Lợi ích của việc áp dụng tính khấu hao TSCĐ vào chi phí được thu hồi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế tài chính áp dụng cho xí nghiệp liên doanh vietsovpetro sau khi kết thúc hiệp định liên chính phủ việt nga (Trang 96)

Như đã trình bày ở chương 1, theo Luật dầu khí thì khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí được thu hồi. Nhưng hiện tại VSP đã khơng trích khấu hao TSCĐ để

tránh các bên rút vốn và chuyển vốn về nước mà không phải chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngồi. Hai phía thu hồi vốn đầu tư qua việc phân chia lợi nhuận từ doanh thu bán dầu sau khi trừ đi các khoản thuế theo quy định và tỷ lệ dầu để lại cho VSP để bù đắp chi phí. Việc tính khấu hao TSCĐ của VSP khơng nhằm mục đích xem xét phương án phân chia sản phẩm và chỉ có ý nghĩa về phương diện hạch tốn và quản lý, tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư. Giả định đến năm 2010, VSP đánh giá lại tài sản và giá trị tài sản cố định lúc đó là:

- Nguyên giá : 3500 triệu USD - Hao mòn lũy kế : 2500 triệu USD - Giá trị còn lại : 1000 triệu USD

Từ 2011-2020, VSP thực hiện khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng trong 10 năm, mỗi năm là 100 triệu USD. Và giả định số tiền khấu hao này lập quỹ khấu hao và được tính vào chi phí thu hồi.

Thể hiện các chỉ tiêu kinh tế, khai thác dầu của mỏ Bạch Hổ và Rồng từ 2011- 2020 với cách tính khấu hao vào chi phí được thu hồi dầu ở bảng 3.13.

So sánh phương thức phân chia sản phẩm bình thường đang áp dụng tại VSP và phương thức phân chia sản phẩm tính khấu hao vào chi phí thu hồi dầu tại bảng 3.14.

Theo bảng 3.14., khi tính khấu hao TSCĐ vào chi được thu hồi thì tổng số thu ngân sách nhà nước giảm 500 triệu USD nhưng thu nhập mỗi phía được chia tăng 250 triệu USD.

Nếu việc thực hiện khấu hao tài sản cố định của VSP chỉ nhằm vào mục đích quản lý, sử dụng hiệu quả TSCĐ hiện có của VSP mà khơng ảnh hưởng đến phương án phân chia lợi nhuận của các phía tham gia VSP thì Nhà nước sẽ thu thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn, như phương án trên thì thu thêm được 500 triệu USD.

Tuy nhiên, theo bảng 3.14 khi tính khấu hao TSCĐ vào chi được thu hồi thấy rằng tổng thu phía Việt Nam bao gồm thu về thuế và thu nhập mỗi phía được chia thực chất chỉ giảm 250 triệu USD và đồng thời là thu nhập mỗi phía tăng 250 triệu USD.

gồm thu về thuế và thu nhập mỗi phía được chia giảm nhưng lại làm cho thu nhập mỗi phía được chia tăng lên tương ứng. Đứng ở góc độ nhà đầu tư thì đây là vấn đề mà họ quan tâm và khuyến khích họ đầu tư. Về phía nước chủ nhà thì thu ngân sách có giảm nhưng khi giá dầu tăng hoặc việc kích thích đầu tư có hiệu quả, kết quả tìm thấy được các mỏ có giá trị thương mại thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Với tình hình các trữ lượng thương mại hiện nay đang trên đà giảm sút thì việc kích thích đầu tư là việc cần thiết phải làm để tăng cường thu hút đầu tư khai thác phát hiện các trữ lượng thương mại mới mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.

Bảng 3.14. So sánh các chỉ tiêu kinh tế, khai thác mỏ Bạch Hổ và Rồng giai đoạn 2011-2020 theo hai cách tính khấu hao TSCĐ

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu

Theo phương án khơng tính khấu hao TSCĐ vào chi

phí được thu hồi

Theo phương án tính khấu hao TSCĐ vào chi phí

được thu hồi

Chênh lệch

(1) (2) (2)-(1)

Doanh thu bán dầu 10105.6 10105.6 0

Tổng chi phí 4083.4 3083.4 -1000

Tổng thuế nộp ngân sách 4837.7 4337.7 -500

Thu nhập sau thuế 2741.5 2241.5 -500

Trang trải chi phí xây dựng

và phát triển mỏ 1557 557 -1000

Thu nhập cịn lại chia hai

phía 1184.5 1684.5 500

Thu nhập mỗi phía được

chia 592.3 842.3 250

Tổng thu phía Việt Nam bao gồm thu về thuế và thu

nhập mỗi phía được chia 5429.9 5179.9 -250

Việc tính khấu hao vào chi phí thu hồi dầu là phù hợp với luật pháp Việt Nam và phù hợp với cơ chế tài chính trong mơ hình pháp lý mới của VSP (là TVSP) sau khi kết thúc hiệp định liên chính phủ Việt - Nga. Hoạt động của TVSP phải tuân theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Quy chế quản lý tài chính của Nhà nước và các pháp luật khác của Việt Nam.

Bảng 3.13. Các chỉ tiêu kinh tế, khai thác mỏ Bạch Hổ và Rồng giai đoạn 2011-2020 (tính khấu hao TSCĐ vào chi phí được thu hồi)

STT Các chỉ tiêu

Đơn vị

tính 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2011-2020

1 Sản lượng dầu khai thác ngàn tấn 4250 4212 4020 3947 3791 3481 2988 2737 2471 2129 34026

2 Giá dầu trung bình USD/ tấn 300 300 300 300 300 300 300 300 300 300

3 Doanh thu bán dầu

triệu

USD 1262.4 1250.9 1193.9

1172.2 1125.9 1033.8 887.4 812.9 733.8 632.4 10105.6 4 Chi phí đầu tư -"- 188.8 175.4 211.5 199.3 99.2 56.2 28.2 35.9 24.8 1019.3 5 Chi phí thường xuyên -"- 265.9 282.8 275.2 290.5 292.2 285.8 280.8 280.7 282.4 280.5 2816.8 6 Chi phí thu dọn mỏ -"- 26.6 23.3 20.3 24.0 27.2 31.0 28.8 25.2 22.1 18.8 247.3

7 Tổng chi phí (chưa tính khấu hao TSCĐ) -"- 481.3 481.5 507 513.8 418.6 373 337.8 341.8 329.3 299.3 4083.4 8 Thuế tài nguyên 18% -"- 227.2 225.2 214.9 211.0 202.7 186.1 159.7 146.3 132.1 113.8 1819.0 9 Thuế xuất khẩu -"- 34.6 34.3 32.7 32.2 30.9 28.4 24.3 22.3 20.1 17.3 277.2

10 Phần dầu hồn chi phí, max 25% -"- 315.6 312.73 298.48 293.05 281.48 258.45 221.85 203.23 183.45 158.1 2526.4 11 Khấu hao TSCĐ -"- 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 1000.0

12

Thuế thu nhập doanh

nghiệp 50% -"- 292.5 289.4 273.9 268.0 255.4 230.5 190.7 170.5 149.1 121.6 2241.5 13 Thu nhập sau thuế -"- 292.5 289.4 273.9 268.0 255.4 230.5 190.7 170.5 149.1 121.6 2241.5

Chính vì vậy, tính khấu hao vào chi phí được thu hồi vừa phù hợp với luật pháp Việt Nam vừa làm cho lợi nhuận được chia của các phía tăng, điều đó là địn bẩy khuyến khích đầu tư để thu hút đầu tư khai thác dầu khí phát hiện các trữ lượng thương mại mới mang lại lợi ích to lớn.

Qua phân tích hiệu quả của những biện pháp nhằm hồn thiện cơ chế tài

chính hoạt động thăm dị và khai thác dầu khí áp dụng cho VSP sau 2010 thấy

rằng tất cả những giải pháp hồn thiện về các chính sách thuế, thay đổi về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng của dầu thô cũng như việc trích khấu hao TSCĐ của VSP, việc hình thành quỹ thu dọn mỏ và lập quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu so với dự kiến đều mang lại những lợi ích thiết thực khuyến khích nhà đầu tư đầu tư trong hoạt động tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí trong giai đoạn các trữ lượng thương mại đang giảm dần của VSP, thúc đẩy đầu tư hơn nữa vào mỏ Rồng và các mỏ khác để tìm thấy các trữ lượng thương mại để VSP tiếp tục ổn định và phát triển trong khuôn khổ VSP sau khi kết thúc Hiệp định liên chính phủ Việt - Nga. Khi các trữ lượng thương mại được phát hiện sẽ mang về lợi ích to lớn cho nước nhà. Lợi ích đó khơng chỉ thấy ở thước đo giá trị bằng tiền mà còn cả những giá trị về môi trường hướng tới “sự phát triển bền vững” của Việt Nam.

VSP sau khi kết thúc Hiệp định, cơ chế tài chính đang đứng trước những vấn đề mới. Đó là dịng dầu thương mại giảm dần. Nhu cầu tận thu mỏ, mở rộng mỏ mới đang vẫy gọi đầu tư. Ngành công nghiệp hạ nguồn dầu mỏ của nước ta cũng bắt đầu đi vào hoạt động. Cả chế biến dầu, điện, đạm, khí đốt đang cần nguyên liệu đầu vào từ sự cung ứng của chính quốc, đảm bảo phát triển bền vững. Sự thay đổi không ngừng của cơng nghệ ngành dầu khí cũng đang cần nguồn vốn khổng lồ để tiếp tục nâng cấp đáp ứng cạnh tranh quốc tế.

Những áp lực ấy đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế thơng thống, linh hoạt, tạo được định chế tài chính chuẩn mực, chính sách thuế phù hợp; đảm bảo cân bằng được lợi ích các bên. Điều đó chắc chắn sẽ tạo ra hiệu ứng thu hút đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… và tạo thêm nhiều việc làm mới tiếp tục đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước phát triển

bền vững trước cuộc khủng hoảng năng lượng của một số nước công nghiệp phát triển. VSP đã giúp cho nền kinh tế nước ta bứt phá vượt qua khủng hoảng kinh tế khốc liệt những năm 80 của thập niên trước. Trong tương lai, với những cơ chế tài chính năng động, phù hợp sẽ tạo ra động lực mới để VSP tiếp tục phát triển, góp phần cho nền kinh tế vượt qua khủng hoảng năng lượng và phát triển bền vững.

Bên cạnh những lợi ích thiết thực của việc hồn thiện về các chính sách thuế, thay đổi về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng của dầu thô cũng như việc trích khấu hao TSCĐ của VSP, việc hình thành quỹ thu dọn mỏ và lập quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu thì về phía Nhà nước và Petrovietnam cũng cần một số hồn thiện để giúp VSP có những bước phát triển hơn nữa trong sản xuất kinh doanh của mình. Những hồn thiện đó là:

- Hồn thiện hợp đồng dầu khí mẫu. Các điều kiện tài chính và cách thức phân chia sản phẩm đảm bảo thu hút vốn đầu tư nhưng đồng thời đảm bảo quyền lợi của nước chủ nhà cũng như quyền lợi của nhà đầu tư.

- Hoàn thiện sơ đồ cơng nghệ mỏ. Có những chính sách đầu tư thích hợp để tận thăm dị và khai thác có hiệu quả nhất. Đặc biệt đối với những mỏ nhỏ, xa bờ, có cấu tạo địa chất phức tạp có những kế hoạch và chính sách đầu tư phù hợp để khuyến khích nhà đầu tư đầu tư khai thác tìm kiếm phát hiện những trữ lượng thương mại.

- Việt Nam chưa phát triển dầu khí ở lĩnh vực hạ nguồn, chế biến và lọc hóa dầu, mà lĩnh vực này lại khơng bị điều chỉnh bởi Luật Dầu khí nên cần thiết kịp thời xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật dầu khí trong lĩnh vực hạ nguồn cịn thiếu như quy định vận chuyển khí thiên nhiên, việc đảm bảo an tồn hệ thống đường ống vận chuyển khí trên biển và trên đất liền để phục vụ cho hoạt động dầu khí v.v...Từ đó ngành dầu khí có thể phát triển cả ở lĩnh vực thượng nguồn và hạ nguồn góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kết luận

VSP là liên doanh đầu tiên trong ngành dầu khí Việt Nam, được thành lập trên cở sở Hiệp định liên chính phủ Việt - Nga ngày 19/6/1981 và Hiệp định sửa đổi ký ngày 16/7/1991. Kể từ khi thành lập VSP đã không ngừng phát triển về mọi mặt, trở thành một đơn vị chủ lực của ngành dầu khí Việt Nam với lĩnh vực hoạt động từ tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu đến xây dựng các cơng trình biển, thu gom khí vào bờ. Và bên cạnh đó VSP đã có những đóng góp to lớn cho ngân sách nhà nước từ những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, góp phần phát triển ngành dầu khí Việt Nam nói riêng, vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung của đất nước. Việc VSP tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí sau khi kết thúc Hiệp định liên chính phủ Việt - Nga được khẳng định trong tuyên bố của Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Nga, đó cũng là phù hợp với thực tiễn khi những tiềm năng về dầu khí của VSP theo đánh giá vẫn còn rất lớn.

VSP sau khi kết thúc Hiệp định, cơ chế tài chính đang đứng trước những vấn đề mới. Đó là dịng dầu thương mại giảm dần. Nhu cầu tận thu mỏ, mở rộng mỏ mới đang vẫy gọi đầu tư. Ngành công nghiệp hạ nguồn dầu mỏ của nước ta cũng bắt đầu đi vào hoạt động. Cả chế biến dầu, điện, đạm, khí đốt đang cần nguyên liệu đầu vào từ sự cung ứng của chính quốc, đảm bảo phát triển bền vững. Sự thay đổi khơng ngừng của cơng nghệ ngành dầu khí cũng đang cần nguồn vốn khổng lồ để tiếp tục nâng cấp đáp ứng cạnh tranh quốc tế.

Để VSP tiếp tục khẳng định là doanh nghiệp chủ lực của ngành dầu khí của Việt Nam, tận khai thác mỏ Bạch Hổ và đầu tư vào mỏ Rồng và các mỏ khác để tìm kiếm các trữ lượng thương mại mang lại lợi ích quốc gia thì phải có những chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp đối với mỏ Rồng và các mỏ khác mà điều đó trước hết được thể hiện trong cơ chế tài chính áp dụng cho VSP. Vì vậy, việc nghiên cứu những giải pháp nhằm hồn thiện cơ chế tài chính áp dụng cho VSP sau khi kết thúc Hiệp định liên Chính phủ Việt - Nga là yêu cầu cấp thiết. Kết quả nghiên cứu cho phép đưa ra các đề xuất:

1. Chuyển thuế suất thuế tài nguyên đồng mức sang thuế suất thuế tài nguyên phân biệt theo sản lượng khai thác.

2. Chuyển thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đồng mức sang thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phân biệt theo doanh thu bán dầu.

3. Tăng tỷ lệ doanh thu dầu để lại cho VSP để bù đắp chi phí tìm kiếm thăm dị, phát triển mỏ và khai thác dầu khí.

4. Chuyển Dầu thô khi xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng sang thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 0%.

5. áp dụng tính khấu hao TSCĐ vào chi phí được thu hồi.

6. Trích quỹ thu dọn mỏ dầu khí với mức trích giảm dần theo sản lượng. 7. Lập quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu so với dự kiến.

Lợi ích mong đợi của các giải pháp hồn thiện cơ chế tài chính áp dụng cho VSP sau khi kết thúc Hiệp định liên chính phủ Việt - Nga như sau:

- Khi áp dụng mức thuế tài nguyên phân biệt theo sản lượng khai thác thu nhập sau thuế tăng 8.6 triệu USD; thu nhập mỗi phía được chia tăng 4.3 triệu USD.

- Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất phân biệt thì tổng thu nhập sau thuế tăng 166.4 triệu USD; thu nhập được chia của mỗi phía tăng 83.2 triệu USD.

- Tăng tỷ lệ dầu để lại cho VSP bù đắp chi phí từ 35% lên 50% nên VSP đủ chi phí để đầu tư xây xựng và phát triển mỏ và thu nhập mỗi phía được chia tăng 389.3 triệu USD.

- Nếu dầu thô khi xuất khẩu thuộc diện chịu thuế VAT với thuế xuất 0% thì khi đó, khơng những VSP khơng phải nộp 50.53 tỷ đồng thuế VAT đầu ra của hoạt động sản xuất phụ năm 2006 cho nhà nước mà cịn được hồn lại 196.7 tỷ đồng tiền thuế VAT đầu vào.

- Việc thu dọn mỏ mà lợi ích của nó thể hiện khơng phải ở giá trị nhìn thấy bằng tiền mà được đo lường bằng các giá trị về mơi trường, đó là một mơi trường sạch khơng bị ơ nhiễm. Rồi cuối cùng cũng là các giá trị được quy ra tiền do bảo vệ được mơi trường, khơng phải tốn chi phí cho việc ứng cứu mơi trường bị ơ nhiễm mà đơi khi những chi phí đó là rất lớn.

- Với quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế tài chính áp dụng cho xí nghiệp liên doanh vietsovpetro sau khi kết thúc hiệp định liên chính phủ việt nga (Trang 96)