Mơ hình cơ chế quản lý chi BHXH

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 69 - 70)

Dựa vào các quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam hiện nay, cơ quan BHXH huyện Nho Quan đã thực hiện và thu được những kết quả, trong đó có cả những thuận lợi và khó khăn. Do địa bàn huyện rộng gồm nhiều xã (27 xã thị trấn) tổng số lao động có 16 đ/c. Nên đơi khi hoạt động này còn khá chậm trễ.

Để phân tích rõ thực trạng của cơng tác này, chúng ta phải phân tích riêng từ các mảng BHXH như: BHXH tự nguyện, BHXH bắt buộc…

* BHXH tự nguyện

BHXH tự nguyện đã được triển khai từ năm 2015 số người tham gia cịn q ít, thực tế là chỉ mới có 265 người tham gia. Vì vậy, hoạt động chi hay quản lý chi cho BHXH tự nguyện cịn ít. Huyện Nho Quan đang quản lý 50 đối tượng. Hiện nay đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 3 chế độ là: Chế độ Hưu trí, Chế độ tử tuất

Vì đối tượng tham gia cịn ít đối tượng hưởng c ng ít nên quá trình chi cho đối tượng tham gia bhxh tự nguyện c ng giống với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi được hưởng các chế độ nêu trên.

* BHXH bắt buộc

Theo quy định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của BHXH Việt Nam, ban hành quy định quản lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua quá trình thực hiện Bảo hiểm xã hội huyện Nho Quan đã thực hiện theo đúng quy định của BHXH Việt Nam

Bảng 2.10: Tổng hợp số tiền chi các chế độ BHXH tại BHXH huyện Nho Quan giai đoạn 2015 - 2017

(Đơn vị: triệu đồng)

Năm Tổng số tiền NSNN Quỹ BHXH Tỷ lệ % NSNN Quỹ BHXH 2015 235.212 124.116 111.096 52.77 47.23 2016 239.088 122.856 116.232 51.39 48.61 2017 257.820 127.776 130.044 49.56 50.44

Chi các chế độ BHXH là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của ngành BHXH, có ý nghĩa quan trọng đối với việc giữ gìn trật tự an tồn xã hội, củng cố và phát triển hệ thống ASXH. Vì vậy BHXH huyện Nho Quan khơng ngừng cố gắng, nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, hồn thành tốt nhiệm vụ chi các chế độ BHXH cho đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH trên địa bàn

Nhìn vào bảng số liệu 2.4 cho ta thấy, tỷ lệ nguồn chi từ quỹ BHXH vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2015 là 47.23 %, NSNN là 52.77 %. Đây c ng là một sự thay đổi, bởi trước đây tỷ trọng của NSNN chiếm hơn 90 %. Tuy nhiên có thể nhận thấy xu hướng giảm dần nguồn chi từ NSNN từ 52.77 % (2015) xuống 49.56% (2017). Đó là một sự nỗ lực của toàn ngành nhằm thực hiện đúng chức năng của mình, đảm bảo nguồn chi và giảm gánh nặng cho NSNN. Đồng thời nguồn chi từ quỹ BHXH dần tăng qua các năm (năm 2015 là 47.23 % đến năm 2017 tăng lên là 50.44 %).

Qua các năm từ 2015 - 2017, số tiền chi luôn tăng qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước do số đối tượng tham gia ngày càng tăng làm cho số đối tượng hưởng c ng tăng theo. Thực tế, một đối tượng c ng có thể hưởng một vài trợ cấp, vì vậy đã gây ra áp lực cho quỹ BHXH địi hỏi BHXH Việt Nam cần có cơ chế phù hợp để quản lý quản lý chi để tránh các cá nhân, tổ chức lạm dụng quỹ BHXH.

Nhận xét: Chi lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng của BHXH tỉnh vẫn tồn tại một quy trình: lập danh sách người nhận chuyển tiền cho Bưu điện huyện. Sau khi chi lương hưu và trợ cấp BHXH xong, bưu điện quyết toán số thực chi và chuyển lại những trường hợp chưa nhận về cơ quan BHXH. Quy trình này tốn rất nhiều thời gian cơng sức của nhiều người, đã bộc lộ nhiều hạn chế bất cập. Dễ phát sinh rủi ro, thậm chí tiêu cực, mất tiền bạc trong q trình vận chuyển hoặc trong khi cất giữ và cấp phát.

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 69 - 70)