U 17t1 + 2Ĩt 2+ +u n7tn
6.5.3. Công nghệ vận tải đất đá và quặng
Trong điều kiện địa hình và thời tiết khí hậu nước ta, thì việc vận tải đất đá và khống sản trên các mỏ lộ thiên được thực hiện bằng ôtô là hợp lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể có thể kết hợp thêm với các hình thức vận tải khác như băng tải, trục tải, đường sắt,...khi chiều cao nâng tải quá lớn (chiều sâu mỏ 500-600 m), khi cung độ vận tải xa,... Việc lựa chọn ô tô được căn cứ vào 2 yếu tố chính là dung tích gàu xúc và cung độ vận tải. Sử dụng các loại ơ tơ có tải trọng lớn (để phù hợp với dung tích gàu xúc) là xu thế tất yếu của các mỏ lô thiên lớn và vừa.
6.6. Kết luận chung
Thế kỷ XX, đặc biệt là ở nửa cuối và đầu thế kỷ XXI, cơng nghiệp mỏ nói chung và cơng nghiệp khai thác lộ thiên thế giới nói riêng đã có một bước phát triển vĩ đại, ngang tầm với sự phát triển đồng bộ của các ngành công nghiệp khác của thế giới như cơ khí, điện và điện tử, hố, điều khiển học và tin học, tư động hố,... Sự phát triển đó đã tạo tiền đề và là cơ sở để thúc đẩy nền công nghiệp khai thác mỏ ở các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam, có những bước tiến dài trên con đường hội nhập.
Tiếp thu có chọn lọc, kế thừa và vận dụng, sáng tạo và cải tiến để phù họp với điều kiện tự nhiên và kỹ thuật của mình - đó là tất cả những gì mà ngành Khai thác lộ thiên Việt Nam đã phấn đấu không mệt mỏi trong hơn nửa thế kỷ qua để có thể làm chủ được cơng nghệ của mình trong điều kiện các mỏ ngày càng xuống sâu (-160 m đến -220 m và có thể tới -350 m), địa chất và địa chất thuỷ văn phức tạp, đất đá cứng - phải làm tơi sơ bộ, hệ số bóc ngày càng cao (có thể tới 14-15 m3/tấn đối với than), khối lượng thoát nước hàng năm của các mỏ ngày càng lớn (8-12 triệu m3/năm, thậm chí có thể tới hàng trăm triệu m3/năm như mỏ sắt Thạch Khê),... đã có trong tay một dàn thiết bị đồng bộ và hiện đại ngang tầm thế giới và khu vực, đã đáp ứng được nhu cầu sản lượng của nền kinh tế quốc dân với số lượng và chất lượng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo được công ăn việc làm cho hơn 80 ngàn lao động, đã đóng góp vào GDP của cả nước hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố, để ngành KTLT tiếp tục phát triển bền vững và đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về nguyên, nhiên, vật liệu khống sản cho nền kinh tế quốc dân thì vấn đề đổi mới cơng nghệ - thiết bị, tăng cường đầu tư chiều sâu (cả
về phương tiện, trang thiết bị lẫn con người) nhằm từng bước hạ thấp giá thành, tăng năng suất lao động, mở rộng và duy trì sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm,... là vấn đề cốt lõi.
Mặt khác cần nhận thức đầy đủ hơn - tài ngun khống sản là loại tài ngun khơng tái tạo được, trữ lượng của một số loại nào đó dù có dồi dào nhưng vẫn là hữu hạn. Nên việc khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm chúng là trách nhiệm của mọi người đối với thế hệ mai sau.
Một yêu cầu nữa đang là vấn đề thời sự, có tính bức bách, đó là u cầu về bảo vệ mơi trường đối với hoạt động khống sản nói chung và KTLT nói riêng. Hoạt động KTLT đã chiếm dụng một diện tích lớn đất đai để mở khai trường, làm bãi thải và xây dựng các cơng
trình phụ trợ, hàng nãm phát thải vào môi trường hàng trăm triệu m3 đất đá thải, hàng chục ngàn tấn khí thải độc hại, làm ơ nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm,...gây những tác hại nghiêm trọng tới môi trường. Do vậy đi đôi với phát triển sản xuất, việc áp dụng những giải pháp khoa học công nghệ nhằm ngăn chặn, hạn chế và khắc phục các tác động tiêu cực của KTLT đối với mơi trường là một trong những tiêu chí để ngành KTLT có thể hội nhập