1.2. Tổng quan thực tiễn về công tác quản lý môi trường các nhà máy
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3
Từ những kinh nghiệm quản lý môi trường của các nhà máy nhiệt điện trong nước và nước ngoài, các bài học cho Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 như sau:
Cải tiến kỹ thuật, áp dụng những công nghệ sạnh trong hoạt động và sản xuất: Thực tế cho thấy, để áp dụng thay đổi tồn bộ cơng nghệ sản xuất sạch và hiện đại đòi hỏi phải đầu tư một nguồn lực tài chính và nhân lực hết sức to lớn. Điều này cần có sự đầu tư, chuẩn bị trong khoảng thời gian khá dài, tuy nhiên, trước mắt nhà máy cần có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để tạo ra nguồn lực, chủ động áp dụng những tiến bộ khoa học tiến tiến trong ngành nhiệt điện.
Thắt chặt công tác quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất: Trong hoạt động sản xuất hàng ngày, nhà máy cần ban hành các quy chế làm việc để vừa nâng cao chất lượng làm việc của từng cán bộ, cơng nhân viên của nhà máy vừa góp phần sử dung tiết kiệm các dạng nguyên vật liệu, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường trong nhà máy và khu vực xung quanh.
Thực hiện nghiêm túc giám sát định kỳ công tác bảo vệ môi trường: Công tác giám sát môi trường của nhà máy được thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước. Thực hiện nghiêm túc công tác này giúp nhà máy có thể chủ động trong công tác xử lý với những sự cố có nguy cơ xảy ra liên quan đến mơi trường.
Minh bạch thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường và cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát của chính quyền, người dân địa phương cùng chủ đầu tư về môi trường: Các hoạt động của nhà máy gây ảnh hưởng đến mơi trường thì người dân là những người đầu tiên phải gánh chịu những hậu quả đó. Minh bạch, cơng khai các biện pháp bảo vệ môi trường giúp tăng sự liên kết giữa nhà máy, chính quyền và địa phương, tránh gây ra những bức xúc trong cộng đồng.
Phủ xanh nhà máy: Tăng cường trồng xây phủ xanh nhà máy là biện pháp giúp giảm thiểu khí CO2, tăng chất lượng khơng khí và mơi trường làm việc trong nhà máy.