BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 70 - 74)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Mục tiêu phát triển nhà ở xã hội mang tính dự báo, định hướng trong khi công tác xây dựng và triển khai thực tế là nhiệm vụ mới, khó, thực tiễn phát sinh nhiều thách thức, do đó rất khó để đánh giá hết các tác động tiêu cực ảnh hưởng trong quá trình thực hiện, thực tế chưa đạt mục tiêu ban đầu kế hoạch đã đề ra.

Phát triển nhà ở xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc tạo lập quỹ đất, cơ chế chính sách thu hút đầu tư tạo lập quỹ nhà ở xã hội, chế tài xử lý vi phạm, nguồn vốn đầu tư và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, tính chủ động, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực ở địa phương và chủ đầu tư dự án; đồng thời cần có giải pháp đồng bộ, hiệu quả để kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời giải quyết các tồn tại, hạn chế và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Công tác quản lý nhà nước đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chưa thực sự hiệu quả, chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong cơng tác giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cư. Công tác thanh tra, kiểm tra mặc dù đã được chú trọng và tăng cường, tuy nhiên việc thực hiện chưa được thường xuyên, liên tục và vẫn cịn tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.

Do đó, Thành phố cần tiếp tục phát huy tính quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tạo lập quỹ đất sạch để đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dành nguồn vốn thích đáng, hợp lý, linh hoạt trong việc tạo lập quỹ nhà, nhất là đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, cho

thuê mua, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII đã đề ra, tăng cường công tác an sinh xã hội và cải thiện, hỗ trợ về nhà ở cho người dân Thủ đơ theo mục tiêu của Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 19/6/2014; đồng thời cần bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng thống nhất trên toàn địa bàn Thành phố tạo sức hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư tham gia xã hội hóa phát triển nhà ở xã hội, đảm bảo mục tiêu theo Kế hoạch 5 năm tới.

Tiểu kết Chương 2

Với điều kiện tự nhiên – xã hội và vai trị là Thủ đơ của cả nước, Hà Nội đã xác định các mục tiêu cụ thể phát triển nhà ở xã hội trong các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố, theo đó trong giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố phấn đấu phát triển khoảng 6,22 triệu m2 sàn nhà ở xã hội và đề ra các nhóm giải pháp để hồn thành mục tiêu nêu trên, bao gồm giải pháp về quy hoạch, đất đai, nguồn lực, tổ chức thực hiện và công tác tuyên truyền; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các Sở, Ban, ngành Thành phố trong việc tổ chức hiện các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã đề ra trong Kế hoạch.

Bộ máy quản lý nhà nước về nhà ở xã hội nước ta hiện nay được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương, theo đó cơng tác phát triển nhà ở xã hội vừa được quản lý theo ngành, lĩnh vực (Bộ/Sở quản lý chuyên ngành về đầu tư, xây dựng, đất đai, tài chính), vừa được quản lý theo lãnh thổ (thuộc địa bàn quản lý của một tỉnh/huyện hoặc từ hai tỉnh/huyện trở lên), gắn với thẩm quyền cụ thể của từng Bộ/ngành/Sở.

Kết quả phát triển nhà ở thành phố Hà Nội trong 5 năm vừa qua được nhìn nhận chưa đạt được mục tiêu đã đề ra tại kế hoạch (đạt khoảng 26,24%), tỷ lệ nhà ở cho thuê tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chưa đáp ứng theo mục tiêu chương trình (16% so với 30%); nguồn tiền thu được từ các chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ phát triển nhà ở thơng qua hình thức nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% chưa được sử dụng để tái đầu tư tạo lập quỹ nhà ở xã hội cho Thành phố.

Về thực trạng công tác quản lý nhà nước về nhà ở xã hội, Thành phố đã xác định phát triển nhà ở xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, triển khai nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng

nhà ở xã hội, đồng thời yêu cầu cao hơn đối với chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đơ thị có quy mơ sử dụng đất từ 10ha trở lên phải giành 25% tổng diện tích đất ở để phát triển nhà ở xã hội (cao hơn cả nước theo quy định là 20%), ban hành mẫu thiết kế nhà ở xã hội và cung cấp miễn phí cho chủ đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, cơ bản đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân, nâng cao điều kiện, chất lượng sống cho người dân. Tuy nhiên, kết quả đạt được khiêm tốn nêu trên có một số tồn tại, hạn chế xuất phát từ việc quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội chưa đồng đều trên địa bàn Thành phố, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội hạn chế, chưa có quy định cụ thể hướng dẫn sử dụng nguồn tiền thu được từ giá trị quỹ đất 20%...; Thành phố đã nhận diện được các nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại, hạn chế nêu trên, để từ đó định hình mục tiêu, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Thành phố giai đoạn 5 năm tới trong Chương 3 của Luận văn này.

Chương 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w