Sự hài lịng của bệnh nhân trong q trình điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn angle có cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt (Trang 95 - 117)

STT Biến Nhóm 1 30 Nhóm 2 30 p 1. Thẩm mỹ khi đeo Hài lòng 30 (100%) 12 (40%) 0,000 Chấp nhận được 0 18 (60%) Khơng Hài lịng 0 0 2. Đau Hài lòng 30 (100%) 0 0,000 Chấp nhận được 0 30 (100%) Khơng Hài lịng 0 0 3. Thoải mái Hài lòng 30 (100%) 0 0,000 Chấp nhận được 0 30 (100%) Khơng Hài lịng 0 0 4. Ăn nhai Hài lòng 30 (100%) 0 0,000 Chấp nhận được 0 30 (100%) Khơng Hài lịng 0 0 5. Hoạt động chung Hài lòng 30 (100%) 0 0,000 Chấp nhận được 0 30 (100%) Khơng Hài lịng 0 0 Nhận xét:

- Tính thẩm mỹ khi đeo: nhóm 1 đạt sự hài lịng 100%, trong khi nhóm 2

chỉ đạt sự hài lịng là 60%.

- Giảm đau, sự thoải mái, ăn nhai và hoạt động chung có tỉ lệ hài lịng là

100% ở nhóm 1, cao hơn nhóm 2 vì chỉ ở mức chấp nhận được 100%.

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu trƣớc điều trị

4.1.1. Tỷ lệ giới trong nhóm bệnh nhân điều trị

Trong 60 bệnh nhân điều trị thì có 23 nam và 37 nữ chiếm lần lượt là 38,3% và 61,7%, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05 kiểm định T test). Điều này chứng tỏ tỷ lệ khớp cắn sâu ở cả nam và nữ là tương đương nhau ở nhóm đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, mức độ quan tâm đến thẩm mỹ đối với nam và nữ cũng khơng có khác biệt ở cả 2 giới, khác với quan niệm truyền thống là nữ mới cần phải đẹp, cịn nam xấu một chút cũng khơng sao. Thực tế tại khoa Nắn chỉnh răng-Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương cho thấy nếu như cách đây khoảng chục năm trở về trước, bệnh nhân tới khám và điều trị nắn chỉnh răng chủ yếu là nữ giới thì trong những năm gần đây, tỷ lệ nam và nữ đến khám và điều trị tại khoa vì lý do thẩm mĩ là tương đương nhau, kể cả đối với những người trên 18 tuổi. Cụ thể như năm 2016, có 1835 bệnh nhân điều trị nắn chỉnh răng, trong đó nam giới là 845 nam giới chiếm 46,04%, và năm 2017, số lượng bệnh nhân điều trị mới là 2186 trong đó nam giới là 1071 người chiếm 48,99%. Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội và kinh tế, nhu cầu sao cho có hàm răng khỏe và đẹp hơn khơng chỉ phổ biến ở nữ giới mà còn tăng lên ở cả nam giới.

4.1.2. Tuổi bệnh nhân bắt đầu điều trị

Tuổi bệnh nhân bắt đầu điều trị trung bình 21,15 tuổi, lớn nhất 51 tuổi và nhỏ nhất 11 tuổi. Như vậy có thể thấy đối tượng nắn chỉnh răng ngày nay không chỉ giới hạn ở tuổi trẻ mà ngày càng có nhiều người lớn tìm kiếm điều trị. Đây cũng xuất phát từ nhu cầu làm đẹp chính đáng của bệnh nhân.

Ở nhóm điều trị bằng máng trong suốt tuổi bắt đầu điều trị trung bình là 24,63, tuổi lớn nhất là 51, nhỏ nhất là 11. Lứa tuổi này cũng là độ tuổi nghiên cứu của nhiều tác giả khi nghiên cứu điều trị cắn sâu bằng máng trong suốt như Jiafend [73]. Ở nhóm điều trị bằng mắc cài mặt ngồi, tuổi trung bình bắt đầu điều trị là 17,67, tuổi nhỏ nhất là 12 tuổi lớn nhất là 32 tuổi. Như vậy phổ tuổi điều trị ở nhóm máng chỉnh nha trong suốt rộng đa dạng hơn nhóm điều trị bằng mắc cài mặt ngồi. Người lớn tuổi cũng có nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng và lựa chọn máng chỉnh nha trong suốt do liên quan đến yếu tố thẩm mỹ trong quá trình điều trị.

Nghiên cứu hiệu quả của điều trị khớp cắn sâu như Al Zoubi [74] cũng có tuổi trung bình là 18 tuổi. Để loại bỏ tối đa yếu tố tăng trưởng ảnh hưởng đến kết quả điều trị, chúng tôi lựa chọn bệnh nhân đã qua đỉnh tăng trưởng dậy thì. Giai đoạn này được cho là giai đoạn phát triển mạnh nhất và với lý thuyết cho rằng sau đỉnh tăng trưởng dậy thì thì sự phát triển với tốc độ rất chậm nên coi như không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Do hiện nay tình trạng trẻ em dậy thì sớm nên có thể thấy tuổi nhỏ nhất của chúng tôi là 11 tuổi. Cách lựa chọn bệnh nhân của chúng tôi cũng tương đồng như một số các nghiên cứu trên.

Trong nghiên cứu, chúng tơi cũng khơng thấy có mối tương quan nào giữa tuổi của bệnh nhân bắt đầu điều trị với thời gian điều trị hay mức độ lệch lạc khớp cắn. Do đó rất khó để dự đốn thời gian điều trị dựa vào các yếu tố biết trước như mức độ lệch lạc, kiểu lệch lạc, hay tuổi của bệnh nhân. Sự biến thiên về thời gian điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ khơng chỉ có tuổi của bệnh nhân hay mức độ lệch khớp cắn. Thực tế lâm sàng cho thấy do một số bệnh nhân người lớn cảm thấy rất hài lòng với kết quả điều trị và

không muốn kéo dài thêm thời gian điều trị nên yêu cầu kết thúc điều trị sớm hơn dự định, trái với bệnh nhân trẻ tuổi khơng có áp lực về thời gian. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ dịch chuyển răng đó là người lớn dù dịch chuyển răng chậm hơn nhưng do họ có ý thức hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị, vệ sinh răng miệng tốt, ít bong mắc cài nên khơng mất thời gian điều trị. Đây cũng có thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian điều trị và làm sai lệch mối tương quan thời gian điều trị với tuổi bắt đầu điều trị.

Kết luận của chúng tôi cũng giống như các tác giả khác như Robb. Ông nghiên cứu thời gian điều trị bằng cách chia hai nhóm bệnh nhân theo độ tuổi khác nhau: Nhóm bệnh nhân trẻ tuổi có tuổi trung bình 12,9 tuổi và nhóm bệnh nhân lớn tuổi có tuổi trung bình 31,3 tuổi, cùng được điều trị theo cùng một phác đồ giống nhau. Kết quả chỉ ra thời gian điều trị cũng như hiệu quả về mặt khớp cắn khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Robb kết luận việc đến không đúng hẹn và bong mắc cài/ hỏng dây giải thích 46% sự thay đổi đa dạng trong thời gian điều trị và 24% sự thay đổi đa dạng về kết quả điều trị. Hơn thế nữa, điều chỉnh tương quan khớp cắn phía sau và cắn chìa giải thích 46% sự biến thiên về thời gian điều trị. Alexander Dudic (2013) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển răng trên lâm sàng cũng đưa ra kết luận tương tự như chúng tôi [75], nhấn mạnh cản trở khớp cắn là một yếu tố quan trọng làm giảm mức độ dịch chuyển mặc dù cũng kết luận tuổi trẻ có tốc độ di chuyển răng nhanh hơn.

Thời gian điều trị

Thời gian điều trị là một trong những yếu tố quan tâm của hầu hết các bệnh nhân đến khám và điều trị nắn chỉnh răng. Vì vậy, sẽ rất hữu ích nếu bác sĩ tiên lượng được thời gian điều trị dựa vào một số các yếu tố đã biết. Trong

nghiên cứu của chúng tơi thời gian điều trị trung bình của cả nhóm điều trị là 24,12 tháng.

4.1.3. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị

Chiều cao tầng mặt dưới trung bình khi khám lâm sàng là 71,38±5,92 mm với độ dao động từ 59,00 đến 82,00 mm, kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Parker 1995 với 63,9 mm[76] và Nanda 1988 với 66,4mm [77], 64,63 mm theo Fattahi [78]. Kết quả tương đương nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân cắn sâu [79] của Al-Zubaidi và Obaid.

Độ cắn trùm trung bình là 4,27±1,07 mm với độ dao động từ 2,50 đến 8,0. Kết quả này của chúng tôi tương đương với kết quả của Abdulazayem[10] 4,4±1,47 trên bệnh nhân Ai Cập, thấp hơn so với nghiên cứu của Khosravi năm 2017 là 5,3±1,0 mm trên các bệnh nhân ở Mỹ và Canada [50] độ cắn chìa là 5,56 ± 1,9 mm với độ dao động từ 1,5 đến 10,50mm. Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Khosravi và CS năm 2017 [50] 4,0±1,2mm trên các bệnh nhân ở Mỹ và Canada.

Sự phân loại khớp cắn theo Angle là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận, đơn giản, phổ biến và khá chính xác để phân loại, và vẫn được sử dụng tồn cầu, do đó nghiên cứu này của chúng tôi cũng sử dụng phân loại khớp cắn theo Angle. Kết quả cho thấy tương quan răng 6 loại 2 theo Angle trước điều trị trong các trường hợp cắn sâu chiếm tỉ lệ lớn hơn với 61,7% bên phải và 65% bên trái, loại III chiếm tỉ lệ ít nhất với 5% bên phải và 6,7% bên trái và tương tự như vậy với răng 3 thì tỉ lệ khớp cắn loại 2 theo Angle chiếm 83,3% bên phải và 93,4% bên trái. Điều này cho thấy trong các trường hợp cắn sâu thì tỉ lệ tương quan loại 2 răng 6 và răng 3 chiếm tỉ lệ lớn.

Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Erum và Fida 2008 [80] khi nghiên cứu trên những bệnh nhân cắn sâu thì chủ yếu tương quan răng 6 là loại II (79%), loại I (14,5%) và loại III là (6,3%). Phù hợp với nghiên cứu của Hameed và cs 2003 [81] . Ngược lại nghiên cứu của Abdulazayem 2012 thì tỉ lệ tương quan răng 6 loại I chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 60,8%, loại II là 36,2 % và loại III là 1,1%. Có thể là do thực tế về nhóm dân số khác nhau trong nghiên cứu của Abdulazayem, còn nghiên cứu của chúng tôi lấy trên các bệnh nhân nắn chỉnh răng.

Tuy nhiên các tài liệu quốc tế báo cáo tình trạng sai khớp cắn loại II xảy ra nhiều hơn so với sai khớp cắn loại I và loại III ở nam giới Châu Á [82]. Các nghiên cứu khác nhau đại diện cho các nhóm dân số khác nhau đã được thực hiện về tỷ lệ của các loại sai khớp cắn, chẳng hạn như nghiên cứu của Profit và cộng sự [83] đã tìm thấy những đối tượng người Mỹ da trắng không được điều trị trong khoảng 8-50 tuổi tỷ lệ sai khớp cắn loại I cao hơn nhiều từ là 52,2%, chỉ 42,4% loại II và 5,4 % loại III. Mặc dù dữ liệu sẵn có của Proffit và cs không đại diện cho toàn bộ dân số Mỹ, nhưng rõ ràng là các vấn đề loại II phổ biến hơn ở những người gốc da trắng trong khi các vấn đề về loại III phổ biến nhất ở người phương Đông (3-5% ở Nhật Bản và gần 2% ở Trung Quốc).

4.1.4. Đặc điểm X quang

Rất khó để điều trị khớp cắn sâu thành cơng [84]. Kiến thức về đặc điểm răng và xương của bệnh nhân khớp cắn sâu giúp bác sĩ lâm sàng đưa ra phương pháp điều trị ổn định hơn.

Các chỉ số X quang trước điều trị của các bệnh nhân khớp cắn sâu sẽ giúp các nhà lâm sàng hoạch định các chiến lược điều trị

4.1.4.1. Đặc điểm về ương

Theo chiều trước sau

Nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tơi có các chỉ số xương hàm trên ở mức bình thường. Góc SNA ở giá trị bình thường, các chỉ số đánh giá vị trí và tương quan giữa xương hàm trên với nền sọ, kích thước xương hàm trên, đều thể hiện xương hàm trên khơng có bất thường. Góc SNB nhỏ hơn giá trị bình thường. Do đó góc ANB lớn hơn giá trị bình thường (3,570). Chính sự bất cân xứng về xương lớn này dẫn đến đặc điểm là độ cắn chìa lớn ở vùng răng trước và tương quan loại II ở vùng răng hàm hai bên như đã nói ở trên. Như vậy, giảm bớt sự bất cân xứng về xương hàm theo chiều trước sau là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc điều trị nắn chỉnh răng.

Theo chiều đứng

Chiều cao tầng mặt dưới trước là 68,45 mm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ giữa chiều cao dưới mặt trước (LAFH) trên tổng chiều cao tầng mặt trước (TAFH) là 53,28%, thấp hơn so với giới hạn bình thường là 55 %. Điều này cũng cho thấy ở các trường hợp cắn sâu thì chiều cao tầng mặt dưới giảm.

Có những bất đồng về LAFH và TAFH ở những bệnh nhân cắn sâu trong các nghiên cứu trước đây, vì một số nghiên cứu không quan sát thấy bất kỳ sự thay đổi hợp lý nào trong các phép đo này. Al-Zubaidi và Obaidi [79] khơng tìm thấy sự khác biệt về LAFH giữa khớp cắn bình thường và khớp cắn sâu, nhưng Beckmann [85] và Trouten [86] cho biết TAFH và LAFH thấp hơn bình thường ở những đối tượng có khớp cắn sâu. Trong nghiên cứu của chúng tơi, mặc dù khơng có thay đổi về TAFH, nhưng LAFH đã giảm. Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu được thực hiện bởi Beckmann và cộng sự [85] và Adams và Kerr

[87] đề cập đến mối tương quan chặt chẽ giữa LAFH và độ cắn trùm. Những kết quả trái ngược này có thể là do các phương pháp luận khác nhau, chẳng hạn như tiêu chí lựa chọn trường hợp.

RFH của chúng tôi tăng hơn so với chỉ số bình thường 95,940, và tăng hơn so với nghiên cứu của Barman 2021 trên những bệnh nhân cắn sâu [88]. Chiều cao mặt trước trên (UFH) trung bình 58,17 mm, tăng lên đáng kể ở nhóm cắn sâu. Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu được thực hiện bởi Nanda [77], nói rằng các trường hợp cắn sâu trong nghiên cứu của họ có sự gia tăng chiều cao trước trên của khn mặt. Có thể UAFH tăng bù lại LAFH giảm, dẫn đến chiều cao TFH không thay đổi.

Các góc Gonial giảm (115,42+-5,63) hơn so với bình thường cho thấy sự phát triển lên và về phía trước của xương hàm dưới. Hình thái phát triển theo chiều ngang là yếu tố chính trong việc hình thành khớp cắn sâu. Việc quay ngược chiều kim đồng hồ của trục xoay được xác nhận bởi LAFH giảm. Một số nghiên cứu trước đây báo cáo rằng góc nền sọ giảm là đặc điểm nổi trội của khớp cắn sâu [89], [86], [44].

Góc mặt phẳng nền sọ và xương hàm trên giảm cho thấy sự xoay xuống dưới theo chiều kim đồng hồ xương hàm trên cũng là đặc điểm của khớp cắn sâu. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác đã báo cáo rằng mặt phẳng hàm trên có xu hướng bị nghiêng ở vị trí hướng xuống nhiều hơn gây ra sự mất cân bằng cơ và chức năng khơng phù hợp có thể làm cho các răng cửa dưới mọc quá mức, các răng tiền hàm mọc lệch, và các răng hàm dưới bị nghiêng về phía bên trong dẫn đến sự trồi răng cửa [90]. Sự chồng chéo quá mức theo chiều dọc của các răng trước có thể là do sự mọc lệch của răng cửa hoặc do sự chen chúc của răng hàm trên và răng hàm dưới hoặc do sự kết hợp của cả hai [89].

4.1.4.2. Đặc điểm về răng

Góc trục răng cửa hàm dưới với mặt phằng hàm dưới tăng hơn so với bình thường, góc trục răng cửa trên với mặt phẳng nền sọ bình thường và tương tự nghiên cứu của Baman trên những bệnh nhân có khớp cắn sâu [88].

Do góc Gonial giảm, xương hàm dưới theo hướng đóng do vậy tăng độ cắn trùm. Độ cắn trùm của chúng tôi 4,23mm thấp hơn so với nghiên cứu của Khosravi [50] là 5,3 mm; độ cắn chìa thì lại cao hơn 6,31 mm so với 4,0 mm so với mức trung bình.

Khoảng cách đỉnh núm ngoài gần răng 6 trên với mặt phẳng khẩu cái (U6_PP) 21,8mm, khoảng cách đỉnh núm ngoài gần răng 6 dưới với mặt phẳng hàm dưới (L6_MP) là 30,84 mm tương đương so với nghiên cứu của Khosravi [50] và ngắn hơn so với mức bình thường bởi trên các bệnh nhân cắn sâu, xương hàm dưới thường đóng, nên sẽ lún răng hàm và trồi răng cửa. Nghiên cứu của Al-Zubaidi và Obaidi [79] cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể về chiều cao từ đỉnh núm xa răng 6 trên đến mặt phẳng vòm miệng, đỉnh núm xa răng 6 dưới và mặt phẳng hàm dưới. Ceylan và Eroz [8] cũng khơng tìm thấy sự khác biệt thống kê về U6_PP và L6_MP trước và sau điều trị. Những phát hiện của họ đồng nhất với kết quả của chúng tôi. Trouten và cộng sự [86] quan sát thấy chiều cao này ở hàm trên nhỏ hơn U6_PP ở khớp cắn sâu. Theo những nghiên cứu này, khớp cắn sâu là một hiện tượng đa yếu tố, và các biến số về xương và răng đều có thể ảnh hưởng đến khớp cắn sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn angle có cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt (Trang 95 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)