Phân bố áp suất vùng cánh tà trước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng số tiếng ồn khí động cánh máy bay (Trang 58 - 59)

50

Mức áp suất âm của tiếng ồn ghi nhận được tại hai điểm khảo sát được thể hiện ở Hình 3.21. Mức cường độ âm của tiếng ồn được trích xuất trong khoảng tần số từ 20Hz đến 20kHz là ngưỡng nghe của tai người. Có thể thấy, trong toàn bộ dải tần số, mức áp suất âm tại vùng gần luôn lớn hơn vùng xa. Điều này đã được đề cập ở trên là bởi âm thanh lan truyền trong môi trường bị suy hao. Mức cường độ âm lớn nhất đo được tại điểm P4 vào khoảng 100dB đến 120dB trong dải tần số 20Hz đến 2000Hz. Mức cường độ âm lớn nhất đo được tại điểm 𝜃2700 vào khoảng 30dB đến 45dB trong dải tần số 1000Hz đến 6000Hz. Tiếng ồn ghi nhận tại điểm P4 có mức cường độ lớn trong một dải tần hẹp do nó gần nguồn tiếng ồn sinh ra bởi dịng xốy bứt ra từ mép dưới cánh tà trước, nguồn âm này thuộc dạng có âm điệu và tần số thấp, thường rơi vào khoảng tần số của dịng xốy bứt ra. Điểm 𝜃2700 ở xa nguồn hơn do đó tín hiệu thu được tại đây là sự pha tạp của rất nhiều các tín hiệu khác nên có dải tần rộng hơn. Kết quả khảo sát mức cường độ âm cho thấy tổng mức áp suất âm tại điểm P4 trên toàn bộ dải tần lên tới 135 dB và điểm 𝜃2700 dù cách rất xa nguồn tiếng ồn nhưng mức độ tiếng ồn ở đây vẫn rất lớn, tổng mức áp suất tâm trên toàn bộ dải tần lên tới 68dB. Đây là mức tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới thính giác con người nếu phải chịu đựng trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng số tiếng ồn khí động cánh máy bay (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)