Bổ sung thêm hình thức cơng ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật việt nam (Trang 140 - 144)

8 Ở X-cốt-len, phá sản hợp danh đƣợc điều chỉnh bởi Luật Phá sản (195), đạo luật này có quy định về cơ chế

3.2.4. Bổ sung thêm hình thức cơng ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn

Mỗi hệ thống pháp luật đều có những lý do khác nhau cho việc thừa nhận mơ hình CTLHD trách nhiệm hữu hạn. Theo tác giả luận án, nếu pháp luật Việt Nam

ghi nhận mơ hình CTLHD trách nhiệm hữu hạn sẽ có một số thuận lợi sau: (i) Phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; (ii) Tăng cơ hội lựa chọn hình thức đầu tƣ dƣới dạng hợp danh cho các luật sƣ. (iii) Mơ hình kinh doanh này có nhiều ƣu điểm so với các hình thức kinh doanh DVPL khác, đáp ứng đƣợc nguyện vọng của các luật sƣ, làm giảm sự lo lắng của các luật sƣ trƣớc rủi ro về trách nhiệm liên đới đối với hành vi gây thiệt hại của các đồng nghiệp.

Thật vậy, các nhà làm luật của Việt Nam khi xây dựng LDN (2014) đã chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi hệ thống pháp luật về doanh nghiệp của Anh-Mỹ. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, hầu hết các bang đã ban hành Luật Hợp danh trách nhiệm hữu hạn, bởi để bảo vệ các thành viên khơng có lỗi (innocent) trƣớc những hành vi gây thiệt hại của một thành viên khác và đem lại lợi thế đáng kể so với các công ty TNHH, Texas là bang đầu tiên của Hoa Kỳ cho phép thành lập CTHD trách nhiệm hữu hạn vào năm 1991 [126]. Hiện tại có rất nhiều bang cho phép thành lập công ty luật TNHH nhƣng một số bang thì lại khơng để các luật sƣ làm nhƣ vậy mà buộc họ phải thành lập CTLHD trách nhiệm hữu hạn nếu muốn hành nghề, điển hình là bang California [130, tr.6].

Tại Việt Nam, LLS (2012) đã cho phép thành lập CTLHD thông thƣờng và cơng ty luật TNHH thì cũng nên ghi nhận thêm mơ hình CTLHD trách nhiệm hữu hạn bởi chính sự xuất hiện của các cơng ty luật TNHH trong nền kinh tế thị trƣờng là một trong những lý do chủ yếu khiến CTLHD thông thƣờng trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ. Thí dụ, ở Hoa Kỳ, trƣớc đây một trong những ƣu thế lớn của CTLHD thông thƣờng so với công ty luật TNHH là chế độ thuế, tức là hợp danh không bị đánh thuế ở cấp độ thực thể, nhƣng ngày nay, lợi thế này đã khơng cịn nữa khi mà các cơng ty luật TNHH có thể lựa chọn việc chịu thuế giống với một CTLHD thông thƣờng hoặc giống với một công ty cổ phần. Một công ty cổ phần phải chịu thuế thu nhập đối với khoản lợi nhuận thu đƣợc và các cổ đông sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản lợi nhuận đƣợc phân chia với tƣ cách là cổ tức. Nếu một công ty luật TNHH muốn phân chia lợi nhuận cho các thành viên thì có thể nó sẽ muốn đƣợc chịu thuế nhƣ một CTLHD thông thƣờng để tránh phải chịu thuế hai lần giống công ty cổ phần. Nếu công ty luật TNHH không cho biết ý định muốn chịu thuế nhƣ một cơng ty cổ phần thì Sở thuế vụ (IRS) sẽ tự động đánh thuế nó nhƣ một CTLHD thơng thƣờng. Điều này có nghĩa là bản thân cơng ty luật TNHH sẽ không phải chịu thuế, mà giống một hợp danh thông thƣờng, khoản lợi nhuận thu đƣợc sẽ đƣợc chuyển cho các thành viên để họ đóng thuế thu nhập cá nhân đối với phần lợi nhuận đƣợc nhận. Trƣờng hợp các thành viên của công ty luật

TNHH muốn tái đầu tƣ khoản lợi nhuận thu đƣợc vào hoạt động kinh doanh thay vì chia cho các luật sƣ thì có thể họ sẽ thích chịu thuế giống cơng ty cổ phần hơn bởi tỷ lệ thuế thu nhập cơng ty có thể sẽ thấp hơn tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân. Do đó, hình thức CTLHD thơng thƣờng đã dần mất đi tính ƣu việt của nó vì so với cơng ty luật TNHH, lợi thế cịn lại của nó chỉ là thủ tục thành lập đơn giản, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hồ sơ giấy tờ đảm bảo đƣợc tính bí mật hoặc cùng lắm là tâm lý tích cực của khách hàng do họ yên tâm hơn với chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của những ngƣời có trách nhiệm vơ hạn cung cấp nên có thể họ vẫn dành những ƣu ái nhất định cho mơ hình hợp danh này; song, những lợi thế ấy vẫn chƣa làm các nhà đầu tƣ cảm thấy an tồn và có hứng thú khi phải đánh đổi bằng một bất lợi rất lớn đó là chế độ trách nhiệm cá nhân liên đới và vơ hạn. Đó cũng là lý do giải thích vì sao ngày nay rất nhiều quốc gia đã cho phép luật sƣ có thể thành lập các cơng ty luật TNHH để hành nghề (Pháp, Canada, Bỉ, Thái Lan, Đức...). Trƣớc tình hình nhƣ vậy, tác giả luận án cho rằng mơ hình CTLHD trách nhiệm hữu hạn sẽ là giải pháp khả thi cho các nhà cung cấp DVPL ở Việt Nam mà Ban soạn thảo LDN (sửa đổi) trong tƣơng lai nên xem xét.

Mặc dù mô hình CTLHD trách nhiệm hữu hạn theo kiểu của Hoa Kỳ là những hình thức tiên phong có xuất phát điểm là các CTLHD thơng thƣờng, song mơ hình CTLHD trách nhiệm hữu hạn theo kiểu của Anh trong những năm gần đây cũng rất phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Pháp luật của trung tâm tài chính quốc tế Dubai cũng đã thừa nhận mơ hình CTLHD trách nhiệm hữu hạn vào năm 2004, cùng với pháp luật của trung tâm tài chính láng giềng Quatar ghi nhận mơ hình này vào năm 2005... Trong thời kỳ đầu ở các quốc gia nhƣ Anh, Mỹ..., tuyệt đại đa số các công ty luật đƣợc vận hành dƣới hình thức CTLHD thơng thƣờng, một phần là do ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải thành lập dƣới hình thức hợp danh, phần là vì mơ hình này cung cấp cho nhà đầu tƣ một số lợi thế mà các hình thức kinh doanh khác khơng có, chẳng hạn thủ tục thành lập đơn giản, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoản lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh không phải chịu thuế hai lần... Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, để đƣợc hƣởng lợi thế đó, các nhà đầu tƣ phải đánh đổi bằng một cái giá khơng hề nhỏ đó là chế độ chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hợp danh, các luật sƣ không những phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân về hành vi của mình mà cịn phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi gây thiệt hại của các đồng nghiệp, thậm chí họ không hề hay biết về hành vi gây thiệt hại đó. Điều này làm cho các chuyên gia pháp lý đứng trƣớc sự rủi ro rất lớn về mặt tài chính, rất có thể sẽ bị khách kiệt gia sản nếu cơng ty làm ăn thua lỗ,

chính vì thế, họ cảm thấy e ngại khi lựa chọn mơ hình hợp danh thơng thƣờng để hành nghề, đây cũng là lý do cho thấy hiện nay trên thế giới, hình thức hợp danh này khơng cịn đƣợc ƣa chuộng bởi các luật sƣ nhƣ thuở ban đầu nữa. Ngày càng có nhiều chuyên gia pháp lý từ bỏ hình thức hợp danh thông thƣờng để đến với mơ hình cơng ty luật TNHH hoặc CTLHD trách nhiệm hữu hạn.

Ở Đức, vì pháp luật khơng xem hoạt động của những ngƣời hành nghề “tự do” nhƣ luật sƣ là hoạt động thƣơng mại nên các luật sƣ không đƣợc đăng ký hoạt động dƣới hình thức hợp danh thƣơng mại mà phải hoạt động dƣới hình thức hợp danh dân sự nhƣng vì hợp danh dân sự mang lại rủi ro tiềm ẩn quá lớn cho các nhà đầu tƣ (chế độ trách nhiệm vơ hạn, khơng có tƣ cách pháp nhân...) nên các luật sƣ cũng không mấy hứng thú khi phải chọn mơ hình này. Do vậy, để tạo điều kiện cho hoạt động cung cấp DVPL của những ngƣời này đƣợc tiến hành một cách thuận lợi, Đức đã ban hành Luật Hợp danh ngày 25/06/1994, sửa đổi năm 1998, trong đó quy định một loại hình hợp danh mới để các luật sƣ có thể thành lập hoạt động, đó là các hợp danh phi thƣơng mại (non – trading parnership) [100]. Có tài liệu gọi đây là các CTHD chuyên nghiệp (professional partnership) [85, tr.27]. Các hợp danh phi thƣơng mại của Đức về hình thức và mục đích cũng giống với mơ hình hợp danh TNHH của các nƣớc khác nhƣ Anh, Mỹ... Nó ra đời nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của những ngƣời hoạt động nghề nghiệp (luật sƣ, kế toán viên...) ở các công ty lớn đang phải đối mặt với chế độ trách nhiệm liên đới ngày càng cao do hành vi gây thiệt hại của các đồng nghiệp [85, tr.37]. Ở Anh, luật sƣ đƣợc chia thành hai loại là luật sƣ tƣ vấn (solicitor) và luật sƣ tranh tụng (barrister), trong đó, các luật sƣ tranh tụng bị cấm thành lập CTHD, chỉ các luật sƣ tƣ vấn mới đƣợc thành lập mơ hình kinh doanh này, thế nhƣng các luật sƣ tƣ vấn lại không đƣợc phép thành lập các loại công ty khác; cho nên, xu hƣớng chủ yếu của họ cũng là thành lập CTLHD trách nhiệm hữu hạn để hoạt động [120, tr.11]. Còn ở Trung Quốc, sau lần sửa đổi Luật CTHD năm 2006, cũng đã quy định bổ sung hình thức CTHD thông thƣờng đặc biệt (special general partnership). Bản chất của hình thức CTHD này khơng khác gì so với loại hình hợp danh TNHH của Hoa Kỳ, nó đƣợc sinh ra chủ yếu là nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ hoạt động trong những lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù và pháp luật điều chỉnh mơ hình hợp danh này cũng dựa chủ yếu vào khung pháp luật về hợp danh thơng thƣờng nói chung [109, tr.5]. Tại Điều 14 LLS (1996) đƣợc sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 của nƣớc này đã chỉ rõ các luật sƣ có thể hành nghề dƣới hình thức CTHD thơng thƣờng hoặc CTHD thông thƣờng đặc biệt.

Mặc dù không phải hệ thống pháp luật nào cũng cho phép các luật sƣ thành lập CTLHD trách nhiệm hữu hạn, một số ít các quốc gia, Thí dụ Nhật Bản, cấm các luật sƣ hoạt động dƣới hình thức này vì theo quan niệm của ngƣời Nhật, nghề luật sƣ địi hỏi phải kinh doanh dƣới hình thức của một thực thể có trách nhiệm vơ hạn [120, tr.11]. Tuy vậy, pháp luật của hầu hết các nƣớc đều cho phép thành lập CTLHD trách nhiệm hữu hạn, còn LLS (2012) chỉ cho phép thành lập CTLHD thông thƣờng, tức là với ít nhất hai (02) luật sƣ là TVHD là đã hạn chế hình thức pháp lý của mơ hình kinh doanh này. Thiết nghĩ, trƣớc yêu cầu hội nhập, để phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, việc thừa nhận thêm các biến thể khác của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL là cần thiết. Điều đó vừa tạo thuận lợi cho các luật sƣ có nhiều sự lựa chọn hình thức đầu tƣ phù hợp, lại vừa thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng DVPL ở Việt Nam. Bởi CTLHD trách nhiệm hữu hạn có những lợi thế giống các CTLHD hữu hạn, cộng với sự thuận lợi là các thành viên có thể chủ động tham gia quản lý hoạt động kinh doanh một cách trực tiếp mà không phải chịu trách nhiệm trƣớc hành vi gây thiệt hại của các thành viên khác vƣợt quá số vốn đã đầu tƣ vào công ty giống trong công ty luật TNHH. Ngồi ra, mơ hình CTLHD trách nhiệm hữu hạn, xét trên nhiều phƣơng diện, cũng rất phù hợp với các chuyên gia pháp lý nói chung và các luật sƣ nói riêng bởi vì nó trao cho các thành viên cơ hội nhƣ nhau trong việc trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh nhƣng vẫn đƣợc hƣởng chế độ trách nhiệm hữu hạn trừ khi hành vi gây thiệt hại là hành vi của chính bản thân thành viên đó thì họ mới phải chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn, cơ cấu tổ chức linh hoạt, các thành viên có thể tham gia hoặc rút khỏi mà công ty không bị giải thể... Để hạn chế bớt rủi ro của chế độ trách nhiệm vơ hạn cũng nhƣ duy trì những lợi thế nhất định đối với cơng ty luật TNHH thì hình thức CTLHD trách nhiệm hữu hạn sẽ là một trong những sự lựa chọn tốt nhất đối với các chuyên gia pháp lý của chúng ta trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật việt nam (Trang 140 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)