Tổ chức bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 42 - 45)

1.1. Tổng quan lý luận về BHXH và quản lý chi BHXH

1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội

Để triển khai thực hiện chính sách BHXH theo Điều lệ BHXH, ngày 16/2/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương do ngành Lao động-Thương binh & Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang quản lý.

Thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg, ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam về BHXH Việt Nam, ngày 06/12/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

Chính phủ thành lập Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam bao gồm đại diện của Bộ Lao động-TBXH, Bộ Tài chính, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Bộ Y tế, Phịng Thương mại cơng nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ quản lý, chỉ đạo giám sát hoạt động của tổ chức BHXH.

Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ như sau

- Thẩm định kế hoạch hoạt động hàng năm, giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch của tổ chức BHXH.

- Quyết định hình thức đầu tư quỹ BHXH theo đề nghị của tổ chức BHXH. - Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, chiến lược phát triển của ngành, kiện toàn hệ thống tổ chức của BHXH, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHXH.

danh lãnh đạo của tổ chức BHXH.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam, là đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ có chức năng thực hiện các chế độ chính sách BHXH và quản lý sử dụng các quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. ở Trung ương là BHXH Việt Nam; ở tỉnh, thành phố là BHXH tỉnh, thành phố; ở huyện, thị xã, thành phố là BHXH huyện, thị xã, thành phố.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau

- Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành BHXH và kế hoạch năm năm về thực hiện chính sách BHXH; đề án bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách BHXH; thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện; chi các khoản trợ cấp về BHXH cho đối tượng tham gia BHXH đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn theo quy định.

- Cấp các loại sổ, thẻ BHXH.

- Quản lý quỹ BHXH theo nguyên tắc tập trung, thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ.

- Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan về sửa đổi, bổ sung chính sách BHXH, cơ chế quản lý quỹ, cơ chế tài chính và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc giải quyết chế độ BHXH và nghiệp vụ thu, chi BHXH theo thẩm quyền.

- Kiểm tra việc thu chi BHXH đối với các cơ quan đơn vị, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sử dụng lao động để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.

- Từ chối việc chi các chế độ BHXH khi đối tượng tham gia BHXH không đủ điều kiện hưởng hoặc khi khơng có căn cứ pháp lý về các hành vi giả mạo, khai man hồ sơ để hưởng BHXH.

cho đối tượng tham gia BHXH.

- Giải quyết khiếu nại tố cáo của tổ chức và cá nhân về việc thực hiện chính sách BHXH.

- Lưu trữ hồ sơ đối tượng tham gia và hưởng BHXH.

- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách về BHXH.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương và địa phương, các bên tham gia BHXH để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách BHXH.

- Quản lý cơng chức viên chức, tài chính, tài sản và thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh như sau

+ Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách chế độ BHXH, cấp các loại sổ, thẻ BHXH.

+Tổ chức thực hiện các khoản đóng góp BHXH bắt buộc và tự nguyện. +Tổ chức quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH.

+ Tổ chức quản lý, lưu giữ hồ sơ các đối tượng hưởng BHXH.

+ Tổ chức thực hiện chi các chế độ BHXH cho các đối tượng đúng quy định. + Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, chế độ kế tốn thống kê theo quy định của Nhà nước và BHXH Việt Nam.

+ Kiểm tra thực hiện chế độ thu, chi BHXH đối với các tổ chức sử dụng lao động, cá nhân. Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, cơ quan pháp luật để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.

+ Giải quyết khiếu nại tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền. + Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ BHXH trên địa bàn. + Tổ chức thông tin, tuyên truyền về BHXH.

+ Tổ chức ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động.

+ Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, cơng chức, viên chức tài chính và tài sản thuộc BHXH tỉnh theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố như sau + Xây dựng chương trình kế hoạch cơng tác năm trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

+ Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH; đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc trực tiếp thu theo phân cấp của BHXH tỉnh.

+ Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi cho các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH do BHXH chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ danh sách tăng giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi.

+ Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo BHXH tỉnh xem xét giải quyết.

+ Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi BHXH ở xã, phường.

+ Thực hiện công tác tuyên truyền về BHXH.

+ Quản lý công chức viên chức, tài chính và tài sản theo quy định phân cấp của BHXH tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 42 - 45)