Xác định sản lượng mỏ lộ thiên theo các yếu tô kinh tế

Một phần của tài liệu nhung-congn-ghe-tien-tien-trong-ktm-lt (Trang 88 - 89)

U 17t1 + 2Ĩt 2+ +u n7tn

5.3.3. Xác định sản lượng mỏ lộ thiên theo các yếu tô kinh tế

Khi xác định sản lượng mỏ lộ thiên cần phải quan tâm đến các yếu tố kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình tồn tại của mỏ.

Sản lượng tối đa có thể của mỏ lộ thiên được xác định trên cơ sở các yếu tố kỹ thuật không phải bao giờ cũng là sản lượng hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mỏ, vì có thể xảy ra các trường họp sau:

- Chi phí kiến thiết cơ bản quá lớn, không phù hợp với khả nâng kinh té của mỏ;

- Tuổi, thọ của mỏ không phù hợp với tuổi thọ của các thiết bị và các cơng trình,... dẫn đến khấu hao chưa hết, gây lãng phí về vốn và nguyên vật liệu, hoặc phải nâng cao tỷ lệ khấu hao cơ bản làm tăng giá thành sản phẩm;

- Xét về mặt phát triển công nghiệp của khu vực, của ngành và nhu cầu về loại khống sản khai thác có thể sản lượng đó là khơng phù hợp.

a. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư cơ bản

Thời hạn thu hồi vốn đầu tư cơ bản có ảnh hưởng tới tỷ lệ khấu hao cơ bản trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn thu hồi vốn cho đầu tư xây dựng một mỏ nào đó khơng thể lớn hơn tuổi thọ của mỏ đó được.

Nếu gọi Q là trữ lượng khoáng sản trong phạm vi khai trường, Aq là sản lượng khai thác hàng năm thì thời hạn thu hồi vốn đầu tư cơ bản Tv trong trường hợp tối đa được xác định bằng biểu thức sau:

T = Q, năm (5.23)

Aq q

Tuy nhiên, không thể dùng thời hạn thu hồi vốn Tv để làm chỉ tiêu xác định sản lượng mỏ lộ thiên vì nó chưa kể đầy đủ đến các sự ảnh hướng của các yếu tố kinh tế khác.

b. Suất đầu tư cơ bản

Suất đầu tư cơ bản là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của một mỏ đang thiết kế để đưa vào khai thác. Thực tế cho thấy, suất đầu tư cơ bản (vốn đầu tư cơ bản phân bổ cho một đơn vị sản lượng hàng năm của mỏ) sẽ giảm xuống khi sản lượng mỏ tăng

lên và được xác định qua biểu thức sau:

K = a + , đ/tấn (5.24)

Am

Trong đó : a - Phần chi phí cố định khơng phụ thuộc vào sản lượng mỏ ; Ịì - phần chi phí phụ thuộc vào sản lượng mỏ, xác định theo điều kiện cụ thể của mỏ; Am- sản lượng mỏ tính theo khối lượng mỏ, tấn/năm.

c. Năng suất lao động

Sản lượng mỏ lộ thiên càng lớn thì càng có điều kiện để cơ giới hóa đồng bộ cao, sử dụng được các thiết bị cỡ lớn, hợp lý hóa được dây chuyền sản xuất, cải thiện được điều kiện làm việc cho công nhân, dẫn đến nâng cao được năng suất lao động của mỏ.

Biểu thức tổng quát giữa năng suất lao động với sản lượng mỏ lộ thiên được viết như sau:

P = a + b.Am , tấn/người - ca. (5.25)

Trong đó: a, b - Hệ số phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mỏ; Am- sản lượng mỏ tính theo khối lượng mỏ, tấn/năm.

d. Giá thành sản phẩm

Cơ cấu giá thành sản phẩm của mỏ lộ thiên bao gồm 2 bộ phận: chi phí khấu hao cơ bản và chi phí sản xuất thường xun (bao gồm các chi phí khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận tải, thải đá, thoát nước thường xuyên, tiểu tu bảo dưỡng tài sản cố định và các chi phí tạp dịch khác trong mỏ).

Biểu thức tổng quát xác định giá thành toàn bộ của 1 tấn khối lượng mỏ có thể viết như sau:

C

m = «1 Am + «2 + «3 , đ/tấn

m

Trong đó, số hạng thứ nhất tỷ lệ thuận với sản lượng mỏ, bao gồm khấu hao các cơng trình và xây dựng cơ bản. Khi tính tốn khấu hao theo định mức trung bình thì số hạng này bị triệt tiêu. Số hạng thứ 2 tỷ lệ nghịch với sản lượng mỏ, bao gồm một phần chi phí vận chuyển, sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng tài sản cố định và phần kinh phí xí nghiệp. Số hạng thứ 3 khơng đổi, bao gồm các chi phí thải đá, bóc đất đá và khai thác quặng, một phần khấu hao, chi phí vận chuyển, sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng tài sản cố định và một phần kinh phí quản lý.

Một phần của tài liệu nhung-congn-ghe-tien-tien-trong-ktm-lt (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w