Cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 54)

2.1. Giới thiệu khái quát về BHXH huyện Nho Quan

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Nho Quan

( Nguồn BHXH huyện Nho Quan ) 2.1.3. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu yếu của BHXH huyện Nho Quan giai đoạn 2015-2017

BHXH huyện Nho Quan luôn chú trọng thực hiện các nhiệm vụ được giao của BHXH Việt Nam c ng như của BHXH tỉnh Ninh Bình. Trong giai đoạn 2015- 2017, bảo hiểm xã hội huyện Nho Quan ẩy mạnh việc tuyên truyền để hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân trong tương lai gần tỷ lệ thu bảo hiểm xã hội ln đạt chỉ tiêu thậm chí vượt chỉ tiêu mà cấp trên đề ra. Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu của BHXH huyện Nho Quan đã đạt được trong giai đoạn 2015-2017.

Bảng 2.1: Bảng phản ánh các chỉ tiêu thu của bảo hiểm xã hội huyện Nho Quan năm 2015-2017

Đvt : triệu đồng Chỉ tiêu thu 2015 2016 2017 BHXH 57.530 66.181 76.627 BHYT 63.975 77.929 93.454 Tổng 121.505 144.110 170.081

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 2015 2016 2017 BHXH BHYT

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của chỉ tiêu thu bảo hiểm xã hội huyện Nho Quan trong các năm 2015-2017

Nhận xét : Qua từng năm, chỉ tiêu thu của bảo hiểm xã hội huyện Nho Quan qua các năm luôn tăng qua đó ta có thể thấy BHXH huyện Nho Quan đã nỗ lực không ngừng trong công tác thu BHXH luôn phấn đấu vượt chỉ tiêu thu do BHXH Việt Nam đề ra. Năm 2015 và 2017, BHXH huyện Nho Quan vinh dự nhận được bằng khen của UBND tỉnh Ninh Bình.

2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng nội dung quản lý chi BHXH ở BHXH huyện Nho Quan năm 2015- 2017

2.2.1. Quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng của các chế độ BHXH

Quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng là công tác thường xuyên, liên tục của cơ quan BHXH, nhằm tránh tình trạng đối tượng chi khơng cịn tồn tại mà nguồn kinh phí chi vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị và cá nhân.

Để thực hiện tốt quản lý chi, đảm bảo được an tồn, kịp thời thì vấn đề cốt lõi là quản lý đối tượng thụ hưởng các chế độ. Bởi lẽ, biết được đối tượng thuộc chế độ nào, ngành nghề nào, thời gian cơng tác, thời gian tham gia BHXH… thì việc chi sẽ được thực hiện đúng mà khơng vướng phải sai sót nào, đồng thời tránh được thất thoát do lạm dụng quỹ.

Nhận thức được vai trò của quản lý đối tượng thụ hưởng và thực hiện mục tiêu phấn đấu của toàn ngành là chi an toàn, đủ số, kịp thời đến tay đối tượng, BHXH huyện Nho Quan đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo quản lý chi các chế độ. Trong những năm qua quản lý chi tại BHXH huyện Nho Quan luôn được đảm bảo an tồn, chưa để xảy ra bất kì trường hợp nào làm mất tiền của đối tượng hưởng. Các đối tượng đều được nhận lương hưu, trợ cấp đúng thời hạn, Hiện nay, quản lý chi tại BHXH huyện Nho Quan đã đi vào nề nếp, tạo được niềm tin đối với đối tượng hưởng chế độ.

Tổng hợp các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH trong những năm qua được thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Tổng hợp đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH

Đơn vị tính : Người Năm HQĐ HVC TNLĐ BNN Tuất ĐSCB CBPX Tự nguyện Tổng Số 2015 372 1.803 44 180 37 18 2.454 2016 393 1.893 47 202 36 30 2.601 2017 419 1.957 52 213 34 50 2.725 (Nguồn: Phịng chế độ BHXH Ninh Bình)

Bảng 2.3: Tổng hợp đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH từ Nguồn ngân sách nhà nƣớc tại huyện Nho Quan Giai đoạn 2015-2017

đvt: người Năm HHQĐ HVC MSLĐ TNLĐ BNN Tuất ĐSCB Tuất ĐSND Trợ cấp 91 Trợ cấp 613 Tổng Số 2015 386 1.582 1.357 21 664 2 3 139 4.154 2016 372 1.526 1.329 22 677 2 3 135 4.066 2017 361 1.466 1.304 21 665 2 3 135 3.957 (Nguồn: Phịng chế độ BHXH Tỉnh Ninh Bình)

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 2015 2016 2017 Nguồn NSNN Nguồn Quỹ BHXH 3-D Column 3

Hình 2.3. Biểu đồ tổng hợp đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH từ Nguồn ngân sách nhà nƣớc và nguồn quỹ BHXH tại huyện Nho Quan

Chế độ hưu trí ln chiếm một tỷ lệ cao là bởi số người về hưu đang tăng lên qua các năm, nhất là trong khu vực hành chính sự nghiệp.

Việc quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng tại BHXH huyện Nho Quan được thực hiện thơng qua quản lý hồ sơ đối tượng. Phịng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ của BHXH tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH hàng tháng, hồ sơ hưởng BHXH một lần, hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Quy trình thực hiên tiếp nhận và trả kết quả tham gia, giải quyết chế độ BHXH, BHYT:

Hình 2.4. Quy trình thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tham gia, giải quyết chế độ BHXH, BHYT

+ Lập hồ sơ hưởng BHXH: Hồ sơ hưởng BHXH được NLĐ, người SDLĐ lập (theo quy định, hướng dẫn của tổ chức BHXH) gửi cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hưởng BHXH do người sử dụng gửi đến.

Lập hồ sơ hưởng BHXH Thẩm định xét duyệt hồ sơ Giải quyết chế độ BHXH Lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH Năm Số người

+ Thẩm định xét duyệt hồ sơ: do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm, xem xét tính đầy đủ về thủ tục hồ sơ, tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ.

+ Giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thực hiện trên cơ sở hồ sơ hợp lệ đã được thẩm định xét duyệt để tính mức hưởng chế độ, ra quyết định hưởng chế độ cho NLĐ và tổ chức chi cho NLĐ.

+ Lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH: là công đoạn cuối cùng trong quy trình được cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thực hiện, lưu trữ bảo quản hồ sơ sao cho khoa học, tiện tra cứu, tránh mất mát, hư hỏng.

Thực hiện tốt nghị quyết số1366/QĐ- BHXH ngày 12/12/2014 về quy định quy trình thực hiên tiếp nhận và trả kết quả tham gia, giải quyết chế độ BHXH, BHYT. Bảo hiểm xã hội huyện Nho Quan thực hiện niêm yết công khai theo quy định đảm bảo giải quyết nhanh gọn, đúng, đủ mọi quyền lợi cho người lao động.

Bộ phận một cửa BHXH huyện

Tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân đến giao dịch về BHXH; hồ sơ đăng ký tham gia BHXH do các đại lý thu chuyển đến; hồ sơ của các tổ chức nộp qua dịch vụ bưu điện; nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn vị sử dụng lao động theo phân cấp quản lý để giải quyết tại BHXH huyện.

Tiếp nhận hồ sơ và chuyển về phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh giải quyết đối với hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH huyện đồng thời gửi Phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ danh sách hồ sơ bàn giao đề nghị giải quyết để theo dõi, đôn đốc giải quyết và tổng hợp. Trường hợp đơn vị nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu điện thì bưu điện chuyển thẳng về bộ phận một cửa Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ của BHXH tỉnh.

Đôn đốc bộ phận nghiệp vụ thuộc BHXH huyện giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định.

Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh và từ các bộ phận nghiệp vụ của BHXH huyện để trả cho các tổ chức, cá nhân hoặc trả bưu điện để chuyển về đơn vị.

Hướng dẫn, giải thích cho tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch về hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Thực hiện thu lệ phí theo quy định.

Lưu trữ sổ sách theo dõi việc tiếp nhận và trả kết quả và các tài liệu có liên quan.

Bộ phận một cửa của Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ BHXH tỉnh

Tiếp nhận các thủ tục hồ sơ: cá nhân đến giao dịch về BHXH; hồ sơ do dịch vụ bưu điện chuyển đến; nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn vị sử dụng lao động theo phân cấp quản lý.

Nhận kết quả giải quyết các thủ tục hành chính từ các phịng nghiệp vụ của BHXH tỉnh để trả cho các tổ chức, cá nhân hoặc bưu điện đã nộp hồ sơ tại BHXH tỉnh và cập nhật thơng tin đối với các hồ sơ do phịng nghiệp vụ nhận và giải quyết từ BHXH huyện chuyển đến.

Thực hiện nhiệm vụ quy định tại các Khoản 5, 6, 7 Điều 3 của Quy định này. Đơn đốc phịng nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định; Hướng dẫn, kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính tại BHXH huyện; tổng hợp kết quả tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính của BHXH tỉnh.

Phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh và bộ phận nghiệp vụ BHXH huyện Các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa BHXH huyện và bộ phận một cửa của Phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ; bộ phận chuyên môn của BHXH huyện tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa cùng cấp.

Giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH đảm bảo kịp thời, chính xác theo đúng quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.

Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho bộ phận một cửa của Phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ và bộ phận một cửa BHXH huyện trong giờ hành chính tất cả các ngày làm việc để trả cho tổ chức, cá nhân đúng hẹn. Thời gian trả hồ sơ đã giải quyết cho bộ phận một cửa ít nhất trước một ngày so với phiếu hẹn trả.

Trả lời bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân có hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết, nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu có) trước hạn trả kết quả đồng thời gửi 01 bản cho bộ phận một cửa của BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện để theo dõi, tổng hợp. (Hồ sơ giải quyết tại BHXH tỉnh thì Trưởng phịng nghiệp vụ ký thừa lệnh văn bản trả lời; Hồ sơ giải quyết tại BHXH huyện thì Giám đốc BHXH huyện ký văn bản trả lời). Việc nộp bổ sung hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 3 và Khoản 1, Điều 4 Quy định này. Trường hợp các tổ chức, cá nhân vẫn khơng bổ sung được hồ sơ theo u cầu thì chuyển trả hồ sơ cho bộ phận một cửa để trả lại trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân hoặc qua dịch vụ bưu điện.

2.2.1.1 Thực trạng quản lý chi các chế độ BHXH ở BHXH huyện Nho Quan giai đoạn 2015 - 2017

* Thực trạng chi chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK. * Tổ chức chi

+ Đối với chế độ ngắn hạn:

Hàng tháng, BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý, trong đó các đơn vị đã giữ lại 2% tổng quỹ lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản để kịp thời chi cho người tham gia BHXH khi bị ốm, thai sản theo quy định. Sau khi xét duyệt và giải quyết những hồ sơ này thì lập danh sách chuyển sang phịng Kế hoạch tài chính.

Hàng quý, các đơn vị SDLĐ phải quyết toán với cơ quan BHXH tỉnh số tiền đã chi. Nếu thừa sẽ phải trả quỹ. Nếu số chi vượt quá phần trăm giữ lại thì BHXH tỉnh sẽ thực hiện cấp bù vào tháng đầu quý sau cho đơn vị SDLĐ. Kinh phí sẽ được chuyển khoản về tài khoản của đơn vị để đơn vị có thể trực tiếp chi kịp thời cho đối tượng hưởng các chế độ này.

Đồng thời, BHXH tỉnh c ng nhận báo cáo của BHXH huyện gửi lên để đối chiếu, kiểm tra về mức đóng, thời gian đóng BHXH với từng NLĐ. Sau khi kiểm tra, phịng Chế độ chính sách sẽ lập danh sách chuyển sang phịng Kế hoạch tài chính để

thực hiện quyết toán. Các đơn vị BHXH các huyện, thành phố, sau khi nhận được thông báo của BHXH tỉnh thì thực hiện chi và báo cáo về BHXH tỉnh.

Các chế độ ngắn hạn này được chi trực tiếp qua BHXH các huyện, thành phố hay các đơn vị SDLĐ chứ không thông qua đại lý chi. Và được quyết toán theo quý. Và theo hàng quý, BHXH tỉnh phải lập báo cáo gửi về BHXH Việt Nam.

Về chi dưỡng sức PHSK, hiện nay kinh phí được đưa vào thanh quyết toán với chế độ ốm đau, thai sản, BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố trực tiếp tạm ứng kinh phí và thanh quyết tốn kinh phí chi dưỡng sức PHSK cho NLĐ tại các cơ quan đơn vị SDLĐ do BHXH huyện trực tiếp quản lý. Riêng bộ phận tài vụ một năm 2 lần tạm ứng kinh phí chi dưỡng sức PHSK cho các đơn vị SDLĐ, các đơn vị BHXH trong toàn tỉnh theo bảng kê đã được phê duyệt. Cuối tháng 6 và tháng 12, yêu cầu các đơn vị gửi báo cáo kế toán và báo biểu thanh quyết toán chi nghỉ dưỡng sức PHSK về BHXH tỉnh để thẩm định và tổng hợp quyết toán.

* Kết quả thực hiện

Chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK là nhiệm vụ thiết thực nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ, CCVC đang công tác, yêu cầu công tác xét duyệt hồ sơ phải chính xác, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ. BHXH tỉnh luôn được sự quan tâm cấp kinh phí kịp thời của BHXH Việt Nam để BHXH tỉnh Ninh Bình chủ động xét duyệt chi thường xuyên, kịp thời.

Chi cho chế độ thai sản là khoản chi lớn nhất trong các khoản chi trợ cấp ngắn hạn của BHXH. Đây là một chế độ do yêu cầu kết hợp của rất nhiều các cơ quan, đoàn thể cùng phối hợp thực hiện (Y tế, BHXH, Cơng đồn, người SDLĐ, Nhà nước), chính vì vậy địi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ lợi ích cho các bà mẹ; đồng thời c ng phải thực hiện chi đúng, chi đủ cho các đối tượng được hưởng chế độ này. Ngoài ra, việc quy định thời gian nghỉ c ng cần tính đến các yếu tố về điều kiện và mơi trường làm việc nhằm đảm bảo sức khỏe cho các sản phụ ở các điều kiện khác nhau.

Các văn bản quy định điều kiện hưởng, mức hưởng các chế độ BHXH ngày càng rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho người NLĐ khi hưởng các chế độ. Đây là các chế độ ngắn hạn do vậy nguồn chi cho các chế độ này là từ quỹ BHXH. Do vậy, trong thời gian qua số lượng đối tượng hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK không ngừng tăng lên, thể hiện qua bảng 2.5 dưới đây:

Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy:

Từ năm 2015 đến năm 2017 số đối tượng hưởng chi của các chế độ trên đều có xu hướng tăng từ 462 đối tượng năm 2015 lên 799 đối tượng năm 2017 tương ứng tăng 337 đối tượng hưởng. Năm 2017 tổng số đối tượng hưởng chi của cả 3 chế độ là 779 người, trong đó đối tượng hưởng của chế độ ốm đau là 237 người, chiếm con số lớn nhất tương ứng là 29.66%; chế độ thai sản là 485 người chiếm 60.7%; dưỡng sức PHSK là 9,63% trong tổng số đối tượng hưởng chi năm 2017.

Bảng 2.5: Thống kê số lƣợng đối tƣợng hƣởng chi chế độ ốm đau, thai sản, dƣỡng sức PHSK tại BHXH huyện Nho Quan giai đoạn 2015 - 2017

(Đơn vị: lượt người)

Năm Ốm đau Thai sản Dƣỡng sức PHSK Tổng Đối tƣợng Tốc độ tăng 2015 73 295 94 462 - 2016 96 331 86 513 51 2017 237 485 77 799 286

(Nguồn: BHXH huyện Nho Quan)

Qua các năm số đối tượng luôn tăng là do: Các quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian đã được quy định cụ thể, rõ ràng qua các văn bản bổ sung và hướng dẫn đến từng doanh nghiệp, từng NLĐ khiến cho người tham gia hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình cùng với cơng tác giải quyết chế độ được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người được hưởng.

Tình hình thực hiện chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK tại BHXH huyện Nho Quan giai đoạn 2015 - 2017 được trình bày trong bảng 2.6 dưới đây:

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)