-TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy âm nhạc 8 Học kỳ 2 (Trang 28 - 35)

- HSTL: Bài hát ca ngợi tình đồn kết của 54 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tất cả chúng ta đều là con một nhà Qua bài học em thấy

-TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ

I. Mục tiêu

a. Kiến thức:

- HS biết:+ hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện đúng sắc thái của bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi”.

+ Đoc đúng cao độ, ghép đúng lời ca bài TĐN số 6

- HS vận dụng: biểu diễn bài hát, bài TĐN dưới hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

b. Kĩ năng

- H/s thể hiện được bài hát với các hình thức hát đối đáp ,hịa giọng ,hát kết hợp vỗ đệm theo tiết tấu, vận động phụ họa

-Rèn luyện kĩ năng trình diễn trước đám đơng, thể hiện đúng tính chất sắc thái tình cảm của bài hát.

- H/s thể hiện thuần thục các hình thức luyện tập: đối đáp ,hịa giọng ,đồng ca, hát kết hợp vỗ đệm theo tiết tấu.

-H/s đọc đúng cao độ, tiết tấu , giai điệu bài TĐN số 6, ghép lời ca hoàn chỉnh bài TĐN số 6

2. Về năng lực:

a.Năng lực chung:

-Tự học:+ Hs chủ động tìm hiểu kiến thức, tích cực tham gia hoạt động nhóm, hồn thành các nhiệm vụ học tập.

+ Rèn kĩ năng trình bày bài hát.

-Giải quyết vấn đề: Hs trả lời các câu hỏi, hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Hợp tác: Tích cực hoạt động nhóm, phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong nhóm để hồn thành các nhiệm vụ học tập.

b.Năng lực đặc thù:

- Thực hành âm nhạc: Trình diễn bài hát theo các hình thức: đơn ca, tốp ca, hát có lĩnh xướng, hát kết hợp vận động phụ họa.

- Cảm thụ âm nhạc: Thể hiện đúng sắc thái, tình cảm của bài hát - Hiểu biết âm nhạc: nắm được sơ lược về nhạc sĩ Trương Quang Lục

3. Phẩm chất:

-Chăm chỉ học tập, rèn luyện các kỹ năng. -Nhân ái.

-Yêu thiên nhiên, đất nước.

II.Thiết bị và học liệu:

-Nghiên cứu bài dạy. -Đàn organ, SGK.

2.Chuẩn bị của HS:

-Tìm hiểu bài trước khi đến lớp. -SGK, đồ dùng học tập cá nhân.

III. Tổ chức hoạt động dạy học1.Ổn định tổ chức( 2p) 1.Ổn định tổ chức( 2p)

-Giới thiệu khách dự giờ -Sĩ số

Hát khởi động giọng: Gv đàn cho hs hát bài hát Lí dĩa bánh bị kết hợp vỗ tay theo phách.

2. Tiến trình dạy họcHoạt động 1: Mở đầu (3p) Hoạt động 1: Mở đầu (3p)

a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs , trên cơ sở đó hình thành kiến thức mới, b.Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, Hs trả lời câu hỏi.

c.Sản phẩm: Câu trả lời chính xác của Hs d.Cách thức tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cho hs quan sát 1 bức tranh và nghe 1

đoạn nhạc ko lời, em hãy đốn xem đây là bài hát gì? Do ai sáng tác?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Hs chú ý quan sát bức tranh và đưa ra câu trả lời - Gv quan sát, hỗ trợ hs nếu hs có thắc mắc

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện: Gv gọi 1-2 hs đưa ra câu trả lời: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

-Gv gọi 1hs nhận xét câu trả lời của bạn

-Gv nhận xét, đưa ra đáp án chính xác: Nội dung của những bức tranh và đoan nhạc trên nằm trong bài hát “ Nổi trống lên các bạn ơi” do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới(35p)

Hoạt động 2.1 Ơn tập bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi (10p)

Nhạc & lời: Phạm Tuyên

a.Mục tiêu: -Học sinh hát đúng giai điệu lời ca, sắc thái của bài hát: Biết trình bày

bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,hát kết hợp vỗ tay theo phách, đánh nhịp.

b.Nội dung: Gv giao nhiệm vụ, Hs thực hiện nhiệm vụ học tập c. Sản phẩm: Phần trình bày bài hát theo nhóm của Hs

d.Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Trình bày bài hát theo cách hát có lĩnh

xướng và hịa giọng kết hợp vận động.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

*) Gv hỏi hs nhắc lại kiến thức cũ:

?? Nội dung và sắc thái của bài hát:

?? Trong tiết học trước, các con đã được trình bày bài hát theo những cách nào? + Hát kết hợp vỗ phách

+ Hát đối đáp kết hợp đánh nhịp

+ hs hát có lĩnh xướng và hịa giọng; kết hợp vận động: Chọn 2 HS khá hát lĩnh xướng đoạn a cả lớp hát đoạn b. - Hướng dẫn HS một vài động tác phụ họa cho bài hát

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện:

-Gv gọi 1 nhóm lên trình bày hài hát có lĩnh xướng và hịa giọng kết hợp vận động. -Những hs khác chú ý lắng nghe, đưa ra nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: -Gv gọi hs các nhóm khác nhận xét

-Gv nhận xét, đánh giá, xếp loại: Đạt, chưa đạt. Dẫn dắt sang nội dung mới.

Hoạt động 2.2: Tập đọc nhạc: TĐN số 6 (25p)

Chỉ có một trên đời

Nhạc: Trương Quang Lục Lời: Dựa theo ý thơ Liên Xô Hoạt động 2.2.a: Giới thiệu nhạc sĩ Trương Quang Lục (5p)

a.Mục tiêu:Học sinh nắm được sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trương Quang Lục

b.Nội dung: Gv giao nhiệm vụ, Hs thực hiện nhiệm vụ học tập c. Sản phẩm: Phần trình bày bài hát theo nhóm của Hs

d.Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày những hiểu biết của em về nhạc sĩ Trương Quang Lục

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Gv quan sát, hỗ trợ hs nếu hs có thắc mắc

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện: Gv gọi 1-2 hs đưa ra câu trả lời: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

-Gv gọi 1hs nhận xét câu trả lời của bạn -Gv nhận xét, đưa ra đáp án chính xác:

Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh ngày: 25/2/1933 tại Quảng Ngãi.

Trong Kháng chiến chống Pháp, Trương Quang Lục là cán bộ văn hoá, văn nghệ của cơ quan Đường sắt Liên khu V. Sau năm 1954, ông chuyển ra miền Bắc, học Trường Âm nhạc Việt Nam và học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ơng về làm kĩ sư hố chất ở Nhà máy Supe phosphat và Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ và tiếp tục viết nhạc[1]. Sau năm 1975, ông vào trong Nam, công tác tại Khu Công Nghiệp Biên Hịa,sau đó là báo Sài Gịn Giải Phóng, hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh

Trương Quang Lục đã sáng tác hơn 450 ca khúc, trong đó có tới hơn 300 bài hát cho thiếu nhi.

Một số tác phẩm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Chuyến tàu trăng, Bảo vệ

hồ bình, Đố cờ, Hoa bên suối... Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ơng đã có

những ca khúc được cơng chúng u thích: Cơ gái Lâm Thao, Tiếng hát bên rừng

cọ đồi chè, Vàm Cỏ Đông, Hoa sen Tháp Mười, Quảng Ngãi đất mẹ kiên cường...

cũng như các bài hát thiếu nhi: Xỉa cá mè, Em yêu đàn gà xinh xinh, Trái đất này

là của chúng em (thơ Định Hải), Kéo cưa lừa xẻ, Một nhà bên nhau (đồng

dao), Gánh gánh gồng gồng (đồng dao), Tuổi mười lăm, Màu mực tím, Chỉ có một trên đời, Trời Nam thương nhớ, Tiếng hát Chăm bên bờ sơng Sài Gịn., Mới đây,

nhạc sĩ đã viết ca khúc "Yêu sao Cầu Giấy trường em" dành tặng thầy cô và học sinh trường Trung học cơ sở Cầu Giấy ..[2] Ca khúc nổi tiếng nhất của ông, Vàm Cỏ Đông (phổ thơ Hoài Vũ),

Tương Quang Lục từng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (đợt II năm 2007), Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc, Huy chương Vì thế hệ trẻ..

-Gv cho hs nghe 1 số trích đoạn sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Hoạt động 2.3.b.Tìm hiểu bài TĐN số 6:

a.Mục tiêu:Học sinh nắm được các ký hiệu ÂN, trường độ, cao độ của bài b.Nội dung: Gv giao nhiệm vụ, Hs thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Sản phẩm: Phần trình bày của Hs d.Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv chia lớp thành 4 nhóm: - Nhóm 1: Bài được viết ở nhịp gì? Nêu định nghĩa?

-Nhóm 2: Trong bài có dử dụng những kí hiệu âm nhạc gì?

- Nhóm 3 : Về trường độ: Trong bài có sử dụng những hình nốt nào? Giá trị bằng bao nhiêu

-Nhóm 4:- Về cao độ: Trong bài có sử dụng những tên nốt gì? - Bài được chia làm mấy câu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Hs thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời - Gv quan sát, hỗ trợ hs nếu hs có thắc mắc

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện: Gv gọi đại diện các nhóm đưa ra câu trả lời: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

-Gv gọi 1hs nhận xét câu trả lời của bạn -Gv nhận xét, đưa ra đáp án chính xác. +Nhóm 1: Nhịp 6/8

+Nhóm 2: Ký hiệu âm nhạc:ơ nhịp lấy đà, dấu luyến, dấu nối, dấu lặng đen, lặng đơn

+ Nhóm 3: Trường độ: nốt đen, móc đơn, móc kép, đen chấm dơi. +Nhóm 4:- Cao độ: Gồm các nốt: Sol-si-đơ-rê-mi-pha-sol.

- Chia câu: gồm 4 câu.

Hoạt động 2.3.b.Học bài TĐN

a.Mục tiêu:Học sinh đọc hoàn chỉnh bài TĐN kết hợp vỗ tay theo phách. b.Nội dung: Gv giao nhiệm vụ, Hs thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Sản phẩm: Phần trình bày của Hs d.Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Đọc hoàn chỉnh bài TĐN kết hợp vỗ tay theo phách.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Gv đàn giai điệu từng câu( mỗi câu 2 lần), hướng dẫn hs đọc từng câu theo lối móc xích.

- Gv nhắc hs chú ý: Cuối mỗi câu có dấu lặng đen, ngắt hơi, lấy hơi vào câu tiếp theo.

-Gv đàn, hs đọc hoàn chỉnh bài TĐN: lần 1 đọc nhạc-lần 2 ghép lời ca. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện:

- Gv đàn, học sinh đọc hoàn chỉnh bài TĐN kết hợp vỗ tay theo phách.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

-Gv nhận xét, đánh giá, sửa sai(nếu có)

Hoạt động 3: Luyện tập(5p)

a.Mục tiêu: ôn luyện cho hs nội dung tập đọc nhạc: đọc bài TĐN kết hợp vỗ tay theo phách

b. Nội dung: Gv cho hs ôn luyện bài TĐN: đọc bài TĐN chia nhóm( nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời ca)

c.Sản phẩm: học sinh đọc đồng thanh cả lớp theo hình thức chia nhóm (nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời ca).

d.Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv chia đôi lớp, nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp

ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo phách.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Gv chia đôi lớp, Gv đàn, hs đọc bài TĐN kết

hợp vỗ tay theo phách.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện: Lớp đọc đồng thanh bài TĐN kết hợp vỗ tay

theo phách

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: Gv nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 4: Vận dụng & mở rộng (5p)

a.Mục tiêu: Hs trả lời được các câu hỏi Gv đưa ra. b.Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi c.Sản phẩm: Câu trả lời của Hs

d.Cách thức tổ chức hoạt động:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS chơi trị chơi ơ

chữ: Gv phổ biến luật chơi: chia thành 2 đội chơi, mỗi đội sẽ lật ô chữ và trả lời luân phiên, cử 1 thư kí ghi chép kết quả, đội thắng sẽ có q và đội thua sẽ bị phạt theo quy định.

- Gv chiếu ô chữ - Hs chọn và trả lời câu hỏi -> tìm chìa khóa của trị chơi:

1. Tác giả bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! là do ai sáng tác?

2. Bài TĐN số 6 về trường độ gồm nốt đen chấm dơi, đen, móc đơn và nốt... dấu 3 chấm là chữ gì?

3. “Nổi trống lên! Như trống đồng năm xưa. Cùng... trong điệu múa đong đưa” trong dấu 3 chấm là 2 từ gì?

4. Bài TĐN số 6 ơ nhịp đầu tiên không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp 6/8 thì được gọi là nhịp gì?

5. Một bài hát người ta chia thành 2 hay nhiều nhóm hát, mỗi giọng hát cao độ khác nhau, đó là hình thức hát gì?

6. Bài TĐN số 6 được xây dựng trên thang âm của giọng gì?

7. Nhạc sĩ sáng tác bài TĐN số 6 là ai?

8. Nói đến cội nguồn dân tộc Việt Nam, ta thường nhắc tới người mẹ có tên gọi là gì?

9. Bài TĐN số 6 được viết ở nhịp mấy?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:Hs thảo luận nhóm, đưa ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện

-Gv gọi Hs trình bày câu TL của mình.

-Các bạn khác lắng nghe, nhận xét câu TL của bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

-Gv gọi hs nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá, sửa sai (nếu có) *) Hướng dẫn về nhà:

- Học bài hát Nổi trống lên các bạn ơi kết hợp gõ phách, đánh nhịp. - Học bài TĐN số 6 kết hợp vỗ tay theo phách.

- Xem trước bài mới tiết 24

---------//---------//-----------//-----------//------------

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy âm nhạc 8 Học kỳ 2 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w