= (4.15) Sử dụng các công thức nêu trên kết hợp với các thông số đầu vào trong phụ lục 2 ta
4.4.6. Kiểm tra độ cứng của mẫu sau tô
Chuẩn bị mẫu đo độ cứng
Mẫu sau khi cắt sẽ được mài phẳng mặt cắt qua các loại giấy ráp: 100, 240, 400, 600, 1000, sau đó được đánh bóng bằng bột Al2O3 với kích thước 3m rồi được đưa lên máy Duramin-2 để đo độ cứng.
Thiết bị nghiên cứu
Bảng 4.20 Máy đo độ cứng và thông số kỹ thuật
Máy đo độ cứng Duramin - 2 Thông số kỹ thuật:
Giới hạn đo: 10 ÷ 3500HV.
Các loại tải trọng của máy: 98.07mN; 245.2mN; 490.3mN; 980.7mN; 1.961N; 2.942N; 4.903N; 9.807N; 19.614N.
Độ phóng đại vật kính: x400 (M40X0.65)
Thời gian đặt tải: 10s
Nguồn điện sử dụng: 100-240V AC/50- 60Hz.
Trọng lượng: 55KG
Nhiệt độ bảo quản: 20 ÷ 25oC
Độ ẩm bảo quản: 70 ÷ 75%
Mục đích sử dụng: Đo độ cứng tại các vùng trên mẫu chữ C
Địa chỉ của thiết bị: Bộ môn Vật liệu học, xử
lý nhiệt và bề mặt - Viện Khoa học & Kỹ thuật Vật liệu - ĐH Bách khoa Hà Nội
4.5. Kết luận chương 4
Để nghiên cứu q trình tơi thép trong các dung dịch polyme, luận án đã xây dựng các công thức pha chế dung dịch tôi cho cả 2 loại polyme dạng bột (PVP) và dạng dịch thể ngậm nước (PAG), đồng thời xây dựng phương pháp tính tốn xác định thể tích dung dịch tơi cần thiết để bảo đảm khi tơi thì nhiệt độ bể tơi khơng vượt quá giá trị định trước. Để xác định các tính chất cũng như đánh giá tuổi thọ của dung dịch tôi, luận án đã phân tích lựa chọn các trang thiết bị và dụng cụ: ghi hình cơ chế làm nguội khi tôi, đo độ nhớt của dung dịch tôi, kiểm tra sự ơxi hóa của polyme khi tơi bằng phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng và quét vi sai (TG/DSC), kiểm tra các nhóm chức polyme và liên kết phân tử của dung dịch polyme bằng phương pháp phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR), xác định khối lượng phân tử của polyme trong dung dịch tôi bằng phương pháp phân tích phổ cơng hưởng từ hạt nhân (NMR).
Để xác định hệ số truyền nhiệt (HTC) của dung dịch tôi nhằm cung cấp dữ liệu đầu vào cho bài tốn mơ phỏng số, luận án đã tiến hành xây dựng thí nghiệm đo các đường nguội theo tiêu chuẩn ISO 9950:1995 bằng mẫu chuẩn inconel 600. Từ đường cong nguội đo được sẽ xác định được đường cong tốc độ nguội của dung dịch tơi và qua đó tính được hệ số truyền nhiệt của mơi trường tôi.
Để kiểm tra đánh giá chất lượng của mẫu sau tôi, luận án đã lựa chọn các loại thiết bị và phương pháp phân tích hiện đại với độ chính xác cao: đo biến dạng bằng máy đo kích thước với độ chính xác 0,001 mm, nghiên cứu tổ chức tế vi bằng kính hiển vi quang học với độ phóng đại x1000, xác định tổ chức kim loại bằng thiết bị nhiễu xạ Rơnghen, kiểm tra độ cứng của mẫu tôi bằng máy đo độ cứng tế vi, đặc biệt là lần đầu tiên ở Việt Nam luận án đã sử dụng phương pháp đo ứng suất dư trên mẫu tôi bằng nhiễu xạ tia X sử dụng nguyên lý sin2y và phương pháp nhiễu xạ điện tử tán xạ ngược (EBSD) để nghiên cứu