7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI
1.2.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là chính sách an sinh xã hội quan trọng, tác động sâu rộng đến nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối tượng có thu nhập thấp. Việc giải quyết thỏa đáng chính sách này là yêu cầu đặt ra hàng đầu đối với các cơ quan quản lý nhà nước và được quy định cụ thể trong các Luật, Nghị định và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Tuy nhiên, q trình triển khai thực tế khơng tránh khỏi việc phát sinh khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến quá trình đầu tư và quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau đầu tư. Trong giai đoạn đầu tư nếu phát sinh khiếu nại, tố cáo (xây dựng sai mục đích, thiết kế, hồn thành khơng đúng tiến độ…) Nhà nước sẽ tổ chức kiểm tra, rà sốt để đưa ra những biện pháp hành chính buộc chủ đầu tư dự án phải thực hiện, khắc phục hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Hàng năm, thơng qua kết quả công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất), giải quyết khiếu nại, tố cáo để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp thực tế.
1.2.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phát triển nhà ởxã hộixã hội xã hội
1.2.5.1. Chính sách, pháp luật về nhà ở xã hội
Chính sách, pháp luật về nhà ở xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác phát triển nhà ở xã hội trong từng giai đoạn, hành lang pháp lý thuận lợi sẽ khuyến khích, rút ngắn tiến độ đầu tư xây dựng hoàn thành nhà ở xã hội, góp phần hỗ trợ khó khăn về nhà ở và đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp. Chính sách, pháp luật phù hợp
cũng đồng thời tạo nên sự tin tưởng, hài hịa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Ngược lại, chính sách, pháp luật xa rời thực tiễn, chồng chéo sẽ gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển nhà ở xã hội nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
1.2.5.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Định hướng phát triển của mỗi địa phương được cụ thể hóa trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn trung hạn và dài hạn. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa mà địa phương xác định số lượng, loại hình nhà ở xã hội cần phát triển, ví dụ khu vực đô thị phát triển với quỹ đất hạn hẹp Nhà nước chỉ cho phép đầu tư xây dựng chung cư nhà ở xã hội, hoặc khu vực nhiều khu công nghiệp, trường đại học thì nhà ở xã hội cho thuê sẽ được ưu tiên phát triển…
1.2.5.3. Nhu cầu nhà ở xã hội
Nhu cầu nhà ở xã hội được xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế về nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn một tỉnh hoặc thành phố, được xác định căn cứ trên số liệu điều tra dân số và nhà ở của địa phương đó và tổng hợp nhu cầu đối với từng nhóm đối tượng cụ thể (như: công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp; sinh viên học tập trong các trường đại học, cao đẳng…), đồng thời nhu cầu nhà ở xã hội cũng được dự báo cho 5 – 10 năm để Nhà nước xây dựng quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và quỹ đất đáp ứng nhu cầu cho cả giai đoạn đó.
1.2.5.4. Khả năng đáp ứng nhà ở xã hội
Khả năng đáp ứng nhà ở xã hội là việc đánh giá tính khả thi trong tổ chức triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhằm đáp ứng toàn bộ hoặc một phần nhu cầu nhà ở xã hội của một địa phương trong một giai đoạn nhất định. Khả năng đáp ứng được xem xét qua hai yếu tố sau:
- Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đang và sắp triển khai: Các dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư hoặc trong giai đoạn đầu tư xây dựng
cơng trình được đánh giá tính khả thi trong cơng tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, đất đai… để đưa vào danh mục dự án và kết quả phát triển nhà ở dự kiến đạt được theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở. Đây là dữ liệu tương đối chắc chắn để đánh giá khả năng đáp ứng nhà ở xã hội trong giai đoạn 5 năm theo kế hoạch (do thời gian triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ở thường kéo dài nhiều năm).
- Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội: Theo quy định của pháp luật nhà ở, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội được xác định cụ thể khi Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đơ thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp. Các quỹ đất này được Nhà nước giao, cho thuê để xây dựng nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải dành diện tích đất trong dự án đó để xây dựng nhà ở xã hội, hoặc đất ở hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân dùng để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định [12; tr. 28]. Nhà nước quản lý quỹ đất này để đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, việc chuyển đổi mục đích sử dụng các khu đất này phải được cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Nhà ở) chấp thuận theo quy định, đồng thời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bố trí quỹ đất khác phù hợp trên địa bàn để phát triển nhà ở xã hội.
1.2.5.5. Chỉ tiêu pháp triển nhà ở xã hội
Chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội là mục tiêu cần đạt được (triển khai đầu tư xây dựng hoặc hoàn thành), thơng thường là tổng diện tích sàn nhà ở xã hội, trên địa bàn tỉnh, thành phố trong một giai đoạn nhất định. Nhà nước xác định chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội dựa trên nhu cầu đối với nhà ở xã hội trên cả nước hoặc trên địa bàn một tỉnh, thành phố cụ thể, và khả năng đáp ứng về nhà ở xã hội (các dự án đầu tư đang và sẽ triển khai) để đảm bảo tính khả thi và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các chỉ tiêu này theo quy định phải được tổng hợp, sơ kết hàng năm và tổng kết theo 5 năm để đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp (pháp luật, quy hoạch, đất đai, đầu tư…) và kiến nghị, đề xuất điều chỉnh cho phù hợp thực tế, làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở (bao gồm nhà ở xã hội) cho giai đoạn tiếp theo.