TT Ký hiệu Dung môi Tỷ lệ
1 DM1/1 Axeton : Hecxan 1/1 2 DM1/2 1/2 3 DM1/3 1/3 4 DM2/1 Diclometan : Hecxan 1/1 5 DM2/2 1/2 6 DM2/3 1/3
Các mẫu nghiên cứu được lắc chiết bằng thiết bị lắc ngang của hãng Kika (Nhật Bản). Thời gian chiết qua đêm với tốc độ chiết 150 vòng/phút. Sau khi chiết, dịch chiết được lọc gạn qua phễu có chứa 2 - 5 g Na2SO4 để loại nước. Dịch được cơ về thể tích 1 mL và phân tích bằng thiết bị GC/ECD để xác định nồng độ các CBz. Kết quả phân tích 3 lần lặp lại lấy giá trị trung bình.
2.4.2.3. Độ thu hồi trong quá trình chiết soxhlet
Mẫu cho quá trình khảo sát này được chuẩn bị như sau: 10 g mẫu nền được cho vào ống đựng mẫu (Thimble), thêm chất chuẩn CBz nồng độ 10 ng/g, chuẩn đồng hành CB 209 nồng độ 10 ng/g và 10 g Na2SO4 khan. Phương pháp chiết Soxhlet sử dụng 300 mL cho mỗi loại hỗn hợp dung môi chiết gồm Axeton : Hecxan, DCM : Hecxan, DCM : Axeton, các tỉ lệ của từng hỗn hợp dung môi được khảo sát tương tự như tỉ lệ dung môi phương pháp chiết lỏng - rắn. Hệ chiết Soxhlet được chiết trong thời gian 12 giờ và tốc độ chiết 6 vịng/giờ. Sau khi chiết, mẫu được cơ về thể tích 1mL và phân tích bằng thiết bị GC/ECD để xác định nồng độ CBz.
2.4.2.4. Độ thu hồi trong quá trình làm sạch trên cột silicagel – than hoạt tính
Silica gel sử dụng trong phương pháp này được hoạt hóa ở 150°C - 160 °C trong 12 giờ, và được trộn thêm 10 % than hoạt tính. Sử dụng cột nhồi thủy tinh 10 mL thêm vào đó 2 g Na2SO4, 4 g Silica gel + than hoạt tính tỉ lệ 9 : 1 về khối lượng. Hoạt hóa cột bằng 10 mL dung mơi rửa giải trước, sau đó nhỏ từ từ 5 mL dung dịch chiết qua cột. Tiến hành các bước khảo sát đồng thời dung mơi rửa giải và thể tích dung mơi rửa giải khác nhau từ 40 mL đến 120 mL để lựa chọn được thể tích thích hợp nhất.
2.4.2.5. Độ thu hồi trong quá trình làm sạch trên cột florisil
Quá trình nghiên cứu được tiến hành như sau: 5 mL dung dịch chiết cần làm sạch đưa vào cột nhồi sử dụng chất nhồi là florisil, tốc độ dung môi rửa giải khoảng 10 mL/phút. 4 g Florisil được đưa vào cột nhồi thủy tinh có dung tích 10 mL, thêm 2 g Na2SO4 để loại nước. Hoạt hóa cột bằng 10 mL hỗn hợp mỗi loại dung môi rửa giải. Sử dụng mẫu thử nghiệm là nền tro thực tế của lò đốt rác thải Hải Dương bổ sung chất chuẩn CBz có nồng độ 10 ng/g. Thí nghiệm được đánh giá lặp lại 3 lần
2.4.3. Thẩm định quy trình xử lý mẫu cho phân tích POPs nghiên cứu
a) Lựa chọn phương pháp
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý mẫu được áp dụng để xác định các chất/nhóm chất POPs trong mẫu khí thải và thải rắn. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh phí nghiên cứu, cơ sở vật chất của phịng thí nghiệm, luận án đã lựa chọn phương pháp xử lý mẫu phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy và chính xác. Các kỹ thuật xử lý mẫu và phương pháp phân tích được tối ưu và chuẩn hóa tại Phịng thí nghiệm phân tích chất lượng mơi trường – Viện Hàn Lâm Khoa học và
Cơng nghệ Việt Nam. Quy trình xử lý mẫu cho phân tích các hợp chất nhóm clobenzen trong nghiên cứu này được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo một số cơng trình đã công bố và tiêu chuẩn của Cục bảo vệ Mơi trường Mỹ - EPA method 8121
b) Bố trí thí nghiệm để thẩm định phương pháp phân tích
Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp được thực hiện theo một quy trình cụ thể. Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt trình tự cơng việc cần thực hiện để xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích đồng thời các chỉ tiêu clobenzen trong mẫu rắn và mẫu khí thải định lượng bằng thiết bị GC - ECD và khẳng định sự có mặt của các clobenzen trên thiết bị GC-MS
Các thí nghiệm XNGTSD
Việc lựa chọn các thơng số cần xác nhận phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích áp dụng trong phương pháp, điều kiện kỹ thuật cụ thể của phịng thí nghiệm. Căn cứ vào điều kiện của Phịng thí nghiệm Viện Mơi trường, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỹ thuật áp dụng trong phương pháp đo, luận án lựa chọn các thông số sau để xác nhận [92]:
- Xác định khoảng tuyến tính
- Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp - Xác định độ chính xác của phương pháp (bao gồm độ chụm - độ lặp lại và
độ đúng - độ thu hồi)
- Ước lượng độ khơng đảm bảo đo (ĐKĐBĐ)
Các thí nghiệm cần phải thực hiện cho mỗi nhóm chất POPs được nêu chi tiết trong Bảng 2.6