Sơ đồ thiết kế chụp Ảnh và quét Lidar khu vực Hà Nội 1A

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật thành lập mô hình 3d từ dữ liệu của công nghệ tích hợp LIDAR và ảnh số (Trang 67 - 70)

4.1.2. Các văn bản pháp quy, tài liệu và số liệu sử dụng khi thi công dự án

1. Bảng thống báo tính năng kỹ thuật của máy bay chụp ảnh AN-2 của Công ty bay dịch vụ hàng không Việt Nam (VASCO).

2. Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 2 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về “Sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia VN-2000”.

3. Công văn số 1123/ĐĐBĐ-CNTĐ ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Cục Đo đạc và Bản đồ hướng dẫn sử dụng các tham số tính chuyển từ hệ tọa độ quốc tế WGS-84 sang hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và ngược lại.

4. Quy định kỹ thuật và quy trình cơng nghệ thành lập mơ hình số độ cao và bình đồ trực ảnh bằng công nghệ LIDAR (ban hành kèm theo quyết định số 2097/QĐ-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

5. Hệ thống LIDAR Harrier 56.

4.1.3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật lựa chọn thiết bị và công nghệ áp dụng trong công tác bay chụp ảnh số và quét Lidar trong công tác bay chụp ảnh số và quét Lidar

Các thiết bị sử dụng phải là các thiết bị được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đã được kiểm tra, kiểm nghiệm bởi nhà sản xuất.

58

Hiện nay trên thế giới có nhiều hãng tiến hành nghiên cứu chế tạo hệ thống Lidar, trong số này nổi bật nhất là các hãng Toposys GmbH của Cộng hòa liên bang Đức với sản phẩm mang tên FALCON, HARRIER56 hay hãng Optech của Mỹ có hệ thống ALTM3100, ALTM 3100 EA và tập đoàn đa quốc gia Leica Geosystems GIS & Mapping, LLC với sản phẩm mang tên ALS50, ALS60. Các máy ảnh số cỡ trung bình đi với hệ thống Lidar là các máy DSS của Applanix, AIC của Rollei hay DigiCAM của IGI.

Các nước sử dụng công nghệ Lidar nhiều nhất là Mỹ, Canada, Đức, một số nước phát triển ở châu âu, Australia và mới đây là ấn Độ. Theo các báo cáo khoa học được cơng bố trên thế giới thì những ứng dụng của Lidar là rất khả quan, hiệu quả kinh tế kỹ thuật lớn và là một hướng đi trong tương lai của ngành trắc địa bản đồ hiện đại.

Mỗi hệ thống Lidar có những đặc điểm và ưu thế cũng như giá thành rất khác nhau. Các dòng máy FALCON của Toposys, ALTM3100 của Optech, ALS50 của Leica đều là các hệ thống máy thiết kế cho đa mục đích, nó có thể bay qt được mọi dạng địa hình, độ cao bay tới 3,5-4km nhưng giá thành rất cao. Hệ thống Lidar Harrier56 gắn máy ảnh số AIC của hãng Toposys - Cộng hoà liên bang Đức là một hệ thống Lidar được thiết kế cho mục đích bay qt ở vùng cơng trình, đơ thị có độ cao bay 100-1000m, phù hợp với điều kiện địa hình các đơ thị Việt Nam.

Cơng ty Đo đạc ảnh địa hình tiến hành nghiên cứu các hệ thống Lidar, cân đối giữa mục đích nhiệm vụ và tổng chi phí, lựa chọn hệ thống Lidar Harrier56 để thành lập DEM có độ chính xác độ cao 0,02-0,30m, độ chính xác mặt phẳng 0,20- 0,30m, mật độ 1,5-2 điểm/m2 đồng thời chụp ảnh màu với độ phân giải mặt đất 0,15m tại các vùng đô thị.

4.2. Công tác chuẩn bị, bay quét và xử lý dữ liệu Lidar

4.2.1. Công tác chuẩn bị

59

Đảm bảo thơng tin thời tiết hàng ngày, có những thơng tin chi tiết về sự thay đổi khí tượng trong vùng trực bay. Mặt khác cần chủ động tổ chức quan sát trực tiếp thơng tin khí tượng trong vùng bay để quyết định chính xác ca bay.

Chuẩn bị các trang thiết bị, máy móc phục vụ đo GPS tại các trạm Base; các máy thủy chuẩn để đo nối độ cao cho các điểm Base, các điểm trong bãi hiệu chỉnh.

4.2.2. Bay quét Lidar

Trình bày bám theo qui trình ở mục 3.3 như sau:

- Công tác chọn và đo nối điểm trạm Base.

- Chọn và đo nối điểm trạm đo phục vụ đo điểm hiệu chỉnh mặt phẳng và độ

cao.

- Chọn điểm và đo chi tiết điểm hiệu chỉnh mặt phẳng, độ cao. + Chọn điểm hiệu chỉnh mặt phẳng;

+ Chọn điểm hiệu chỉnh độ cao;

+ Đo điểm hiệu chỉnh mặt phẳng và độ cao.

- Đo GPS tại trạm Base trong quá trình bay quét.

4.2.3. Xử lý kết quả bay quét Lidar

4.2.3.1. Xử lý dữ liệu thô, kiểm tra độ phủ của dữ liệu:

- Trút toàn bộ dữ liệu sau khi bay quét và lưu vào máy chủ. - Chuyển dữ liệu laser từ định dạng sdf  sdc

Sử dụng phần mềm chuyển đổi Rianalyze để chuyển đổi, quá trình chuyển đổi hoàn toàn tự động ngay sau khi ca bay kết thúc, được thực hiện trên máy chuyên dụng mang theo đội bay ( máy tính Field).

- Sdf là dạng file nhị phân chứa đám mây điểm thô.

- Sdc là dạng file của đám mây điểm của hệ thống phần mềm Toppit Trimble 2.1.

60

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật thành lập mô hình 3d từ dữ liệu của công nghệ tích hợp LIDAR và ảnh số (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)