Nhóm các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại dự án nhà máy nhiệt điện duyên hải 3 (Trang 97 - 103)

3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại nhà

3.2.4. Nhóm các giải pháp hỗ trợ

3.2.4.1. Tổ chức lại bộ máy quản lý môi trường trong nhà máy

Như đã phân tích ở chương 2, bộ máy quản lý môi trường của nhà máy đang thiếu vì số lượng cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường nhà máy chỉ có 4 người, trong khi cơng tác bảo vệ môi trường là vô cùng lớn và phức tạp. Do đó, bộ máy quản lý mơi trường của nhà máy chưa đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ

bảo vệ môi trường, điều này được thể hiện các công việc liên quan đến môi trường của công ty như: Đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường định kỳ, xử lý nước thải…Công ty phải đi thuê các đơn vị bên ngoài, điều này một mặt làm ảnh hưởng đến chi phí của cơng ty một mặt làm cho công ty không chủ động trong công tác bảo vệ môi trường.

Để thực hiện tốt các chương trình quản lý mơi trường cho tồn bộ hoạt động sản xuất nhà máy cần có cơ cấu tổ chức và nhân sự tốt cho quản lý mơi trường. Nhà máy cần phải lập riêng phịng quản lý mơi trường, chun mơn hóa cán bộ quản lý mơi trường để tránh tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức danh cơng việc, dẫn đến tình trạng khơng có đủ thời gian cũng như năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đề xuất này trong mối quan hệ tổ chức quản lý của nhà máy như mơ tả ở Hình 3.1.

Trực tiếp quản lý

Gián tiếp quản lý, giám sát

Hinh 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường trong nhà máy

GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Tổ chức CTXH trong nhà máy Tổ chức CTXH trong Công ty Tổ chức CTXH trong Công ty Tổ chức CTXH trong Công ty Tổ chức CTXH trong Công ty Tổ chức CTXH trong Công ty Tổ chức CTXH trong Công ty Tổ chức CTXH trong Cơng ty Phó Giám đốc phụ trách chính Phó Giám đốc phụ trách chính Phó Giám đốc phụ trách chính Phó Giám đốc phụ trách chính Phó Giám đốc phụ trách chính Phó Giám đốc phụ trách chính Phó Giám đốc phụ trách chính Phó Giám đốc phụ trách chính Các Phó Giám đốc khác Các Phó Giám đốc khác Các Phó Giám đốc khác Các Phó Giám đốc khác Các Phó Giám đốc khác Các Phó Giám đốc khác Các Phó Giám đốc khác Các Phó Giám đốc khác

PHỊNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

PHỊNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG PHỊNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG PHỊNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG PHỊNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

PHỊNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG PHỊNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG PHÒNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

Cơng tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị

Công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị

Công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị

Công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị

Công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị

Theo đề xuất của tác giả bộ máy quản lý môi trường của công ty bao gồm 3 bộ phận chính:

+ Ban giám đốc: Đứng đầu bộ máy quản lý môi trường của nhà máy là Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm chính về những vấn đề môi trường trước pháp luật. Có một Phó giám đốc phụ trách công tác quản lý môi trường của công ty, giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành, quản lý và theo dõi phịng quản lý mơi trường thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, đồng thời chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác BVMT ở các bộ phận sản xuất trong nhà máy.

+ Phịng quản lý mơi trường: Bao gồm 9 người, Phịng có chức năng là xây dựng các chính sách bảo vệ mơi trường, thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường và được chia thành 3 tổ, mỗi tổ sẽ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau như sau:

- Tổ giám sát chât lượng mơi trường: Bao gồm 3 người, có nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm BVMT của công ty như lập ĐMC, ĐTM, phương án bảo vệ môi trường…; tổ chức quản lý và sử dụng trang thiết bị quan trắc môi trường, đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và dự báo nguy cơ ô nhiễm, suy thối mơi trường các khu vực xung quanh nhà máy; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác BVMT của nhà máy với Ban giám đốc, cơ quản lý Nhà nước theo quy định của Luật môi trường và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên;

- Tổ chức thực hiện cơng tác BVMT: Bao gồm 4 người, có nhiệm vụ đề xuất và tổ chức, phối hợp tổ chức ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ môi trường với lĩnh vực sản xuất; phối hợp với các đơn vị trong công ty thực hiện các giải pháp BVMT; lập dự án, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị thu gom, lưu dữ và xử lý tiêu hủy chất thải công nghiệ; phối hợp với các đơn vị tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ, tuyên truyền, giáo dục thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cho các đơn vị trong nhà máy;

- Tổ giám sát, kiểm tra công tác BVMT: Gồm 2 người, có nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban liên quan để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ

pháp luật về BVMT đối với các đơn vị trong nhà máy; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các dự án môi trường và cải thiện môi trường; theo dõi, kiểm tra, thẩm định việc thực hiện các hợp đồng xử lý chất thải nguy hại theo quy định của Luật môi trường; nghiệm thu, xác nhận khối lượng, chất lượng cơng trình, dự án về mơi trường.

+ Các tổ chức chính trị xã hội trong nhà máy: Để tránh việc vừa là người thực hiện lại vừa là người giám sát công tác BVMT của phịng quản lý mơi trường trong nhà máy do đó cần có sự giám sát của các tổ chức chính trị xã hội trong công ty. Các tổ chức này bao gồm: Đảng ủy, cơng đồn và thanh niên có nhiệm vụ giám sát công tác quản lý cũng như công tác thực hiện BVMT trong cơng ty để từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp kịp thời cho nhà máy trong vấn đề BVMT; ngoài ra các tổ chức này còn là cầu nối giữa bộ máy quản lý môi trường của nhà máy với những người lao động và với những người dân sống xung quanh trong vấn đề BVMT của nhà máy.

3.2.4.2. Giải pháp giáo dục, truyền thông môi trường tại nhà máy

Giáo dục môi trường trong nhà máy là một trong những nội dung, biện pháp giáo dục mơi trường cộng đồng có ý nghĩa thực tiễn, sinh động và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các cán bộ công nhân viên tại nhà máy.

Những thông tin về bảo vệ môi trường như tờ rơi, tranh cổ động, áp phích tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn... được dán trên các bản tin nơi có nhiều cán bộ, nhân viên qua lại như nhà ăn, phịng họp, ... sẽ có tác dụng tốt trong việc truyền đạt những thông tin về môi trường đến các cán bộ, nhân viên trong nhà máy. Việc tổ chức các phong trào ‘ Tết trồng cây’, ‘Xanh, Sạch, Đẹp’ hay ‘Môi trường xanh’... trong nhà máy là hướng tới những việc làm cụ thể về bảo vệ môi trường trong thực tiễn sản xuất đồng thời nâng cao nhân thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên và người lao động. Thông qua các phong trào bảo vệ môi trường trong nhà máy, người lao động sẽ tự giác làm

chủ trong việc ngăn ngừa giảm thiểu sự ơ nhiễm mơi trường tại nơi mình làm việc và cũng ngăn ngừa sự ô nhiễm cho môi trường xung quanh nhà máy.

Như vậy, giáo dục môi trường trong nhà máy góp phần mang lại những hiệu quả về bảo vệ môi trường và cũng mang lại những lợi ích kinh tế và xã hội nhất định cho nhà máy, môi trường lao động của nhà máy được cải thiện hơn.

3.2.4.3. Nâng cao năng lực tài chính cho quản lý mơi trường

Để thực hiện các biện pháp mơi trường địi hỏi nhà máy cần có nguồn lực tài chính lớn. Vì vậy, nhà máy cần phải có giải pháp hình thành nguồn tài chính cho quản lý mơi trường, có chiến lược tài chính cụ thể để đảm bảo thực hiện được các giải pháp đảm bảo mục tiêu môi trường đã đề ra.

Hiện nay, kinh phí cho bảo vệ mơi trường của nhà máy chủ yếu được trích từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh của nhà máy. Duy trì một tỷ lệ nhất định cho chi phí bảo vệ môi trường giúp nhà máy nguồn lực ổn định để quản lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nhà máy.

Sau khi có nguồn kinh phí, cần phải phân phối, sử dụng một cách hợp lý, theo nguyên tắc ưu tiên. Tùy theo mức độ của nguồn kinh phí để lựa chọn những cơng nghệ hiện đại, tận dụng tối đa các yếu tố đầu vào nhằm tránh những tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất hay thực hiện các giải pháp cải tạo từng bước, tận dụng những cơng nghệ hiện có. Việc sử dụng cần phải tiết kiệm, tập trung dứt điểm các dự án trọng điểm.

3.2.4.4. Tiếp cận và sử dụng hạch toán mơi trường

Hạch tốn mơi trường là một bộ phận quan trọng trong quản lý môi trường của doanh nghiệp. Việc áp dụng hạch tốn mơi trường sẽ đưa ra sự đánh giá hồn thiện hơn đối với các chí phí liên quan đến mơi trường, sức khỏe cộng đồng và các lợi ích cho doanh nghiệp. Hạch tốn mơi trường có thể được sử dụng như một thành phần của hệ thống quản lý môi trường để tuân thủ theo tiêu chuẩn .

Hạch tốn mơi trường thực sự cần thiết cho sự phát triển bền vững của nhà máyvì hạch tốn mơi trường địi hỏi một cách nhìn mới đối với chi phí mơi trường, các hoạt động và quy định về mơi trường của nhà máy. Hạch tốn mơi trường mang

lại nhiều lợi ích bao gồm: Cung cấp các thông tin thực tế về tất cả các loại chi phí liên quan đến mơi trường (như chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí ẩn, chi phí hữu hình) và các thơng tin về tất cả các dòng vật chất và năng lượng; giúp nhà máy có thể xác định được đầy đủ tất cả các thơng tin, các chi phí thực của nhà máy. Từ đó, hỗ trợ cho việc ra quyết định trong nội bộ kinh doanh của công ty nhằm hướng tới 2 mục tiêu là cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động bảo vệ mơi trường. Việc quản lý có hiệu quả các chi phí mơi trường có thể cải thiện mơi trường làm việc, bảo vệ tốt hơn sức khỏe cho người lao động, góp phần tạo nên sự thành công trong sản xuất và kinh doanh của nhà máy.

Hạch tốn mơi trường có thể được ứng dụng vào việc phân bố chi phí, lập kế hoạch đầu tư, hay thiết kế quy trình sản xuất. Cụ thể, tách biệt chi phí mơi trường khỏi tổng chi phí sản xuất và phân bổ một cách phù hợp vào quá trình sản xuất, hệ thống hoặc thiết bị. Từ đó, cơng ty Nhiệt điện Duyên Hải có thể thúc đẩy những người quản lý và nhân viên có năng lực tìm ra các biện pháp chống ơ nhiễm, nhằm giảm chi phí và tăng cường hiệu quả. Cơng ty có thể kết hợp hạch tốn mơi trường vào lập kế hoạch đầu tư, tương tự như q trình phân tích tài chính của phương án đầu tư nhưng có tính đến các yếu tố chi phí mơi trường, tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu. Hạch tốn mơi trường có thể được áp dụng linh hoạt với các quy mô và phạm vi sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, mức độ quan tâm, mục tiêu và nguồn lực của công ty, kể cả các doanh nghiệp nhỏ khơng có hệ thống quản lý mơi trường chính thức.

Với những lợi ích của cơng cụ hạch tốn mơi trường, trong thời gian tới, công ty Nhiệt điện Duyên Hải nên tiếp cận và sử dụng công cụ này để hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển kinh doanh một cách bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo tiêu chuẩn trong hạch tốn mơi trường, cơng ty cần phải dành một khoản kinh phí tương đối lớn để đầu tư cơng nghệ thân thiện với mơi trường, chi phí th các chuyên gia môi trường, công nghệ tư vấn lựa chọn các thiết bị, quy trình quản lý các hoạt động có liên quan đến mơi trường và lập báo cáo hạch tốn mơi trường của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc xây dựng cơ chế,

chính sách khuyến khích đẩy mạnh áp dụng mơ hình hạch tốn mơi trường, xây dựng về quy trình về tài chính mơi trường, hệ thống thông tin môi trường, cung cấp các số liệu cần thiết cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại dự án nhà máy nhiệt điện duyên hải 3 (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)