo nhu cầu trong nước với trình độ tương đương và có phần vượt trội so với các cơng ty đóng tàu quốc tế, có khả năng cạnh tranh quốc tế thành cơng, theo hướng tập trung vào các tàu có tính năng kỹ thuật cao, cung cấp kỹ thuật - cơng nghệ cho các các nhà máy trong tồn ngành CNTT Việt Nam; đảm bảo chế tạo các loại trang thiết bị đòi hỏi kỹ thuật cao cho ngành như thiết bị điều khiển, nghi khí hàng hải trên tàu và máy móc, dây chuyền tự động hóa đóng tàu,… từng bước chuyển sang các công nghệ sản xuất sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
8/ Ứng dụng mạnh mẽ tin học và tiến bộ kỹ thuật của ngành CNTT thế giới vào công tác quản trị để nâng cao năng lực quản trị sản xuất, tư vấn, cung cấp đội ngũ quản trị chuyên nghiệp cho các nhà máy khác.
Tiểu kết chương 4
Phương hướng phát triển nguồn nhân lực ngành đóng tàu là một trong những cơ sở, tiền đề để xây dựng những giải pháp có tính khả thi phát triển nguồn nhân lực của ngành này. Phục vụ đắc lực cho Chiến lược biển của Việt Nam hiện nay là phương hướng chủ đạo của CNĐT và phát triển nguồn nhân lực của nó.
Trên cơ sở bối cảnh, vấn đề đặt ra, hiện trạng và phương hướng phát triển CNĐT, Luận án đưa ra 6 giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành này. Các giải pháp có tác dụng trực tiếp và khá toàn diện đến sự phát triển của nguồn nhân lực CNĐT Việt Nam.
Trong đó, giải pháp thứ ba “Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của ngành CNĐT Việt Nam” có tác dụng trực tiếp và quan trọng nhất. Trong giải pháp này, chúng tôi nêu 7 biện pháp gồm: Một là, tăng tính hiệu quả trong sử dụng nhân lực quản lý - hiện là khâu yếu nhất của CNĐT hiện nay. Hai là, xây dựng cơ chế tuyển dụng và sử dụng người lao động một cách hợp lí, khoa học và hiệu quả. Ba là, tạo ra môi trường làm việc trong các nhà máy đóng tàu nhân văn, dân chủ, đoàn kết và sáng tạo. Bốn là, từng bước đổi mới, hoàn thiện các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành đóng tàu theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành. Năm là, tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào
tạo để nâng cao chất lượng nguồn cung nhân lực cho ngành. Sáu là, nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật cao và công nhân lành nghề để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các nhà máy đóng tàu. Bảy là, xây dựng cơ chế nhằm phát hiện, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ nhân tài trong ngành.
Hệ thống giải pháp này là những tác động đồng bộ và cập nhật với hiện trạng của CNĐT nước ta và đã tính đến những xu thế của khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và một số phương pháp khác, Luận án đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam; cụ thể, Luận án đạt được những kết quả sau:
1. Làm rõ một số khái niệm quan trọng.
Nguồn nhân lực hiện nay là gồm tất cả nguồn lực của con người (gồm cả lực lượng đang lao động hay ở trạng thái dự trữ, tiềm năng) bao gồm tổng thể các phẩm chất (thể lực, trí lực, tâm lực) tạo nên năng lực có tính tổng hợp của các cá nhân, tập thể trong các hoạt động lao động sản xuất và dịch vụ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần và trực tiếp thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nguồn nhân lực ngành CNĐT là lực lượng lao động (hiện hữu và tiềm năng) được đào tạo, có trình độ học vấn và chuyên môn lành nghề, có kinh nghiệm và năng lực tiếp nhận, làm chủ, vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ năng, thành tựu khoa học - cơng nghệ vào trong q trình đóng mới, sửa chữa các loại tàu thủy cùng những phương tiện, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp đường thủy, để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế biển đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng. Họ là một bộ phận hợp thành nguồn nhân lực công nghiệp của quốc gia.
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động của chủ thể tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực này bao gồm: định hướng chiến lược, chính sách, cơ chế, biện pháp, tổ chức, nguồn lực để tạo ra một nguồn nhân lực với số lượng, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu nhân lực hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển.
Từ góc độ chính trị - xã hội, phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT là tổng thể các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm thúc đẩy và làm biến đổi nguồn nhân lực này theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện, nâng cao cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đáp ứng nhu cầu và giải quyết tối ưu những vấn đề thực
tiễn đặt ra với ngành đóng tàu, phát triển kinh tế biển và bảo vệ nền an ninh, quốc phòng biển, đảo của quốc gia.
2. Xác định các điều kiện cần để phát triển nguồn nhân lực của ngành CNĐT, gồm: thứ nhất, biển là điều kiện tự nhiên có tính chất tiên quyết, chiến lược về biển là yếu tố chủ quan quyết định đối với việc phát triển ngành CNĐT và nguồn nhân lực ngành này ở mọi quốc gia có biển trên thế giới; thứ hai, chủ động hội nhập kinh tế thế giới và tiếp cận với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; thứ ba, chủ động tạo ra nguồn nhân lực cho CNĐT và có ý thức xây
dựng CNĐT có tính lưỡng dụng, kết hợp kinh tế với quốc phịng.
Ngoài ra, để phát triển nguồn nhân lực CNĐT cũng cần tới các yếu tố vật chất - kỹ thuật sau đây: một là, có được ở mức tương đối đầy đủ cơ sở kinh tế - kỹ thuật cho phát triển CNĐT; hai là, các quốc gia có biển cần tạo điều kiện về chính trị - pháp lý và tài chính để phát triển kinh tế biển, các ngành cơng nghiệp biển, cơng nghiệp đóng tàu; ba là, vai trị tích cực của kinh tế thị trường với kinh tế biển, công nghiệp biển, phát triển nhân lực CNĐT.
3. Xác định, phân tích các nhân tố đóng vai trị bối cảnh, tiền đề cho q trình phát triển nguồn nhân lực CNĐT Việt Nam.
Các nhân tố khách quan gồm: thứ nhất, Việt Nam có điều kiện tự nhiên cho sự phát triển kinh tế biển, cơng nghiệp đóng tàu và phát triển nguồn nhân lực cho nó, nhưng chưa được khai thác phát huy đầy đủ; thứ hai, cách mạng khoa
học và công nghệ, xu thế hướng tới kinh tế tri thức vừa tạo ra thuận lợi vừa đặt ra nhiều thách thức với sự phát triển nguồn nhân lực ngành cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam; thứ ba, xu thế hướng tới khai thác biển của thế giới vừa lôi cuốn thúc đẩy, vừa làm rõ nhiều bất cập của Việt Nam.
Các nhân tố tự giác tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam gồm: thứ nhất, đường lối của Đảng,
chính sách của Nhà nước xác định vai trò của CNĐT và phát triển nguồn nhân lực cho nó; thứ hai, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành CNĐT Việt Nam; thứ ba, sự phát triển tự thân của cơng nhân ngành đóng tàu Việt Nam là nhân tố tự giác quan trọng để phát triển nguồn nhân lực.
4. Từ sự phân tích về bối cảnh và điều kiện vật chất - kỹ thuật để phát triển nguồn nhân lực của CNĐT, Luận án khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực của ngành này. Sự phát triển nguồn nhân lực ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay mặc dù có những thuận lợi và bước tiến đáng kể song cịn gặp những khó khăn, bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực. Với hiện trạng phát triển trên, công tác đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng nguồn nhân lực và cơ chế tuyển chọn cán bộ quản lý của ngành là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực.
5. Bối cảnh, hiện trạng phát triển của nguồn nhân lực ngành đóng tàu đã đặt ra 3 vấn đề đối với sự phát triển nguồn nhân lực ngành đóng tàu ở Việt Nam hiện nay, đó là: thứ nhất, mâu thuẫn giữa năng lực, khả năng hiện còn nhiều bất cập của nhân lực ngành CNĐT Việt Nam so với cơng nghệ đóng tàu thế giới và yêu cầu của kinh tế thị trường; thứ hai, những bất cập trong cơ chế, chính sách “dùng người” đang hạn chế sự phát triển của nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam; thứ ba, những bất cập trong tư duy chiến lược, năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý hiện là trở lực lớn đối với sự phát triển của nguồn nhân lực ngành đóng tàu Việt Nam.
6. Trên cơ sở hiện trạng và phương hướng phát triển nguồn nhân lực CNĐT, Luận án đưa ra 6 giải pháp trong việc phát triển nguồn nhân lực CNĐT của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bao gồm: thứ nhất, cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế biển và ngành CNĐT Việt Nam; thứ hai, hoàn thiện
chiến lược phát triển cho Tổng công ty CNTT Việt Nam và các nhà máy đóng tàu; thứ ba, nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của ngành công