Nội dung của phát triển kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế thị trường

2.1.4. Nội dung của phát triển kinh tế thị trường

Sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường

Thực tiễn phát triển và lý luận kinh điển của Mác đều khẳng định tính tất yếu và phổ biến của kinh tế thị trường trong quá trình phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Do vậy, đối với bất cứ quốc gia nào chưa trải qua kinh tế thị trường, để giải quyết được vấn đề phát triển, trước hết phải phát triển kinh tế thị trường theo đúng nghĩa; phải tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát huy cao nhất năng lực phát triển của thị trường để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Chỉ trên cơ sở đó, xét theo mục tiêu chiến lược, mới thốt khỏi tình trạng lạc hậu, nhờ đó, có điều kiện vật chất và tinh thần để đáp ứng các mục tiêu xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, kinh tế thị trường không phát triển theo một phương án duy nhất (phát triển thành kinh tế tư bản chủ nghĩa), cũng khơng theo một mơ hình đơn nhất (thị trường tự do). Thực tiễn đã xác nhận những phương án và mơ hình phát triển kinh tế thị trường khác nhau mang tính đặc thù, phụ thuộc vào những điều kiện xác định, hoàn cảnh phát triển cụ thể của quốc gia - dân tộc. Một quốc gia đi sau không nhất thiết phải vận dụng cứng nhắc các nguyên lý lý luận; cũng không nhất thiết phải rập khuôn các mơ hình kinh tế thị trường có sẵn ở đâu đó, dù là mơ hình hiệu quả, để giải quyết các vấn đề phát triển mang nhiều nét đặc thù của mình.

Trong q trình tiến hố về mơ hình của kinh tế thị trường trên thế giới, các mơ hình xuất hiện sau đều phản ánh một xu hướng chung trong sự phát triển của kinh tế thị trường. Đó là: 1) Ngày càng nhấn mạnh các mục tiêu xã hội - con người; 2) Thừa nhận vai trò định hướng, tổ chức và điều tiết phát triển của nhà nước. Việc khẳng định tính phổ biến trong các mơ hình kinh tế thị trường đặc thù hàm ý rằng việc lựa chọn mơ hình thị trường định hướng XHCN là đúng với xu hướng chung của lồi người.

Các tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường

Các đặc trưng trên được hệ thống hóa thành các tiêu chí để đánh giá một nền kinh tế thị trường. WTO đã đề xuất năm tiêu chí để đánh giá, đó là: 1) Thương mại không phân biệt đối xử; 2) Tự do hóa thương mại và gia nhập thị trường; 3) Đảm bảo tính minh bạch, tính tiên liệu được trong chính sách thương mại; 4) Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền, chống bán phá giá; 5) Thúc đẩy phát triển và cải cách kinh tế, tạo điều kiện cho chính phủ khắc phục các thất bại của thị trường thông qua ưu đãi thuế quan và thực hiện các dạng trợ cấp được phép.

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra hệ tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường với sáu tiêu chí sau: 1) Mức độ ảnh hưởng của chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp, dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp; 2) Nhà nước khơng can thiệp, bóp méo hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến q trình tư nhân hóa; khơng sử dụng hệ thống thương mại phi thị trường và không áp dụng chế độ bao cấp; 3) Ban hành và thực thi luật doanh nghiệp bảo đảm tính minh bạch, khơng phân biệt đối xử, tạo điều kiện phù hợp cho quản lý doanh nghiệp 4) Ban hành và áp dụng một hệ thống luật thống nhất, hiệu quả và minh bạch đảm bảo tôn trọng quyền sở hữu tài sản và đảm bảo sự vận hành của cơ chế phá sản doanh nghiệp; 5) Tồn tại một khu vực tài chính đích thực, hoạt động độc lập với nhà nước về mặt luật pháp cũng như trên thực tế, chịu sự điều chỉnh của các quy định bảo lãnh đầy đủ, chịu sự giám sát một cách thỏa đáng; 6) Tự do hóa thị trường để mở rộng cạnh tranh.

Mỹ cũng đưa ra sáu tiêu chí để đánh giá một nền kinh tế thị trường: 1) Mức độ chuyển đổi của các đồng tiền nước ngoài với bản tệ; 2) Mức độ thỏa thuận về

tiền lương giữa người lao động và nhà quản lý; 3) Mức độ tự do trong hoạt động của các cơng ty có vốn nước ngồi; 4) Mức độ sở hữu hoặc kiểm sốt của chính phủ đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu; 5) Mức độ kiểm sốt của chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và đối với các quyết định về giá cả và sản lượng của các doanh nghiệp; 6) Các yếu tố khác có liên quan như mức độ tự do hóa thị trường và thương mại, nhà nước pháp quyền, chống tham nhũng.

Trong luận án, tác giả lựa chọn một số tiêu chí từ các bộ tiêu chí của WTO, EU và Mỹ để thiết lập bộ tiêu chí riêng nhằm đánh giá kinh tế thị trường, cụ thể bao gồm: 1) Mức độ kiểm sốt của chính phủ đối với hoạt động phân bổ nguồn lực, giá cả và sản lượng của doanh nghiệp; 2) Mức độ sở hữu hoặc kiểm sốt của chính phủ đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu; 3) Khu vực tài chính độc lập và mức độ chuyển đổi của đồng nội tệ sang ngoại tệ; 4) Mức độ tự do của các cơng ty có vốn nước ngồi; 5) Các yếu tố khác có liên quan như mức độ tự do hóa thị trường và thương mại, nhà nước pháp quyền hay tham nhũng.

Các chương trình phát triển kinh tế thị trường

Mỗi chính phủ sẽ có các hệ thống các chương trình, định hướng và chính sách thực hiện để phát triển thị trường khác nhau. Đối với các nền kinh tế đang trong q trình chuyển đổi, có ba chương trình lớn mà hầu hết các chính phủ đều thực hiện, đó là: tự do hóa kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân. Hầu hết các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi đều xuất phát từ mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung, trong đó nguồn lực và hàng hóa được phân phối thơng qua mệnh lệnh hành chính. Điều này tạo ra sự cứng nhắc và khơng hiệu quả cho tồn nền kinh tế. Do vậy, vấn đề đầu tiên cần giải quyết trong q trình chuyển đổi kinh tế chính là hoạt động tự do hóa kinh tế, để thị trường tự quyết định phân bổ nguồn lực và hàng hóa theo các quy luật thị trường. Thêm vào đó, tồn tại cùng với hệ thống kinh tế kế hoạch tập trung là một khu vực kinh tế công, doanh nghiệp nhà nước được tiếp cận nhiều ưu đãi từ chính phủ nhưng lại hoạt động kém hiệu quả. Do đó, q trình cổ phần hóa, giảm thiểu sự hiện diện của các doanh nghiệp công kém hiệu quả, tăng cường sự tham gia của kinh tế tư nhân là hoàn toàn cần thiết. Cuối cùng là hoạt động phát triển kinh tế tư nhân, khu vực đóng vai trị động lực

thúc đẩy cho toàn bộ nền kinh tế, là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Tự do hóa kinh tế

Tự do hóa kinh tế là vấn đề được đề cập trước nhất đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi mơ hình, từ mơ hình kế hoạch tập trung sang mơ hình thị trường mở. Tự do hóa kinh tế là khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều nội dung, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, luận án chỉ tập trung phân tích hoạt động tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư và tự do hóa trên thị trường tài chính.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tự do hố tài chính là q trình giảm thiểu và cuối cùng là huỷ bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường. Bản chất của tự do hoá tài chính là đưa hoạt động tài chính vận hành theo cơ chế vốn có của thị trường và chuyển vai trị điều tiết tài chính từ Chính phủ sang thị trường, tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Nội dung cơ bản của tự do hóa tài chính bao gồm: Tự do hố lãi suất, tự do hóa tỷ giá, tự do hố hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, tự do hoá hoạt động ngoại hối và tự do hoá hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính. Tự do hố lãi suất là việc cho phép các tổ chức tín dụng được tự do quyết định mức lãi suất huy động vốn và cho vay. Thực chất, lãi suất hoàn toàn để cho cung cầu vốn trên thị trường xác định, ngân hàng Trung ương chỉ sử dụng các cơng cụ can thiệp gián tiếp. Tự do hóa tỷ giá là việc cho phép tỷ giá biến động theo tín hiệu thị trường (vẫn có sự giám sát và điều chỉnh nhất định từ các cơng cụ), góp phần nâng cao tính cạnh tranh và khả năng phản ứng của nền kinh tế trong nước với những thay đổi của nền kinh tế thế giới. Tự do hoá hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là việc thay đổi từ tín dụng phân phối cho một số ít đối tượng khách hàng sang tín dụng khơng phân biệt với mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời, tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vay thương mại. Tự do hố hoạt động ngoại hối là việc cho phép các cá nhân tự do chuyển đổi các đồng tiền nắm giữ.

Tự do hóa đầu tư là q trình trong đó các rào cản đối với hoạt động đầu tư, các phân biệt đối xử trong đầu tư được từng bước dỡ bỏ, các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ dần dần được thiết lập và các yếu tố để đảm bảo sự hoạt động đúng đắn của thị trường được hình thành. Tiến trình tự do hóa đầu tư diễn ra theo ba nội dung chính sau: Loại bỏ dần các rào cản và những ưu đãi mang tính phân biệt đối xử trong hoạt động đầu tư; Thiết lập các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư; Tăng cường các biện pháp giám sát thị trường để đảm bảo sự vận hành đúng đắn của thị trường.

Tự do hóa thương mại, một mặt, với nội dung giảm thiểu, từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa và dịch vụ, phù hợp với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, tồn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế, trên cơ sở lý thuyết ―lợi thế so sánh‖ và quan điểm kinh tế mở. Dưới góc độ đó, đối với các quốc gia, tự do hóa thương mại là một tất yếu khách quan, một mục tiêu cần đạt. Mặt khác, tự do hóa thương mại mà hệ quả là ―mở cửa‖ thị trường nội địa cho hàng hóa, dịch vụ nước ngồi xâm nhập, thường có lợi cho các nước phát triển, có tiềm lực về kinh tế, khoa học và cơng nghệ, hàng hóa và dịch vụ có sức cạnh tranh cao và về cơ bản khơng có lợi cho các nước đang phát triển, nhất là những quốc gia mà hàng hóa và dịch vụ chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ của nước ngồi, ngay ở thị trường trong nước

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa DNNN cũng là một trong những nội dung quan trọng của tiến trình phát triển kinh tế thị trường. Các quốc gia đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngay sau khi giành độc lập, thường ngay lập tức thực hiện hoạt động quốc hữu hóa, tịch thu các tài sản của tư nhân, biến thành sở hữu của nhà nước, và thành lập các công ty nhà nước phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh quốc dân. Sau một thời gian hoạt động, chính phủ các nền kinh tế này nhận ra tính thiếu hiệu quả của mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung và của các tập đồn, doanh nghiệp nhà nước. Do đó, chính phủ của các nền kinh tế này mới thực hiện hoạt động cổ phần hóa các DNNN, với mục tiêu đa dạng hóa sở hữu, tạo động lực mới cho sự phát

triển, củng cố tính hiệu quả, nâng cao năng suất của các DNNN khi có sự tham gia của tư nhân.

Q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quá trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước để tạo dựng một khu vực công ty linh hoạt và hiệu quả, tiến tới mục tiêu cuối cùng là phân bổ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế và cải thiện hiệu quả sản xuất. Ở các nền kinh tế chuyển đổi, một số nhà nghiên cứu cho rằng cổ phần hóa là biện pháp góp phần vào q trình phi nhà nước hóa các hoạt động kinh tế, cổ phần hóa sẽ làm triệt tiêu sở hữu nhà nước, tạo ra một tầng lớp chủ doanh nghiệp mới. Cổ phần hóa cũng có thể nhằm mục tiêu tài chính khi tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân là nội dung đóng vai trị trụ cột trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường tại các nền kinh tế. Kinh tế thị trường hình thành, tồn tại và phát triển được phần nhiều là nhờ sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm năng của đất nước, tăng nguồn nội lực, tham gia phát triển nền kinh tế quốc dân. Khu vực này góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khu vực tư nhân năng động là nhân tố quan trọng giúp tận dụng và khai thác được các nguồn lực nội tại, từ đó đóng góp cho tiến trình phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế tư nhân là việc thiết lập các hệ thống chính sách, văn bản pháp luật, hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân gia nhập thì trường và phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w