Chủ trương của đảng và nhà nước trong thời đại công nghiệp 4.0

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO (Trang 45)

6. Kết cấu khóa luận

1.3 Một số chính sách ảnh hưởng đến xây dựng và triển khai phần mềm quản lý

1.3.1 Chủ trương của đảng và nhà nước trong thời đại công nghiệp 4.0

Trên cơ sở Kết luận ngày 10-6-1997 của Thường vụ Bộ Chính trị theo Thơng báo số 75-TB/TW về việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan Trung ương Đảng và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; Chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Ban Bí thư đã ký Quyết định số 47-QĐ/TW ngày 06-8-2002 ban hành Đề án tin học hóa hoạt động của cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 (Đề án 47). Sau khi Đề án 47 kết thúc, Ban Bí thư đã ra Quyết định 06-QĐ/TW ban hành Đề án tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2006-2011 (Đề án 06). Chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng qua các đề án đã thể hiện rõ, đó là ứng dụng CNTT để góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Trên cơ sở Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1-7-2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Quyết định số 260-QĐ/TW ngày 1-10-2014 của Ban Bí thư

phê duyệt Chương trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2015-2020. Triển khai thực hiện các đề án và Chương trình 260, các cơ quan Đảng nói chung và Ngành Kiểm tra Đảng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thơng tin trong hoạt động của mình và đến nay đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị, trên tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25-7-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược An ninh mạng quốc gia, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 25-7-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại các cơ quan Trung ương Đảng thời gian tới cần tiếp tục triển khai trên một số mặt cụ thể sau:

Một là, tham gia vào trục liên thông văn bản quốc gia. Trục liên thông văn bản

quốc gia là tiền đề của nền tảng tích hợp dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số. 95/95 cơ quan ở Trung ương và địa phương (gồm Văn phòng Trung ương Đảng; 31 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đã hoàn thành kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

Các phần mềm quản lý văn bản của bộ, ngành, địa phương đã được kết nối, liên thông cả theo chiều dọc và chiều ngang một cách thơng suốt và có tính hệ thống, văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an tồn giữa các cơ quan nhà nước. Hiện nay, Văn phòng Trung ương Đảng đang xây dựng phương án kết nối, gửi nhận văn bản giữa các cơ quan Đảng với Văn phịng Chính phủ thơng qua trục liên thơng văn bản quốc gia.

Việc kết nối, gửi nhận văn bản có thể mơ tả như sau:

- Các cơ quan Đảng ở Trung ương cũng như các tỉnh ủy, thành ủy muốn gửi văn bản (từ Lotus Notes) sang Văn phịng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố thì sẽ qua hệ thống trung gian đặt tại Trung tâm miền. Hệ thống này sẽ định tuyến, chuyển văn bản điện tử từ hệ thống quản lý văn bản và điều hành của cơ quan gửi tới hệ thống quản lý văn bản và điều hành trục liên thông văn bản quốc gia. Tại đây, Văn phịng Chính phủ, các cơ quan Bộ… sẽ kết nối vào trục văn bản liên thông quốc gia để nhận văn bản.

- Chiều ngược lại, các cơ quan Nhà nước muốn gửi văn bản cho các cơ quan Đảng sẽ gửi lên trục liên thông văn bản quốc gia. Tại đây, máy chủ trung tâm miền sẽ

kết nối tới trục văn bản liên thông quốc gia để lấy văn bản về và định tuyến chuyển tiếp tới nơi nhận.

Hai là, chứng thực điện tử và chữ ký số. Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp

với Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng hệ thống chứng thực điện tử, chữ ký số, bảo đảm việc chứng thực, ký số nhanh chóng, thuận tiện trên mạng thơng tin diện rộng của Đảng. Hệ thống chứng thực được đặt tại Văn phòng Trung ương Đảng kết nối, đồng bộ sang Ban Cơ yếu Chính phủ, các cơ quan đảng trong mạng thơng tin diện rộng của Đảng kết nối với Văn phòng Trung ương để sử dụng hệ thống chứng thực điện tử. Hiện nay, Văn phòng Trung ương Đảng và Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp tục hướng dẫn, đơn đốc các cơ quan Đảng đăng ký, tiếp nhận, quản lý chữ ký số của cá nhân và tổ chức để ứng dụng đồng bộ trong toàn hệ thống. Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đào tạo, tập huấn về vai trị, mục đích, cách sử dụng chữ ký số cho tồn thể cán bộ, cơng chức và đã đăng ký, tiếp nhận chữ ký số cho một số vị trí, chức danh theo thẩm quyền ký.

Ba là, thiết kế, xây dựng các hệ thống thông tin và phần mềm ứng dụng theo

hướng thống nhất. Văn phòng Trung ương Đảng hiện đang xây dựng Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin và truyền thông thống nhất trong các cơ quan Đảng. Mục đích là để tạo một mơ hình thống nhất, làm căn cứ để các cơ quan Đảng đầu tư, xây dựng và khai thác các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ, quản lý và điều hành; tăng cường kết nối liên thơng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các cơ quan Đảng như Hệ thống thông tin chuyên ngành Tổ chức Xây dựng Đảng, Hệ thống thông tin chuyên ngành Kiểm tra Đảng, nâng cao khả năng tận dụng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu sẵn có; tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng trong khai thác thông tin…

Triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu cốt lõi như: Văn kiện Đảng, Hồ sơ đảng viên, Hồ sơ Cán bộ công chức các cơ quan Đảng, Mục lục hồ sơ kho lưu trữ… để làm cơ sở kết nối, liên thông dữ liệu cho các hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung dữ liệu. Đồng thời, xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung như: Văn bản quy phạm pháp luật, Cán bộ cơng chức cơ quan Đảng, Cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cơ sở dữ liệu về Đơn thư tố cáo, khiếu nại, dữ liệu về Văn bản và hồ sơ công việc,dữ liệu về Đề tài khoa học….Xây dựng Cổng thông tin điện tử nội bộ của Đảng

trên mạng diện rộng, Cổng thông tin điện tử của Đảng trên Internet, làm cơ sở cho việc tích hợp các hệ thống thơng tin chuyên ngành và các ứng dụng dùng chung.

Bốn là, bảo đảm nguồn nhân lực triển khai ứng dụng CNTT. Cần tăng cường đào

tạo, bồi dưỡng, tập huấn dưới các hình thức, phương thức khác nhau (trực tiếp, trực tuyến, dài hạn, ngắn hạn…) với các nội dung kỹ thuật chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật và rèn luyện kỹ năng sử dụng cho cán bộ, công chức các cơ quan Đảng sử dụng các ứng dụng trên mạng thông tin diện rộng của Đảng và mạng Internet bảo đảm an ninh, an tồn thơng tin.

Như vậy đảng và nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, người dân tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống kinh tế để phục vụ cho công việc và kinh tế phát triển. Việc xây dựng phần mềm quản lý được nhà nước ủng hộ rất nhiều trong thời kì cơng nghiệp 4.0 nên các chính sách của nhà nước dành cho việc xây dựng phát triển phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin là rất tốt để chúng ta có thể xây dựng phần mềm.

1.3.2 Chính sách của Bộ Cơng Thương

- Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về giải pháp công nghệ và yêu cầu kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa như sau.

a) u cầu về cơng nghệ thơng tin:

1. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm trang thiết bị cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng, bảng thông tin giao dịch điện tử, trang thông tin phục vụ hoạt động giao dịch.

2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm máy chủ, máy tính cá nhân, máy in, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ, thiết bị hiển thị thông tin, hệ thống đường truyền, hệ thống chống sét, hệ thống lưu - phát điện và các trang thiết bị khác phục vụ cho hoạt động giao dịch.

3. Trang thông tin điện tử về giao dịch hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa là trang thơng tin điện tử được thiết lập để phục vụ cho việc cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

4. Phần mềm ứng dụng là phần mềm được phát triển và cài đặt trên môi trường phù hợp để thực hiện giao dịch và các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

5. Bảng thơng tin giao dịch điện tử là bảng thông tin của Sở Giao dịch hàng hóa gồm những nội dung: khối lượng chào mua, khối lượng chào bán, giá chào mua, giá chào bán, khối lượng khớp, giá khớp, giá đóng cửa phiên ngày hơm trước, giá mở cửa phiên, mức thay đổi giá trong ngày so giá khớp với giá mở cửa phiên; được thể hiện trên màn hình, trang thơng tin điện tử hoặc các thiết bị hiển thị khác của Sở Giao dịch hàng hóa.

b) Yêu cầu về phần mềm ứng dụng:

1. Phần mềm ứng dụng tại Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên Sở Giao dịch hàng hóa, Trung tâm thanh tốn, Trung tâm giao nhận hàng hóa phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về thị trường mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa và phù hợp với điều kiện hoạt động, yêu cầu quản lý nghiệp vụ trên Sở Giao dịch hàng hóa.

2. Giải pháp cơng nghệ được lựa chọn để xây dựng phần mềm ứng dụng phải đáp ứng khả năng mở rộng giao dịch của thị trường Sở Giao dịch hàng hóa.

3. Phần mềm ứng dụng phải được kiểm thử chặt chẽ trước khi được đưa vào vận hành cả bản chính thức và các bản cập nhật, Sở Giao dịch hàng hóa phải lập biên bản cho mỗi lần kiểm thử.

4. Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên Sở Giao dịch hàng hóa sử dụng phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về bản quyền phần mềm theo quy định của pháp luật.

c) Yêu cầu về tính năng kỹ thuật của phần mềm ứng dụng:

1. Phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh tốn, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 1 (một) năm.

2. Các phần mềm giao dịch hàng hóa phải có khả năng kiểm sốt các truy cập về thao tác nghiệp vụ trong giao dịch, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, chống sai sót.

3. Phần mềm ứng dụng phải có các chức năng nhật ký thao tác phục vụ cho việc kiểm tra giao dịch của người sử dụng, kiểm tra những dữ liệu người sử dụng đã truy cập, đã chỉnh sửa, thời gian truy nhập, truy xuất.

4. Dữ liệu lưu trữ để giám sát người sử dụng bao gồm tài khoản người dùng và thời gian truy cập thông tin vào hệ thống; tài khoản và thời gian tạo ra dữ liệu, thời gian sửa dữ liệu cuối cùng và thời gian kiểm soát dữ liệu.

5. Cơ sở dữ liệu của phần mềm ứng dụng phải được tổ chức để hệ thống phần mềm dễ dàng cập nhật thông tin, tổng hợp, lựa chọn, xử lý, truyền dẫn nhanh chóng và chính xác.

d) Yêu cầu chung về đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin của phần mềm ứng dụng

1. Phần mềm ứng dụng phải đảm bảo có khả năng phân quyền theo chức năng đến từng người sử dụng. Mỗi người sử dụng được được phân định rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn. Người không được phân quyền không thể truy cập vào công việc của người khác.

2. Đối với các phần mềm ứng dụng có chức năng giao dịch qua mạng Internet phải có cơ chế kiểm soát truy nhập, xác thực người sử dụng, bảo mật dữ liệu trên đường truyền, đảm bảo tính tồn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ.

3. Mật khẩu người sử dụng khi lưu trữ phải được mã hóa. Nghiêm cấm trao đổi mật khẩu người sử dụng dưới dạng văn bản khơng mã hóa (clear text) trong mọi trường hợp, ngoại trừ mật khẩu sử dụng một lần. Việc in, gửi mật khẩu cho người dùng trong hệ thống phải được bảo mật.

4. Phần mềm ứng dụng phải có chức năng sao lưu dự phòng, phục hồi các dữ liệu, thơng tin giao dịch hàng hóa và các thơng tin khác trong vịng 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi phát sinh sự cố kỹ thuật.

5. Trước khi đưa phần mềm ứng dụng vào vận hành phải đảm bảo phần mềm đã được kiểm tra để phát hiện, khắc phục các lỗ hổng bảo mật và các lỗi phát sinh.

Trên đây là các chính sách của bộ cơng thương về phần mềm ứng dụng trong kinh doanh , qua các chính sách trên có thể thấy phần mềm quản lí kho đáp ứng các chính sách mà bộ cơng thương đưa ra.

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO

2.1 Tổng quan về công ty

2.1.1. Giới thiệu chung

-Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần công nghệ Sapo - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần công nghệ Sapo - Tên tiếng anh: Sapo Technology Joint Stock Company - Tên viết tắt: Sapo JSC

- Loại hình cơng ty: Cơng ty cổ phần - Mã số doanh nghiệp: 0103243195 - Mã số thuế: 0103243195

- Địa chỉ:

Trụ sở chính: Tầng 6 - Tịa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận

Ba Đình, Hà Nội

Chi nhánh:

Lầu 3 - Tịa nhà Lữ Gia, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tầng 2, Số 14-16-18 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Tòa nhà Tecco C, Đường Quang Trung, Phường Quang Trung, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

- Tổng đài tư vấn và hỗ trợ khách hàng: 1800 6750 - Email: support@sapo.vn

- Fax: (024) 3786 8904

- Website doanh nghiệp: sapo.vn

- Slogan: Sapo - Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam.

- Sứ mệnh kinh doanh: “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn".

- Giá trị cốt lõi Sapo luôn hướng đến quyền lợi của khách hàng và nhân viên trong cơng ty:

+) Hành động chính trực +) Tốc độ nhanh

+) Tinh thần đồng đội +) Tôn trọng cá nhân +) Đổi mới liên tục

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Năm Sự kiện

Năm 2008 Chính thức thành lập công ty

Năm 2010 Sapo cho ra mắt giải pháp bán hàng trực tuyến Bizweb

Năm 2012 Bizweb được trao tặng danh hiệu Sao Khuê năm 2012 với hơn 2000 khách hàng

Năm 2013 Bizweb đã ghi danh vào giải thưởng Nhân tài đất Việt 2013 với hơn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO (Trang 45)

w