Đặc điểm thiết kế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cấp hệ thống điều khiển tự động trạm thử nghiệm bơm chìm xí nghiệp liên doanh dầu khí vietsovpetro (Trang 61 - 63)

TÍNH THÍ NGHIỆM BƠM CHÌM

3.1.2 Đặc điểm thiết kế.

- Việc đặt bơm dưới sâu trong giếng khoan đã nói lên được các đặc điểm kết cấu của chúng. Những bơm này cần phải có kích thước ngang nhỏ nhất, cịn hình dạng bên ngồi của chúng cần phải tương ứng với dạng trịn của giếng mà bên trong có đặt bơm. Kích thước ngang của bơm nhỏ, do đó đường kính của bánh xe cơng tác cũng phải nhỏ, điều đó mâu thuẫn với cột nước yêu cầu cao. Cột nước này được quyết định chủ yếu bởi chiều sâu của giếng và mức chất lỏng trong giếng. Từ đó xác định đặc điểm đặc trưng thứ hai của bơm loại này là các bơm được chế tạo có nhiều cấp (hiện nay đã có những máy bơm với số cấp tới hàng trăm).

- Cột nước của máy bơm ngầm trong giếng được xác định bởi chiều cao cột nước với tổn thất thuỷ lực trong ống dẫn và trong bơm. Thường cột chất lỏng của máy bơm ngầm lắp đặt trong giếng không lớn hơn độ sâu đặt máy bơm nhiều lắm. Ở những bơm khác nhau khoảng giá trị của nó khá rộng từ 2.5-3000m. Tuy nhiên khi cần thiết đảm bảo cột nước dư lớn thì trên bề mặt phải đặt nối tiếp các bơm có kết cấu bình thường để làm tăng cột nước do bơm ngầm trong giếng tạo nên.

- Do đặc điểm của những máy bơm này cần phải có kích thước ngang nhỏ nhất như đã trình bày ở trên cho nên việc thiết kế máy bơm với mong muốn có các thơng số thuỷ lực (áp suất, lưu lượng) lớn cho mỗi cấp bị giới hạn. Tuy nhiên để đạt được điều này trên giới hạn kích thước ngang cố định người ta ln ưu tiên chọn tốc độ quay lớn nhất có thể cho các máy bơm điện ly tâm ngầm trục đứng. Cụ thể tốc độ của động cơ điện ngầm khơng đồng bộ 2920 vịng/phút với tần số 60Hz cho những máy bơm có lưu lượng tới 750m3/h ; cột áp tới 200m.

- Máy bơm ngầm được nhúng chìm trong chất lỏng bơm do đó việc giải nhiệt cho động cơ điện là tích cực tuy nhiên việc tăng kích thước cho động cơ điện ngầm bị hạn chế nên các nhà chế tạo luôn lấy hệ số sử dụng cơng suất trên một đơn vị thể tích trong động cơ là lớn nhất. Điều này đưa đến việc nhất thiết phải tính tới điều kiện giải nhiệt cho nó bằng vận tốc của chính dịng chảy đi vào máy bơm chảy qua tiết diện vành xuyến giữa đường kính trong của giếng và đường kính ngồi của động cơ điện ngầm ≥ 0.2m/s. Công thức tính : S Q V = (3.1) Trong đó : V : Vận tốc của dòng chất lỏng làm mát động cơ (m/s)

Q : Lưu lượng ra của máy bơm ( m3/h)

S : Diện tích vành xuyến giữa giếng và máy bơm (m2 )

3.1.3 Phân loại.

Ta có thể phân loại máy bơm điện ngầm ly tâm theo môi chất bơm, kết cấu hoặc hình thái lắp đặt như sau:

a) Theo môi chất bơm:

Bơm nước ngầm, nước biển, bơm nước trong tăng

Bơm dầu trong giếng khai thác dầu, dầu thải trong giếng

Bơm dùng cho dung dịch đậm đặc, chất lỏng có cặn cơ học. b) Theo kết cấu trong máy bơm:

Bơm có động cơ ở dưới

Bơm có động cơ đặt trên máy bơm. Động cơ điện của loại bơm này luôn được làm mát cưỡng bức và tạo được áp suất âm phía cổ hút.

c ) Theo hình thái lắp đặt của bơm:

Bơm lắp đặt thẳng đứng

Bơm lắp đặt nằm ngang

Bơm lắp đặt nghiêng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cấp hệ thống điều khiển tự động trạm thử nghiệm bơm chìm xí nghiệp liên doanh dầu khí vietsovpetro (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)