8 Ở X-cốt-len, phá sản hợp danh đƣợc điều chỉnh bởi Luật Phá sản (195), đạo luật này có quy định về cơ chế
3.2.6. Cần có sự thống nhất về vấn đề giải thể đối với công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý
hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý
Đối với vấn đề giải thể, LLS (2012) khơng quy định điều kiện và trình tự, thủ tục giải thể đối với CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL nên sẽ áp dụng các quy định của LDN (2014) với tƣ cách là luật chung. Khoản 1(b) Điều 201 LDN (2014) quy định CTHD bị giải thể theo quyết định của tất cả các TVHD, tức là CTHD muốn giải thể tự nguyện thì cần phải đạt đƣợc sự tán thành của tất cả các TVHD theo nguyên tắc nhất trí. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 177 LDN (2014) về quyền quyết định các vấn đề quan trọng của HĐTV lại có quy định khác, đó là quyết định giải thể CTHD chỉ cần ít nhất ba phần tƣ (3/4) tổng số
TVHD chấp thuận. Nhƣ vậy, hai điều luật quy định về cùng một vấn đề nhƣng lại mâu thuẫn nhau. Vậy thì CTHD nói chung và CTLHD nói riêng bị giải thể khi có sự đồng ý của ba phần tƣ (3/4) số TVHD hay phải có sự nhất trí của tất cả các TVHD? Tác giả luận án cho rằng LDN (2014) nên quy định theo hƣớng CTHD sẽ bị giải thể khi có ít nhất ba phần tƣ (3/4) số TVHD nhất trí bởi vì tỷ lệ đó cũng là khá lớn rồi, không nên cố duy trì một cơng ty khi mà đa số TVHD khơng muốn tiếp tục kinh doanh trong đó nữa.
Đối với trƣờng hợp giải thể theo quyết định của tòa án mà CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL phải thực hiện trên tinh thần của Điều 203 LDN (2014) cũng phải làm rõ. Hiện nay chƣa có văn bản hƣớng dẫn tịa án sẽ giải thể công ty trong những trƣờng hợp nào. Mặc dù Bộ luật Hình sự (2015) đã có quy định xử lý đối với pháp nhân thƣơng mại tại Điều 79 nhƣng theo quy định này thì tịa án chỉ có thẩm quyền tuyên bố đình chỉ đối với hoạt động của công ty mà khơng có thẩm quyền giải thể cơng ty. Pháp luật nhiều nƣớc cũng cho phép tòa án ra quyết định giải thể công ty trong một số trƣờng hợp nhất định nhƣng họ xác định rõ các trƣờng hợp cơng ty bị tịa án ra quyết định giải thể. Thí dụ, theo pháp luật của Hoa Kỳ, tịa án có quyền ra quyết định giải thể công ty khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định nhƣ khi có bằng chứng rõ ràng rằng sự tồn tại của công ty là thiếu tính thực tế (hoạt động kinh doanh nếu tiếp tục đƣợc tiến hành thì chắc chắn cơng ty sẽ bị thua lỗ) [159, Điều 801]. Cịn ở Anh khi có các căn cứ tại Điều 35 Luật Hợp danh (1890) sửa đổi năm 2002 thì tịa án cũng ra quyết định giải thể cơng ty. Những trƣờng hợp đó là: khi một thành viên bị mất trí; khi có thành viên khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng hợp danh; có thành viên có lỗi trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh, theo quan điểm của tịa án, có ảnh hƣởng khơng tốt đến việc tiến hành hoạt động kinh doanh; khi một thành viên liên tục vi phạm hợp đồng hợp danh khiến hoặc có hành vi khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của hợp danh khiến cho các thành viên khác không thể tiếp tục kinh doanh trong hợp danh với thành viên đó; khi hoạt động kinh doanh của hợp danh nếu đƣợc tiến hành thì sẽ bị thua lỗ; và bất cứ trƣờng hợp nào phát sinh mà tòa án thấy việc giải thể là cần thiết. Do đó, pháp luật Việt Nam cần nghiên cứu sửa đổi theo hƣớng khi tòa án hủy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cơng ty phải thực hiện thủ tục giải thể, cịn nếu vẫn để tịa án có thẩm quyền quyết định giải thể cơng ty thì phải có hƣớng dẫn trong những trƣờng hợp nào thì tịa án đƣợc làm nhƣ vậy.