7. Bố cục đề tài
3.3. nghĩa văn hóa của tập tục uống rượu bằng thìa
Phong tục uống rượu thìa là nét văn hố đẹp trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Nùng An, thể hiện quan niệm của họ về truyền thống văn hóa, phong tục đặc sắc. Trong tâm thức của người Nùng An, những gì thuộc về truyền thống ln chiếm giữ một vị trí đặc biệt. Tuy nay sống trong một xã hội đã có nhiều sự đổi thay, văn minh hơn xưa nhưng tục lệ uống rượu bằng thìa vẫn được người Nùng An duy trì trong các hoạt động tín ngưỡng tâm linh. Điều này phản ánh tinh thần giữ gìn và phát huy truyền thống của người Nùng An thật đáng q. Cuộc sống khơng cịn vất vả như xưa, điều kiện sinh hoạt cũng đã tốt hơn nhiều, ly chén đã chiếm vị trí của những chiếc thìa, bình chai đã thay thế dần cho những chiếc bát lớn nhưng hình ảnh một chiếc bát to cùng ba đến năm chiếc thìa trên bàn thờ gia tiên vào những ngày lễ của gia đình vẫn là một hình ảnh quen thuộc thường thấy trong các bản làng người Nùng An.
Tục uống rượu bằng thìa phản ánh tính cộng đồng, làng xã, biểu hiện tinh thần đồn kết, hoà hợp trong sinh hoạt, trong sản xuất và trong hoạt động xã hội của cộng đồng người Nùng An. Từ những truyền thuyết dân gian cho đến cuộc
sống thực hàng ngày đều là những minh chứng tiêu biểu cho lối sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Nùng An nói riêng – lối sống cộng đồng. Nét sinh hoạt văn hóa này đã có từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay và theo lẽ tự nhiên, tục uống rượu bằng thìa cũng mang đậm sắc thái tính cộng đồng dân tộc. Trong bản người Nùng An, hễ gia đình họ mạc nào có đám giỗ, đám lễ là họ lại cùng nhau sửa soạn, chuẩn bị chu đáo như chính cơng việc của gia đình mình vậy, và uống rượu bằng thìa cũng khơng nằm ngồi sự chuẩn bị ấy. Cuộc sống khốn khó của người dân nghèo vùng rẻo cao đâu có gì nhiều, họ chỉ có vài vị rượu hơi hổi, chút món ăn rau rừng đạm bạc nhưng họ cũng đem đến góp vui với gia chủ bằng tất cả sự chân thành, quý mến. Rồi khi trong nhà có khách từ xa đến thăm, anh em bạn bè làng xóm lại cùng đến chia vui, tâm tình bất kể thân sơ. Hình ảnh chiếc bát lớn ở giữa mâm trong có chứa rượu cùng những chiếc thìa là một hình ảnh thể hiện rõ nét nhất cho tập tính sinh hoạt cộng đồng của người Nùng An. Khi đã vào cuộc rượu, mọi người đều được bình đẳng, đều dùng chung một bát rượu và thậm chí cùng dùng chung nhau một chiếc thìa. Người Nùng An là vậy, họ sống không bon chen, không cầu kì kiểu cách mà họ sống thật với cái tấm lịng trong trẻo, hồn hậu của mình. Nhà ai có việc, họ cùng giúp, cộng đồng có hội, họ chung tay. Cái tâm, cái lịng nhiệt thành ấy khơng màu mè nhưng khơng phải là duy chỉ có “một màu”, đó là điều mà khơng phải dân tộc thiểu số nào cũng có được.
Uống rượu bằng thìa cịn cho thấy sự thích nghi với mơi trường tự nhiên của con người nơi đây. Từ những vật dụng rất đỗi bình thường trong cuộc sống hàng ngày của mình, những cái bát tơ to những chiếc thìa sứ trắng đã được người Nùng An sử dụng và làm nên tục uống rượu bằng thìa – một đặc sản độc đáo riêng có của đồng bào Nùng An. Trước đây, cuộc sống nghèo lam lũ không cho phép họ được tiếp cận với thế giới văn minh của ly chén, của bình tửu. Xuất phát từ chính sự thuận tiện của các vật dụng trong gia đình, họ sáng tạo nên một cách “thưởng thức” mà cho đến nay đã trở thành một tục lệ độc đáo của dân tộc mình.
Uống rượu bằng thìa khơng chỉ giúp mọi người xích lại gần nhau, tình cảm thêm mặn nồng, xua tan mọi nỗi u buồn mà cịn là cầu nối giao lưu văn hóa, tình cảm giữa các dân tộc vùng cao. Nhận định này được đưa ra trên cơ sở phân tích các hành động trao và gửi giữa những người trong cuộc uống rượu bằng thìa. Chỉ đơn giản là trao và nhận nhưng sau mỗi hành động ấy lại chất chứa cả tâm tình của con người. Người Nùng An tuy mộc mạc, giản đơn mà lại tinh tế sâu sắc. Mỗi thìa rượu trao đi bao hàm sự tơn trọng, chân thành và mỗi thìa rượu nhận về chất chứa những cảm xúc, nỗi niềm. Đi cùng với mỗi thìa rượu là những câu “thơ lẩu”, những điệu hèo fưn dìu dặt đong đầy cảm xúc. Liệu có thể từ chối trước những lời mời đầy tinh tế như thế này chăng:
Điếp căn căm chẻn lẩu mà dèn Khần nẳng sloong mừ pen á nẻ
Tạm dịch là:
Thương nhau mời chén rượu này Được mời xin ngửa hai tay nhận liền.
Khơng ồn ào, náo nhiệt như trị chơi Lày cỏ, khơng phóng khống, vồn vã như cuộc rượu của người Mơng, uống rượu bằng thìa của người Nùng An diễn ra trong bầu khơng khí nhẹ nhàng, thân tình và cởi mở. Lớp người trên kể cho con cháu nghe truyền thống của gia đình họ mạc, lứa thanh niên gửi trao những thơng điệp yêu thương. Cứ như vậy cho đến khi miệng đã cay lịng đã ấm, những tình cảm tốt đẹp đã và đang được bồi tụ dần trong lớp lớp các thế hệ Nùng An hôm nay và mai sau.
Uống rượu bằng thìa cũng là dịp để mọi người bỏ qua những lỗi lầm trước kia cùng bón rượu cho nhau uống để tình cảm mỗi người càng thêm khăng khít, gắn bó
Tiểu kết
Tục uống rượu bằng thìa khơng chỉ diễn ra trong đời sống hàng ngày mà còn hiện diện trong lễ hội, đình đám. Nó khơng chỉ đơn thuần là một thói quen của người dân mà cịn trở thành một nghi thức, một nét văn hóa đặc sắc. Tục uống rượu bằng thìa khơng chỉ tạo nên sự độc đáo riêng có trong văn hóa rượu của người Nùng An mà cịn thể hiện được sự hiếu khách, thân tình của con người nơi đây.
CHƯƠNG 4
VĂN HĨA RƯỢU CỦA NGƯỜI NÙNG AN - ĐƠI ĐIỀU SUY NGẪM