3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại nhà
3.2.3. Giải pháp về sản xuất sạch hơn
Để ngăn chặn và giảm thiểu ơ nhiễm thì việc ngăn chặn tại nguồn phát sinh ô nhiễm là giải pháp quan trọng trong công tác quản lý môi trường. Áp dụng Sản xuất sạch hơn (SXSH) là hướng tới giảm thiểu tác động và mối nguy hại cho môi trường bằng cách giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn bằng một loạt các hoạt động khác nhau. Bên cạnh các giá trị mang lại cho môi trường, bằng cách ngăn chặn việc sử dụng thiếu hiệu quả tài nguyên và ngăn chặn phát thải, sản xuất sạch hơn giúp cho nhà máy giảm chi phí sản xuất, chi phí xử lý và thải bỏ chất thải và giảm trách nhiệm pháp lý. Đầu tư vào sản xuất sạch hơn để ngăn ngừa ô nhiễm, giảm tiêu thụ tài nguyên là biện pháp hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với các biện pháp xử lý “cuối đường ống” đắt đỏ.
Hinh 3.2. Các bước triển khai sản xuất sạch hơn của nhà máy
Bước 1: Khởi động:
- Thành lập nhóm SXSH: đây là nhóm có trách nhiệm tiến hành, theo dõi các cơng việc trong q trình áp dụng sản xuất cho nhà máy. Nhóm này bao gồm từ 5-6 cán bộ là đại diện của các bộ phận sản xuất của nhà máy.
- Phân tích các cơng đoạn sản xuất và xác định lãng phí. Bước 2: Phân tích các cơng đoạn sản xuất:
- Chuẩn bị sơ đồ của quy trình sản xuất. - Cân bằng nguyên vật liệu.
- Xác định chi phí của dịng thải.
- Xác định các nguyên nhân của dòng thải. Bước 3: Đề xuất các giải pháp SXSH : - Đề xuất các cơ hội SXSH.
- Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được. Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH: - Phân tích tính khả thi về kỹ thuật. - Phân tích tính khả thi về kinh tế. - Phân tích tính khả thi về mơi trường.
Bước 1: Khởi động
Bước 2: Phân tích các cơng đoạn sản xuất Bước 3: Đề xuất các giải pháp SXSH
Bước 5: Thực hiện các giải pháp Bước 4: Lựa chọn các giải pháp
SXSH
- Lựa chọn các giải pháp thực hiện. Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH - Chuẩn bị thực hiện.
- Thực hiện các giải pháp.
- Quan trắc và đánh giá các kết quả. Bước 6: Duy trì và sản xuất sạch hơn - Duy trì sản xuất sạch hơn.
- SXSH bền vững.
- Các yếu tố đóng góp cho sự thành cơng của chương trình SXSH.
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của nhà máy. Các giải pháp sản xuất sạch hơn tại nhà máy có thể được chia thành các nhóm sau:
- Giảm chất thải tại nguồn. - Tuần hoàn và tái sử dụng.
Giảm chất thải tại nguồn: Về cơ bản, ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ơ nhiễm.
- Quản lý tốt nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi khơng địi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rị rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng dể tránh tổn thất. Đối với nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3, có thể áp dụng giải pháp này ngay mà khơng tốn nhiều chi phí. Việc quản lý chặt chẽ để mỗi khâu sản xuất, mỗi chi tiết từng thiết bị được giám sát, phát hiện để kịp thời những hư hỏng, rị rì và khắc phục kịp thời sẽ mang lại những hiệu quả to lớn trong vận hành sản xuất của nhà máy. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo cán bộ công nhân viên để nâng cao tay nghề, trách nhiệm trong công việc.
- Kiểm sốt q trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thơng số của
q trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Xem xét và nhận định phát hiện so sách từng thông số kỹ thuật so với tiêu chuẩn và kiểm sốt các thơng số cho gần đến mức tối ưu sẽ tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí và mang lại lợi ích cao cho nhà máy. Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm sốt q trình tốt hơn địi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
- Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi ngun liệu cịn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Đối với nhà máy nhiệt điện, than là nguyên liệu chính để sản xuất ra điện. Mỗi loại than có những đặc tính và chất lượng khác nhau, do đó sử dụng loại than nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của nhà máy và khối lượng phát thải. Nghiên cứu để sử dụng loại than nào có hiệu suất cao và khối lượng phát thải ít cần được quan tâm và có thể xem xét ưu tiên sử dụng để mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để ngun liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ơn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Nhà máy cần đầu tư xem xét để cải tiết hoặc thay thế các thiết bị tốt hơn nhằm tối đa lợi ích và hạn chế tổn thất.
- Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt hệ thống nghiền cải tiến... Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
Tuần hoàn và tái sử dụng: Có thể tuần hồn các loại dịng thải khơng thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 đã vận dụng rất tốt phương pháp này trong việc tái sử dụng các loại nước thải của nhà máy. Các loại nước thải sau khi sử dụng đã được tập trung về bể chứa nước tái sử dụng để phục vụ cho mục đích tưới ẩm tro xỉ, tro bay, tưới kho than, vệ sinh hệ thống băng tải than... của Nhà máy và không xả ra nguồn nước.
- Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) "các dịng thải" để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng tro xỉ của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 đã được các đơn vị hợp tác bên ngoài tiêu thụ tái sử dụng để sản xuất gạch không nung, san lấp mặt bằng và làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng có ích như trộn bê tơng, phụ gia xi măng… Tuy nhiên, số lượng tro, xỉ còn tồn đọng khá lớn nên nhà máy cần có những kế hoạch cụ thể để tiêu thụ hết số lượng tro xỉ này. Mặt khác, đối với rác thải sinh hoạt cần được thu gom và phân loại. Với các loại rác thải là giấy, bao nilon, lọ thủy tinh… có thể bán cho các sơ sở có nhu cầu sử dụng để tái chế.
Như vậy, sản xuất sạch hơn mang lại nhiều lợi ích cho nhà máy bao gồm: - Cải thiện hiệu suất sản xuất;
- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn; - Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
- Giảm ơ nhiễm;
- Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải; - Tạo nên hình ảnh tốt về nhà máy;
- Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn.