TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clobenzen từ các nguồn phát thải không chủ định tại các khu công nghiệp thái nguyên (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Thái Nguyên là một trong những địa phương phía Bắc đang có sự phát triển cơng nghiệp mạnh và có những sự đột phá về hoạt động thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp. Do có thế mạnh về tự nhiên nên nổi bật hơn cả là các ngành sản xuất luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng như gạch tuynel, xi măng…

Ngành luyện kim: Thái Nguyên có truyền thống về ngành luyện kim đen và luyện kim màu. Ngành luyện kim mặc dù gần đây đã được đầu tư chiều sâu, nâng cao công suất và đã ứng dụng một số công nghệ tiên tiến như luyện thiếc bằng lò điện (lò điện hồ quang, lò điện trở và điện phân), thiêu quặng kẽm, điện phân kẽm bằng lò lớp sơi, đúc thép liên tục... nhưng nhìn chung, do quy mơ cơng suất nhỏ nên về tổng thể công nghệ thiết bị của ngành cịn lạc hậu, sản phẩm khơng đa dạng, trình độ chế biến tinh chưa cao…Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 6 -8 nhà máy luyện kim đen, sản phẩm chủ yếu là sản xuất gang đúc, gang thỏi, hợp kim sắt với cơng nghệ lị cao (từ 22 - 55m3) và lị hồ quang. Cơng suất của các nhà máy trong khoảng 10 -20 tấn gang/năm đối với lò hồ quang và từ 15 -500 tấn gang/năm đối với lò cao. Các nhà máy luyện gang, thép trên địa bàn Thái Nguyên sản xuất chủ yếu từ lò cao [20, 22]

Về nhà máy luyện kim màu hiện nay có Cơng ty cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico (sản xuất các sản phẩm chủ yếu là kẽm thỏi, thiếc thỏi, bột kẽm, axit sunphuaric…là cái nôi của ngành khai thác chế biến kim loại màu Việt Nam, doanh nghiệp hàng đầu trong nước về khai thác, chế biến chì, kẽm và tinh luyện thiếc, đơn vị duy nhất sản xuất kẽm thỏi từ quặng đạt 99,95%Zn tại Nhà máy kẽm điện phân, các sản phẩm bột kẽm oxit làm từ quặng kẽm, sản phẩm bột kẽm kim loại 99,95% [20, 22].

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Hiện đang là thế mạnh được đầu tư khá lớn trong mấy năm lại đây: 03 nhà máy xi măng lị quay cơng nghệ thiết bị nhập ngoại đồng bộ (Quang Sơn; La Hiên; Quan Triều) với tổng công suất trên 3 triệu tấn/năm, chất lượng, chủng loại sản phẩm ổn định và có khả năng chiếm lĩnh thị trường tốt; 02 nhà máy xi măng lò đứng (Cao Ngạn; Lưu Xá) được nhập và lắp đặt từ nhiều năm trước, thuộc loại công nghệ và thiết bị lạc hậu; các nhà máy sản xuất vật liệu khác: Gạch Ceramic của Công ty cổ phần Prime Phổ Yên, công suất 12 triệu m2/năm, gạch ốp lát Việt-ý khu công nghiệp Sông Công, công suất 02 triệu m2/năm, được đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại nhập ngoại, đạt trình độ sản xuất khá; và hàng chục cơ sở sản xuất vật liệu xây (gạch không nung, gạch tuy nen, tấm lợp amiăng có trình độ sản xuất ở mức thấp đến trung bình. [22]

Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 lị đốt rác thải sinh hoạt loại nhỏ (cơng suất đốt mỗi lị khoảng 400kg rác/giờ). Đây là lị đốt đối lưu bằng khơng khí tự nhiên NFi 05, công nghệ Nhật Bản và sản xuất tại Thái Lan. Từ đó đến nay, lị đốt vận hành liên tục, tuy chỉ đạt khoảng 1/3 công suất thiết kế (chủ yếu do thiếu nhân lực và diện tích sân phơi rác hẹp) nhưng đã góp phần đáng kể giảm tải cho bãi rác thị trấn, hạn chế phải chơn lấp rác. Theo quy định thì các lị phải được quan trắc mơi trường 3 tháng 1 lần, tuy nhiên phần lớn đơn vị vận hành lị đốt khơng đủ kinh phí chi trả cho việc này (hàng trăm triệu đồng/lần) nên không thể quan trắc định kỳ. Kinh phí vận hành các lị đốt chủ yếu lấy từ ngân sách cấp huyện ln trong tình trạng hạn hẹp, có nơi khơng đủ trả lương cơng nhân dẫn đến thiếu người nên không phát huy tốt cơng suất lị, tồn đọng rác. Công tác kiểm tra, giám sát việc vận hành lị đúng quy trình, nhất là phân loại rác trước khi đốt còn hạn chế. Điều rất đáng quan tâm là gần đây khơng ít chun gia mơi trường đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm khơng khí do đầu tư tràn lan lị đốt rác cỡ nhỏ, đặc biệt là chất dioxin, PCBs, các hợp chất clorobenzen... Bởi theo nguyên lý, một số rác thải chứa kim loại nặng như thủy ngân, chất dẻo có chứa clo làm từ nhựa PVC có khả năng sinh ra chất dioxin khi ở nhiệt độ 250 - 400 o C. [21]

Theo kết quả khảo sát của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên trong những năm 2007-2010, tại hầu hết các KCN: hàm lượng Bụi dao động trong khoảng 0,1 – 1,24 mg/m3, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 – 4,1 lần, cao nhất là tại khu vực Đường tròn Gang Thép, Cổng trạm cân điện tử - công ty Gang thép, Nhà máy Xi măng La Hiên. Mức ơ nhiễm được đánh giá là Ơ nhiễm trung bình đến ơ nhiễm nặng. Tại các khu vực xung quanh các KCN, khơng khí đã bị ơ nhiễm ở mức trung bình đến nặng. Kết quả đo đạc, khảo sát cho thấy có 50% - 75% số mẫu khí, bụi có chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép, trong đó hàm lượng bụi lơ lửng vượt là 1,5 đến 8,6 lần. Theo thống kê tổng tải lượng các chất gây ô nhiễm (SO2; NO2; CO;) từ bụi trong các hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2012 là 6.545,5 kg/ngày có thể tăng lên 30.559 kg/ngày vào năm 2020 [20]. Như vậy, có thể thấy các số liệu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong tỉnh Thái nguyên chủ yếu tập trung vào ơ nhiễm lượng khí, bụi và các kim loại nặng như Zn, Cd, Pb, As, Cu. Tuy nhiên trong các hoạt động sản xuất cơng nghiệp thì khơng chỉ có sự phát thải của các khí (SO2; NO2; CO..) hay kim loại mà cịn có rất nhiều các chất thải độc hại khác. Đặc biệt là các chất hữu cơ khó phân hủy được phát thải khơng chủ định từ các lị đốt sản xuất cơng nghiệp: luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất xi măng, gạch; các lò đốt rác thải. Các số liệu quan trắc đánh giá mức độ phát thải các hợp chất thải hữu cơ khó phân hủy (POPs), cũng như kiểm soát các nguồn phát thải như các hợp chất clorobenzen: Diclorobenzen, Triclorobenzen, Pentachlorobenzen (PeCB), Hexachlorrobenzen (HCB); tetraclorobenzen (TeCB); .... ở Việt Nam còn rất hạn chế. Do vậy việc nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm của các chất hữu cơ khó phân hủy thải ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clobenzen từ các nguồn phát thải không chủ định tại các khu công nghiệp thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)