Biểu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phân biệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế tài chính áp dụng cho xí nghiệp liên doanh vietsovpetro sau khi kết thúc hiệp định liên chính phủ việt nga (Trang 72)

Doanh thu bán dầu

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Đến và lớn hơn 1000 triệu USD 50%

Nhỏ hơn 1000 triệu USD và lớn hơn 500 triệu USD 40%

Đến 500 triệu USD 32%

2.3. Chuyển Dầu thô khi xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng sang thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 0%

Hiện nay, dầu thô nếu tiêu thụ trên thị trường Việt nam phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức 10%. Khi xuất khẩu thì dầu thơ khơng thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Thực tế đến nay chưa nhà thầu nào phải nộp thuế VAT vì tồn bộ dầu đều xuất khẩu.

Tuy nhiên, để phục vụ cho việc tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí, hàng năm VSP phải chi hàng trăm triệu USD cho việc mua sắm các vật tư thiết bị mà

trong đó số thuế VAT đầu vào của VSP lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Do dầu thô xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên VSP khơng được khấu trừ tồn bộ số thuế VAT đầu vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ đuợc khấu trừ theo tỷ lệ rất nhỏ của doanh thu các hoạt động sản xuất phụ tính trên tổng doanh thu bao gồm cả doanh thu xuất khẩu dầu thơ. Vì vậy, vẫn khuyến khích xuất khẩu, nhưng dầu thô khi xuất khẩu thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, thì khi đó VSP sẽ được khấu trừ toàn bộ số thuế VAT

đầu vào cho tất cả các dịch vụ mua sắm, tiêu dùng tại Việt Nam phục vụ cho cơng việc tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí cũng như làm dịch vụ dầu khí cho bên ngồi. Số thuế VAT đầu vào khấu trừ chưa hết được hoàn lại theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng sẽ là nguồn vốn bổ sung để VSP tiến hành các hoạt động tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí cũng như hoạt động dịch vụ cho bên ngoài.

2.4. áp dụng tính khấu hao TSCĐ vào chi phí được thu hồi

Theo quy định chung đối với các doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sở giá trị ban đầu của tài sản cố định và tỷ lệ khấu hao quy định định kỳ trích khấu hao tính giá thành sản phẩm, đồng thời trích và hình thành quỹ khấu hao TSCĐ.

Theo Luật dầu khí thì khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí được thu hồi. Nhưng hiện tại VSP đã khơng trích khấu hao TSCĐ để tránh các bên rút vốn và chuyển vốn về nước như đã trình bày ở chương 1. Hai phía thu hồi vốn đầu tư qua việc phân chia lợi nhuận từ doanh thu bán dầu sau khi trừ đi các khoản thuế theo quy định và tỷ lệ dầu để lại cho VSP để bù đắp chi phí. Việc tính khấu hao TSCĐ của VSP khơng nhằm mục đích xem xét phương án phân chia sản phẩm và chỉ có ý nghĩa về phương diện hạch tốn và quản lý, tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Hiện tại, TSCĐ của VSP bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mịn lũy kế. TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính; khấu hao TSCĐ vơ hình hàng năm được tính trên cơ sở sản lượng khai thực tế và trữ lượng ước tính của từng mỏ.

Tỷ lệ và mức khấu hao TSCĐ của VSP được thể hiện tại bảng 2.3.. Bảng 2.3. Tỷ lệ và mức khấu hao TSCĐ của VSP

Tài sản cố định hữu hình Tỷ lệ khấu hao (%/năm)

Cơng trình dầu khí 2% - 35%

Nhà cửa, vật kiến trúc 3% - 10%

Máy móc, thiết bị 7% - 33%

Phương tiện vận tải 4% - 20%

Tài sản cố định khác 5% - 15%

Tài sản cố định vơ hình Mức khấu hao (USD/tấn)

Mỏ Bạch Hổ 0,75 USD/tấn

Sau 2010 VSP khơng cịn hoạt động theo Hiệp định mà hoạt động của VSP phải tuân theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Quy chế quản lý tài chính của Nhà nước và các pháp luật khác của Việt Nam. Vì vậy, VSP phải trích lập quỹ khấu hao TSCĐ và áp dụng tính khấu hao TSCĐ vào chi phí được thu hồi. Đó là việc hồn tồn phù hợp theo Luật dầu khí và quy định chung của Nhà nước về tính khấu hao TSCĐ và trích lập quỹ khấu hao TSCĐ.

2.5. Trích quỹ thu dọn mỏ dầu khí theo sản lượng với mức trích giảm dần Quy chế về khai thác dầu khí quy định, Nhà điều hành chỉ được phép kết thúc Quy chế về khai thác dầu khí quy định, Nhà điều hành chỉ được phép kết thúc hoạt động khai thác vỉa hoặc mỏ nếu chương trình kết thúc và thu dọn mỏ đã được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và khi Nhà điều hành đã hồn tất chương trình đó và được Petrovietnam xác nhận.

Theo Luật dầu khí, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí phải lập chương trình, kế hoạch, dự tốn chi phí cho việc tháo dỡ các cơng trình cố định phục vụ hoạt động tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí khi mỏ khai thác khơng cịn lợi nhuận tức là phải đóng mỏ và sẽ xuất hiện chi phí cho cơng tác tháo dỡ giàn và thu dọn mỏ, làm sạch môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí phê duyệt. Chi phí cho việc tháo dỡ được tính vào chí phí được thu hồi.

Hiệp định về thăm dị và khai thác dầu khí của VSP chưa tính đến thu hồi chi phí hoạt động dầu khí. Vì vậy, để phù hợp với Luật dầu khí thì thấy rằng VSP phải hình thành quỹ thu dọn mỏ ngay lúc này và việc sử dụng quỹ này chỉ được tiến hành vào cuối đời mỏ khi kết thúc quá trình khai thác dầu.

Theo Nguyễn Xn Thắng [15], có thể sử dụng nhiều phương pháp tính chi phí thu dọn mỏ, nhưng phương pháp tính và xác định chi phí thu dọn mỏ theo sản lượng với mức trích giảm dần thì phù hợp với tình hình thực tiễn của VSP. Bởi vì hiện nay, sản lượng khai thác dầu của VSP đang trên đà giảm dần, trong khi gia tăng trữ lượng khơng đủ bù đắp sản lượng dầu khí khai thác do phạm vi khai thác bị hạn chế giới hạn ở mỏ Bạch Hổ và Rồng.

Mi = ( ) .... 3 2 1 n ni      (2.1)

Trong đó : Mi : mức trích quỹ thu dọn mỏ năm thứ i. i : số năm đã trích quỹ.

n : thời gian dự kiến trích quỹ thu dọn mỏ. Mức trích quỹ thu dọn mỏ tính cho một tấn dầu:

Mtq = Qi Mi

(2.2)

Trong đó : Mtq : mức trích quỹ thu dọn mỏ cho 1 tấn dầu Qi : sản lượng dầu thô dự kiến khai thác

Trên cơ sở Luật Dầu khí và thơng lệ quốc tế thì việc trích quỹ thu dọn mỏ là việc cần và phải làm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí.

2.6. Lập quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu so với dự kiến với dự kiến

Giá dầu thơ và các sản phẩm của nó giữ vị trí hết sức quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của các cơng ty, xí nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của dạng năng lượng này theo dự đoán của Tổ chức năng lượng thế giới – IEA còn kéo dài

trong thế kỷ 21.

Đối với VSP, khi giá dầu lên thì tổng doanh thu của VSP tăng kéo theo các khoản thu nộp nhà nước tăng và lợi tức của các phía cũng tăng, việc đầu tư cho thăm dị và khai thác dầu được đảm bảo, một số năm gần đây việc đầu tư cho hiện đại hóa và thay thế thiết bị, cơng trình mới được lấy từ nguồn để lại do tăng giá dầu sau khi nộp thêm thuế và được các phía phê duyệt.

Nhu cầu năng lượng trên thế giới ngày càng nhiều nên giá dầu thô trong những năm gần đây luôn ở mức cao, tạo điều kiện cho Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đẩy mạnh đầu tư và phát triển sản xuất và kinh doanh.

Số liệu một số năm về doanh thu và các khoản thu thêm do tăng giá dầu ở VSP được thể hiện trong bảng 2.4..

tăng giá dầu là 9013 triệu USD. Nếu tính chung từ 1998 -2006 thì phần thu thêm do biến động của giá dầu tăng hoặc giảm của VSP là 8793 triệu USD.

Bảng 2.4. Doanh thu và các khoản thu thêm do tăng giá dầu

Năm

Doanh thu (triệu USD) Kế

hoạch (triệu USD)

Thực hiện (triệu USD)

1998 1400 1180 Giá dầu giảm làm giảm so với kế hoạch 220 triệu USD 1999 1037 1535 Tăng giá dầu làm tăng 498 triệu USD (VSP: 139 triệu) 2000 1411 2695 Tăng giá dầu làm tăng 1,28 tỷ USD (VSP: 323 triệu) 2001 2162 2632 Tăng giá dầu làm tăng 470 triệu USD (VSP: 99 triệu) 2002 1877 2465 Tăng giá dầu làm tăng 588 triệu USD (VSP: 146 triệu) 2003 2149 2900 Tăng giá dầu làm tăng 751 triệu USD (VSP: 188 triệu) 2004 2080 3450 Tăng giá dầu làm tăng 1,37 tỷ USD (VSP: 344 triệu) 2005 2500 4327 Tăng giá dầu làm tăng 1,83 tỷUSD (VSP: 457 triệu) 2006 2793 5018 Tăng giá dầu làm tăng 2,23 tỷ USD (VSP: 556 triệu)

Khi giá dầu giảm thì việc phân chia sản phẩm đã được quy định theo tỷ lệ cố định, chi phí đầu tư cho các hoạt động dầu khí cũng phải giảm theo, trong khi đó nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất cần thiết để ứng với khối lượng sản xuất và duy trì sửa chữa tăng đặc biệt là cho cơng tác tìm kiếm thăm dị và gia tăng trữ lượng dầu khí vẫn phải được đảm bảo.

Chính vì vậy trong thỏa thuận mới áp dụng cho VSP sau 2010 cần đàm phán

lập quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu so với dự kiến. Nguồn để hình thành quỹ bình ổn từ khoản thu vượt mức do tăng giá dầu, tỷ lệ

trích lập quỹ bình ổn là tồn bộ số tiền thu thêm do tăng giá dầu. Quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí dùng để bù đắp thiếu hụt khi giá dầu xuống thấp hoặc có thể đầu tư cho hiện đại hóa và thay thế thiết bị, cơng trình mới như một vài năm đã làm.

2.7. Một số kiến nghị chung nhằm hồn thiện cơ chế tài chính - Hồn thiện hợp đồng dầu khí mẫu. - Hồn thiện hợp đồng dầu khí mẫu.

- Các dự án dầu khí trong lĩnh vực hạ nguồn hiện nay đang được khẩn trương xây dựng: Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất, Cơng trình khí điện đạm Cà Mau …

nhưng khung pháp luật diều chỉnh lĩnh vực này trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại và các luật khác cịn thiếu vì dầu khí trong lĩnh vực hạ nguồn cũng mang tính chất đặc thù và hơn nữa không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Dầu khí - lĩnh vực thượng nguồn. Vấn đề đặt ra là phải kịp thời xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật dầu khí trong lĩnh vực hạ nguồn cịn thiếu như quy định vận chuyển khí thiên nhiên, việc đảm bảo an tồn hệ thống đường ống vận chuyển khí trên biển và trên đất liền để phục vụ cho hoạt động dầu khí v.v…

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động dầu khí và trong quản trị tài chính.

Hoạt động dầu khí là ngành sử dụng tổng hợp cả khoa học kỹ thuật và khoa học ứng dụng. Việc đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động thăm dị và khai thác dầu khí có vai trị quan trọng và liên quan đến hiệu quả kinh tế. Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và chính phủ, nhiệm vụ của ngành dầu khí hiện nay là khơng ngừng nâng cao hiệu quả bằng cách đầu tư công nghệ theo chiều sâu, tăng hệ số thu hồi dầu, đổi mới và áp dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến vào q trình hoạt động dầu khí. Tuy vậy, việc hiện đại hóa cơng nghiệp dầu khí liên quan đến đầu tư. Vì vậy trong các hợp đồng dầu khí với nước ngồi trên cơ sở tính tốn kỹ sơ đồ cơng nghệ của mỏ có những đầu tư thích hợp nhằm thăm dị và khai thác dầu khí đạt hiệu quả nhất. Hoàn thiện sơ đồ cơng nghệ mỏ có mối quan hệ khăng khít đối với việc quyết định cơ chế tài chính đối với hoạt động động của mỏ và giúp cho quản trị tài chính được linh hoạt và có hiệu quả cao.

Chương 3 lợi ích của các giải pháp hồn thiện cơ chế tài chính áp

dụng cho xí nghiệp liên doanh VIETSOVPETRO sau khi kết thúc Hiệp định liên Chính phủ Việt - Nga

3.1. Lợi ích của các giải pháp về thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp nghiệp

3.1.1. Lợi ích của việc chuyển thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đồng mức

sang thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phân biệt theo doanh thu bán dầu

Hiện nay, sản lượng dầu khai thác của VSP đang trên đà giảm sút, trong khi gia tăng trữ lượng không đủ bù đắp sản lượng dầu khai thác do phạm vi hoạt động bị hạn chế, hiệu quả không cao (Mỏ Rồng).

Sau 2010, trên khu vực hai mỏ Bạch Hổ và Rồng diện tích cần được tiếp tục triển khai cơng tác thăm dị địa chất giảm đi, một mặt do trữ lượng tiềm năng khơng cịn nhiều, mặt khác các cấu tạo dạng vòm nâng chỉ cịn ở các trầm tích Mioxen ở mỏ Rồng. Trữ lượng tiềm năng cấp C3 lơ 09-1 cịn lại sau năm 2010 là 119266 triệu tấn dầu, trong đó trữ lượng của mỏ Rồng là 58386 triệu tấn, mổ Bạch Hổ là 60.88 triệu tấn. Vì vậy, giai đoạn sau 2010, VSP sẽ phát triển thêm một số vùng mới trên cơ sở dự báo gia tăng trữ lượng công nghiệp theo kết quả thực hiện chương trình khoan tìm kiếm thăm dị và thẩm lượng giai đoạn 2010-2015. Dự kiến sẽ đưa các vùng: Vùng Đông bắc Bạch Hổ, vùng Nam Bạch Hổ và vùng Tây nam Bạch Hổ ở mỏ Bạch Hổ; Vùng Nam Rồng, vùng nam Trung Rồng và vùng Yên ngựa ở mỏ Rồng vào khai thác.

Sản lượng khai thác dự kiến giai đoạn 2011-2020 được dự báo theo mơ hình giảm dần và được thể hiện trong bảng 3.1. Trong bảng 3.1., dự kiến đến 2020 tổng sản lượng khai thác đạt 34026 ngàn tấn, trong đó mỏ Bạch Hổ là 23000.6 ngàn tấn chiếm 67%, mỏ Rồng đạt 11025.4 ngàn tấn chiếm 32.4%. Sản lượng khai thác của các vùng mới khơng lớn nên chúng góp phần làm chậm lại nhịp độ khai thác của VSP và đảm bảo ổn định sản lượng khai thác mỏ Rồng. Sản lượng khai thác giảm từ 4250 ngàn tấn năm 2011 xuống còn 2129 ngàn tấn vào năm 2020.

Bảng 3.1. Các chỉ số khai thác hàng năm của mỏ Bạch Hổ và Rồng giai đoạn 2011 -2020

Năm Sản lượng dầu, ngàn tấn

Mỏ Bạch Hổ Mỏ Rồng Cộng VSP 2011 3,285.4 965.0 4,250.4 2012 3,141.5 1,070.4 4,211.9 2013 2,784.5 1,235.3 4,019.8 2014 2,442.8 1,504.1 3,946.9 2015 2,200.1 1,591.0 3,791.1 2016 2,044.5 1,436.5 3,508.0 2017 1,899.3 1,088.5 2,987.8 2018 1,870.5 866.7 2,737.2 2019 1,771.2 699.3 2,470.5 2020 1,560.8 568.6 2,129.4 Cộng 2011-2020 23,000.6 11,025.4 34,026.0

Dựa trên khả năng khai thác cao nhất của VSP, theo mơ hình phân chia sản phẩm hiện đang áp dụng cho VSP, tính tốn các chỉ tiêu kinh tế, khai thác hai mỏ Bạch Hổ và Rồng tại bảng 3.2.:

- Tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2011-2020 là: 34026 ngàn tấn trong đó từ mỏ Bạch Hổ 23000.6 ngàn tấn, từ mỏ Rồng 11025.4 ngàn tấn.

- Giả sử giá dầu trung bình là 300USD/tấn, doanh thu bán dầu sẽ là 10105.6 triệu USD.

- Tổng thuế nộp ngân sách là 4837.7 triệu USD.

- Tổng chi phí xây dựng và khai thác hai mỏ Bạch Hổ và Rồng giai đoạn 2011-2020 dự kiến chiếm 40.4% doanh thu bán dầu. Như vậy nếu phần dầu để lại khơng q 25% doanh thu thì hai phía phải trang trải bổ sung bằng phần lợi nhuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế tài chính áp dụng cho xí nghiệp liên doanh vietsovpetro sau khi kết thúc hiệp định liên chính phủ việt nga (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)