Thực trạng quy định về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật việt nam (Trang 99 - 104)

4 Giống pháp luật củaVƣơng quốc Anh, ở Singapore, luật sƣ cũng đƣợc chia làm 02 loại là luật sƣ tranh tụng

2.1.3. Thực trạng quy định về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý

động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý

Tƣ cách pháp nhân thể hiện vị trí, vai trị của CTHD trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi, nghĩa vụ cũng nhƣ trách nhiệm pháp lý phát sinh. CTLHD cũng là một loại CTHD nên nếu CTHD theo LDN (2014) có tƣ cách pháp nhân thì CTLHD theo LLS (2012) cũng có tƣ cách pháp nhân và ngƣợc lại. Bởi vì trong mối tƣơng quan giữa LDN (2014) và LLS (2012) thì LDN (2014) là luật chung còn LLS (2012) là luật chuyên ngành. Cho nên những vấn đề mà luật chuyên ngành khơng quy định thì sẽ áp dụng các quy định của luật chung.

Vấn đề CTHD nói chung và CTLHD nói riêng có tƣ cách pháp nhân hay không đã đƣợc tranh luận khá nhiều và đƣợc quy định khác nhau trong pháp luật thực định của các quốc gia. Theo Điều 172 LDN (2014) thì CTHD nói chung và CTLHD nói riêng có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc LDN (2014) quy định CTHD có tƣ cách pháp nhân đã dẫn đến những tranh luận xoay quanh vấn đề này. Có hai luồng quan điểm trái chiều: (1) Pháp luật không nên trao tƣ cách pháp nhân cho CTHD vì sẽ gây nên mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật; (2) Pháp luật nên trao tƣ cách pháp nhân cho CTHD vì điều này sẽ tạo cho CTHD địa vị pháp lý cần thiết để tham gia rộng rãi vào vào môi trƣờng kinh doanh. Cả hai luồng quan điểm đều có lý khi nhìn nhận vấn đề tƣ cách pháp nhân của CTHD từ nhiều góc độ khác nhau.

Đại diện cho luồng quan điểm thứ nhất, tác giả Bùi Xuân Hải cho rằng những quy định về CTHD đƣợc du nhập từ nƣớc ngồi vào nƣớc ta nhƣng khơng hợp lý về tƣ cách pháp lý của công ty và thành viên. Ở rất nhiều nƣớc, hợp danh đƣợc xem nhƣ một dạng hợp đồng đặc biệt, nó khơng có tƣ cách pháp nhân, khơng phải là chủ thể có thể đi kiện hoặc bị kiện. Tuy nhiên, LDN (2014) gọi hợp danh là “công ty

hợp danh” và trao cho nó tƣ cách pháp nhân trong khi vẫn buộc các TVHD phải

chịu trách nhiệm vô hạn sẽ tạo ra “độ vênh” giữa Luật dân sự và Luật về tổ chức kinh doanh [30, tr.28]. Song, theo tác giả luận án, với quy định tại khoản 3 Điều 87 của BLDS (2015), “Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho

pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác” thì “độ vênh” giữa BLDS (2015) và LDN (2014) đã đƣợc

khắc phục phần nào, bởi theo quy định trên, việc các TVHD chịu trách nhiệm vô hạn đối với cả các nghĩa vụ của CTHD là thuộc trƣờng hợp “pháp luật có quy định

khác”. Mặc dù vậy, với quy định pháp nhân “tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình” tại khoản 1(c) Điều 74 của BLDS (2015) thì sự cơng nhận tƣ cách pháp nhân

cho CTHD của LDN (2014) sẽ khơng xóa bỏ đƣợc mâu thuẫn giữa văn bản pháp luật này và BLDS (2015) do các TVHD vẫn phải chịu trách nhiệm thay cho hợp danh về các nghĩa vụ của nó nếu tài sản của cơng ty khơng đủ. Do đó, Nguyễn Thị Huế trong luận án của mình cũng một mực khẳng định: “Luật Doanh nghiệp (2005)

quy định CTHD có tư cách pháp nhân là khơng phù hợp vì (1) nó mâu thuẫn với BLDS và trái với bản chất của hợp danh và (2) nhiều nước trên thế giới đều quy định CTHD khơng có tư cách pháp nhân” [39, tr.98].

Đại diện cho luồng quan điểm thứ hai, tác giả Nguyễn Thị Yến ủng hộ tinh thần của LDN (2014) là thừa nhận tƣ cách pháp nhân cho CTHD, vì nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơng ty nhân danh mình thiết lập các giao dịch; dùng tài sản của mình để chịu trách nhiệm về các giao dịch mà mình tham gia, là bị đơn, nguyên đơn khi tham gia quan hệ tố tụng... Hơn nữa, việc thừa nhận CTHD là pháp nhân vẫn khiến công ty dễ dàng thiết lập quan hệ với bạn hàng, kể cả với ngân hàng vì đặc trƣng của CTHD là liên kết dựa vào nhân thân và TVHD liên đới chịu trách nhiệm vơ hạn [80, tr.94]. Trong góp ý vào dự thảo LDN (2005), Đỗ Văn Đại cũng lập luận rằng khó có thể chứng minh đƣợc việc thừa nhận tƣ cách pháp nhân cho CTHD là mâu thuẫn với BLDS. Và giả thiết nhƣ điều đó đƣợc chứng minh thì cũng khơng có ảnh hƣởng gì về lý luận pháp lý khi chúng ta thừa nhận tƣ cách pháp nhân của CTHD. BLDS là luật chung cịn LDN là luật chun ngành. Vì vậy, có thể coi việc thừa nhận tƣ cách pháp nhân cho CTHD là một ngoại lệ của BLDS. Hơn nữa,

pháp luật của các nƣớc không công nhận tƣ cách pháp nhân của CTHD đều có những quy định để hợp danh tham gia giao dịch với bên thứ ba và tham gia hoạt động tố tụng. Việc thừa nhận tƣ cách pháp nhân của loại hình cơng ty này cho phép nó có thể kinh doanh những ngành nghề địi hỏi chủ thể kinh doanh phải có tƣ cách pháp nhân [21, tr.53]. Cịn Ngơ Huy Cƣơng viết: “Rõ ràng cơng ty hợp danh cũng

có tên gọi, trụ sở, quốc tịch, sản nghiệp, ý chí và trách nhiệm. Điều đó cho thấy khơng thể quan niệm nó là một cái gì đó khác hơn pháp nhân” [12, tr.26].

Đối với nhà làm luật, ở Việt Nam, việc quy định CTHD có tƣ cách pháp nhân nhƣng các TVHD vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trƣớc đây đã từng xuất hiện. Thật vậy, theo Lê Tài Triển, công ty đồng danh (CTHD) là một pháp nhân, song pháp nhân ấy không tách khỏi cá nhân của hội viên. Trách nhiệm của các hội viên trong công ty đồng danh khơng những là một trách nhiệm bản thân, cịn là một trách nhiệm liên đới, nghĩa là mỗi hội viên có nhiệm vụ phải trả cơng nợ của hội [67, tr.44-45]. Tức là, mặc dù công ty đồng danh là một pháp nhân, trách nhiệm của công ty hỗn đồng với trách nhiệm của các hội viên, các thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới và vô giới hạn về công nợ của công ty.

Nhìn ra thế giới, bên cạnh một số quốc gia nhƣ Vƣơng quốc Anh và những nƣớc trƣớc đây đã từng là thuộc địa của Anh (thí dụ Hồng Kơng) khơng xem hợp danh là pháp nhân, bởi các nƣớc này theo thuyết “aggregate”, hợp danh ở đây khơng có tƣ cách pháp lý độc lập, nó đơn thuần chỉ là một tập hợp các cá nhân đơn lẻ thì nhiều quốc gia khác ở châu Âu (Pháp, Bỉ, Thụy Điển...) ngày nay cũng quy định CTHD nói chung và CTLHD nói riêng là pháp nhân hay nói chính xác hơn là họ đã gắn những đặc tính nhất định của pháp nhân cho CTHD bằng nhiều cách khác nhau nhƣ hợp danh có khả năng khởi kiện và bị kiện, có quyền sở hữu tài sản... nhƣng họ vẫn giữ lại một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hợp danh là thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm vơ hạn đối với các khoản nợ của nó. Có nghĩa “Việc có tư cách pháp nhân khơng đồng nghĩa với việc thành viên của pháp nhân

đó chịu trách nhiệm bằng một phần tài sản” [50]. Thí dụ, theo pháp luật của Tây

Ban Nha, khi CTHD đƣợc đăng ký thì nó sẽ có tƣ cách pháp nhân nhƣng theo Điều 127 BLTM của quốc gia này thì các thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân và liên đới đối với các khoản nợ của hợp danh [99, tr.149]. Tại Bỉ, Điều 2 Luật Cơng ty cũng quy định các CTHD có tƣ cách pháp nhân nhƣng Điều 204 lại quy định các thành viên chịu trách nhiệm cá nhân và liên đới đối với tất cả các nghĩa vụ của hợp danh [85, tr.151]. Có thể nói, tƣ cách pháp nhân sẽ khiến CTHD đạt đƣợc địa vị pháp lý cần thiết để nó có thể tham gia rộng rãi vào môi trƣờng kinh doanh và

cạnh tranh bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Đó chính là liệu pháp cần thiết tạo điều kiện cho loại hình cơng ty này phát triển, thúc đẩy các nhà đầu tƣ lựa chọn mơ hình CTHD làm cơ sở kinh tế cho mình. Thế nhƣng vấn đề là khi cịn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều, cịn có những mâu thuẫn, tranh cãi thì sẽ gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tƣ khi lựa chọn mơ hình hợp danh để kinh doanh hoặc sẽ gây khó khăn trong q trình hoạt động một khi CTHD đƣợc thành lập. Kế nữa, do quy định CTHD có tƣ cách pháp nhân nên một trong những lợi thế lớn vốn có (khoản lợi nhuận thu đƣợc từ quá trình kinh doanh chỉ bị đánh thuế một lần khi phân chia về cho các thành viên) khi thành lập hợp danh theo pháp luật các quốc gia khác trong trƣờng hợp áp dụng vào Việt Nam của nhà đầu tƣ sẽ bị mất; nói cách khác, khoản lợi thuận thu đƣợc từ quá trình kinh doanh theo pháp luật Việt Nam không những sẽ bị đánh thuế ở cấp độ cơng ty mà cịn bị đánh thuế ở cả cấp độ cá nhân các thành viên. Vậy mục đích thu hút các nhà đầu tƣ lựa chọn loại hình doanh nghiệp này liệu có đạt đƣợc khi các nhà làm luật Việt Nam gắn đặc tính tƣ cách pháp nhân vào với CTHD? Ngay ở Hoa Kỳ, khi quy định tƣ cách pháp nhân cho hợp danh, các nhà làm luật ở đây vẫn giữ lại lợi thế trên bằng cách quy định hợp danh khơng phải chịu thuế. Có lẽ ý thức đƣợc việc này mà Văn phịng Chính phủ có Cơng văn số 6066/VPCP-XDPL gửi Bộ Tài chính ngày 23/10/2007 thơng báo ý kiến của Thủ tƣớng Chính phủ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân nêu rõ: “(1) Đồng ý việc

miễn thuế thu nhập cá nhân đối với phần lợi nhuận được chia của TVHD trong công ty hợp danh, sau khi công ty hợp danh đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Tuy nhiên, quan điểm này đã bị phản đối gay gắt [124] và ngày 20/11/2007 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân với quy định TVHD vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Dƣới góc độ so sánh, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên coi CTHD nói chung và CTLHD nói riêng là pháp nhân và buộc nó phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp giống các loại hình doanh nghiệp khác song hành với việc các TVHD vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Ở Philippines, hợp danh cũng là pháp nhân, thành viên của hợp danh đƣợc coi giống nhƣ cổ đông (stockholder), lợi nhuận phân chia cho các thành viên đƣợc xác định giống nhƣ cổ tức (dividend), cho nên bên cạnh việc các thành viên phải chịu thuế thu nhập cá nhân thì bản thân hợp danh cũng phải chịu thuế thu nhập giống các công ty (corporation) [93, tr.189]. Do đó, các hợp danh khơng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL hay không hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác (kiến trúc, kế toán, kỹ sƣ) sẽ phải chịu thuế giống một công ty (corporation) cho dù các thành viên của nó vẫn phải chịu thuế thu nhập

cá nhân. Nhƣng khác với Việt Nam, đối với các hợp danh chuyên nghiệp (professional partnership), tức là những hợp danh do các luật sƣ thành lập thì khơng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 26 của NIRC bởi loại hợp danh này theo pháp luật của Philippines không là thực thể phải chịu thuế; vì vậy, các luật sƣ là thành viên của những hợp danh chuyên nghiệp ở quốc gia này sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản lợi nhuận đƣợc hƣởng nhƣ các thành viên của hợp danh thông thƣờng ở những quốc gia khác.

Việt Nam cũng không phải là quốc gia duy nhất trao cho CTLHD tƣ cách pháp nhân nhƣng vẫn bắt các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các nghĩa vụ của công ty. Thật vậy, theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, tất cả các cơng ty thƣơng mại đều có tƣ cách pháp nhân kể từ khi đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và thƣơng mại [146, Điều L210-6]. Các công ty thƣơng mại bao gồm các CTHD thông thƣờng, CTHD hữu hạn, công ty TNHH và công ty cổ phần [146, Điều L210-1]. Do vậy, CTHD cũng có tƣ cách pháp nhân khi nó đƣợc đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và thƣơng mại. Tuy nhiên, Điều L221-1 BLTM của Pháp lại quy định rằng, các thành viên của CTHD là các thƣơng nhân và chịu trách nhiệm chung vô hạn đối với các khoản nợ của hợp danh. Một loạt các quốc gia khác ở châu Âu đều quy định CTHD sẽ có tƣ cách pháp nhân khi đăng ký hoạt động nhƣ Bỉ, Na uy, Hy Lạp và Thụy Điển. Theo pháp luật Hàn Quốc, khoản 1 Điều 171 BLTM (1962), sửa đổi năm 2001 của quốc gia này khẳng định: “Một công ty là một

pháp nhân”. Thuật ngữ “công ty – company” theo Điều 170 của Bộ luật này bao

gồm: CTHD thông thƣờng, CTHD hữu hạn, công ty cổ phần và công ty TNHH. Do đó, CTHD cũng là pháp nhân. Trong khi khoản 1 Điều 212 lại quy định: “Nếu tài

sản của CTHD khơng đủ để thực hiện các nghĩa vụ của nó thì tất cả các thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân và liên đới thực hiện các nghĩa vụ còn lại.” Nhƣ

vậy, CTHD của Hàn Quốc là pháp nhân nhƣng thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn giống thành viên trong CTHD ở Việt Nam. Tƣơng tự, tại Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều bang xem hợp danh nhƣ là pháp nhân (separate legal entity), nhƣng khác với quan niệm về pháp nhân của các nƣớc theo truyền thống luật lục địa, TVHD trong mơ hình hợp danh ở Hoa Kỳ vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của hợp danh. Thậm chí ngay trong pháp luật của Pháp, “Pháp nhân

cũng khác với khái niệm tương tự trong luật Việt Nam ở chỗ: không nhất thiết phải có chế độ trách nhiệm hữu hạn của các thành viên. Điều đó có nghĩa là các chủ thể hư cấu, có năng lực thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý đều được coi là pháp nhân” [57, tr.37].

Trong pháp luật Việt Nam, khác với công ty TNHH hay công ty cổ phần, quy định về tài sản của CTHD tại Điều 174 LDN (2014) đã thể hiện sự cố gắng của các nhà làm luật trong việc ghi nhận CTHD quyền sở hữu đối với tài sản của chính mình, hay nói cách khác, CTHD cũng là chủ thể của các quyền nhất định và nếu là chủ thể của các quyền thì sẽ là chủ thể của pháp luật, mà đã là chủ thể của pháp luật thì đều đƣợc gọi là “ngƣời”. Theo quan niệm pháp lý, nội hàm của từ “ngƣời” bao gồm cả con ngƣời tự nhiên và còn ngƣời pháp định (còn đƣợc gọi là pháp nhân). Tuy nhiên, đó vẫn là sự cố gắng nửa vời, nó chƣa thể làm rõ tính độc lập về tài sản của hợp danh với tƣ cách là một pháp nhân theo truyền thống luật dân sự Việt Nam. Việc học tập mơ hình CTHD có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật của Hoa Kỳ và một số quốc gia đƣơng đại khác để áp dụng vào Việt Nam, theo tác giả luận án, có lẽ là một sự lựa chọn chƣa thỏa đáng trong bối cảnh truyền thống dân luật Việt Nam về pháp nhân theo trƣờng phái luật lục địa. Hơn nữa, nhiều BLDS của các quốc gia trên thế giới đều không hề đƣa ra các tiêu chí để xác định nhƣ thế nào là một pháp nhân, Thí dụ, khoản 1 Điều 35 BLDS của Hàn Quốc chỉ quy định rằng “Pháp nhân

phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ thiệt hại nào gây ra cho người khác bởi những người điều hành hoặc những người đại diện khi thực hiện nhiệm vụ của họ. Trách nhiệm của pháp nhân khơng giải làm phóng trách nhiệm của chính những người điều hành và những người đại diện đó khỏi những thiệt hại đã gây ra” mà không

nêu khái niệm pháp nhân là gì. Nghĩa là, nếu có thiệt hại xảy ra thì thành viên của pháp nhân vẫn phải chịu trách nhiệm cùng với pháp nhân chứ khơng phải chỉ có pháp nhân mới phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, BLTM của Hàn Quốc quy định các TVHD của CTHD phải chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới đối với các nghĩa vụ tài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật việt nam (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)