Chế độ vận hành bằng tay từ bàn điều khiển:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cấp hệ thống điều khiển tự động trạm thử nghiệm bơm chìm xí nghiệp liên doanh dầu khí vietsovpetro (Trang 25 - 28)

- Sơ đồ bàn điều khiển bằng tay như hình 1.5.

Bước 1: Chọn điều kiện điều khiển.

- Kiểm tra trạng thái các van ON/OFF cho tương ứng với chế độ thử được chọn: Nếu lưu lượng bơm Qbơm<300m3/h (WELL1). Mở van OCV-02 trên nhánh 2. Nếu lưu lượng bơm Qbơm<600m3/h (WELL2). Mở van OCV-01 trên nhánh

1.

Nếu lưu lượng bơm Qbơm>600m3/h (WELL3). Mở van OCV-01 và OCV- 03 trên nhánh 1 và nhánh 3.

- Bật khoá chọn chế độ AUTO/HAND sang vị trí HAND, khố RV ở vi trí

THUẬN

- Chọn giếng được lắp bơm: WELL1 hoặc WELL2 tương ứng với FCV01 hoặc FCV02 rồi mở hoàn toàn.

- Đóng cầu dao QS1 hoặc QS2 tương úng.

- Nhấn nút START (ON) trên Console table cho phép khởi động bơm.

- Xác định chiều quay của động cơ bằng cách theo dõi lưu lượng ở ngõ ra của bơm, và lưu lượng này cần đạt giá trị xấp xỉ cực đại. Nếu lưu lượng này nhỏ hơn 50% giá trị cực đại thì động cơ đã quay ngược, nhấn nút OFF dừng bơm, bật RV sang vị trí đảo, chờ trong 1 đến 2 phút rồi khởi động lại.

Bước 2: Các thao tác điều khiển.

- Khi bơm khởi động xong, điều chỉnh dần dần độ mở van điều khiển tuyến tính rồi nghi nhận số liệu theo yêu cầu thí nghiệm cho từng loại bơm.

- Lần lượt chọn 9 điểm thử lưu lượng Q1 đến Q9.

- Tương ứng với mỗi điểm thử ta ghi lại các thông số: H, I1, I2, I3, U, cosϕ, nhiệt độ, độ rung…

-Quá trình điều khiển bằng tay sẽ được tiến hành điều khiển tại tủ CCS-1. Khi điều khiển bằng tay thì các tiếp điểm trong hộp RL-18, RL-12, RL-13 được đóng xuống (ở trạng thái điều khiển bằng tay). Khi khởi động ấn nút "On", dòng điện sẽ đi qua X3(35) qua tiếp điểm ES(9,10) và qua X3(36) đến X3(44) rồi về "Off" về X3(42,43) qua "On "về X3(41) qua cuộn dây K11, lúc này cuộn dây K11 có điện mở tiếp điểm thường đóng của nó ra, lúc này tiếp điểm K12 đóng tự giữ. Tiếp điểm K12 đóng thì đóng cơng tắc tơ K12 trong mạch lực lại. Vậy thì lúc này động cơ quay ngược (dễ phát hiện qua kiểm tra tiếng ồn của bơm, lưu lượng nước ở ngõ ra của bơm, nếu máy bơm phát ra tiếng ồn lớn và nước khơng lên thì máy bơm quay ngược). Lúc này ta thực hiện việc đảo chiều quay của động cơ bằng cách nhấn nút "Off" để dừng khởi động mềm. Nhấn RV, lúc đó dịng điện đi từ X3(35) đến RV qua công tắc từ KL1 và qua Reset Fault về âm nguồn. Đồng thời cuộn dây KL1 có điện, mở tiếp điểm thường đóng KL1 và đóng điện cho KL2 (vì trong sơ đồ thì giữa KL1 và KL2 được thiết kế theo liên động có nghĩa cái này đóng thì cái kia mở và ngược lại). Đến đây ta dừng trong khoảng 2 phút rồi bắt đầu khởi động lại. Trong q trình làm việc, khi có sự cố thì ấn nút EMS dừng khẩn cấp.

-RL-12 trong tủ điều khiển chính là thiết bị dùng để cài đặt lại chế độ cho hệ thống khi cần thử nghiệm cho từng loại bơm khác nhau. Khi ấn nút Reset Fault thì dịng điện đi qua cổng 8 qua X3(51) đến Reset Fault đi đến X3(50) và đi về cổng 9, 10, 11. Còn khi gạt nút Reset Fault lên thì dịng điện bị hở mạch và các thơng số cài đặt lúc trước sẽ bị xố và trở về trạng thái ban đầu.

-RL-13 trong tủ MKC-1 là tín hiệu báo ở chế độ khởi động mềm của động cơ. Khi điều khiển bằng tay ta chỉ cần đóng xuống dưới. Dịng điện đi từ X1(55) qua tiếp điểm KL2 về X1(56). Muốn cho hệ thống khởi động ta chỉ đóng tiếp điểm

alarm cùng một lúc ở cổng 5 và cổng 7. Khi đó ở cổng 5 sẽ tác động đóng cơng tắc tơ KL2 để đóng tiếp điểm duy trì của nó. Khi khởi động xong nhờ phần cài đặt thông số ở phía trên lên tín hiệu tác động đến cơng tắc tơ từ KL2 để mở tiếp điểm của nó ra và kết thúc phần khởi động mềm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cấp hệ thống điều khiển tự động trạm thử nghiệm bơm chìm xí nghiệp liên doanh dầu khí vietsovpetro (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)