Phát triển kinh tế thị trường tại Đức

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế thị trường

2.2.3. Phát triển kinh tế thị trường tại Đức

Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, đứng thứ tư thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản về GDP, đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu. Các ngành công nghiệp chủ yếu của Đức là sản xuất ơ tơ, điện tử, cơ khí và hóa chất nơi 3 triệu nhân cơng làm việc đã mang lại doanh thu lên đến 912 tỷ euro vào năm 2017.

Sau chiến tranh thế giới thứ Hai (1939-1945), Đức thực hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường xã hội với phương châm ―ít nhà nước như có thể, nhiều nhà nước như cần thiết‖. Nhà nước đóng vai trị thiết lập khơng gian kinh tế hiệu quả thay vì tham gia vào hoạt động kinh tế. Cải cách kinh tế theo định hướng thị trường đầu tiên là hoạt động cải cách tiền tệ năm 1948. Mỗi người dân nhận được số tiền ban đầu là 50 Deutsche Mark (DM) và 1DM đổi được 10 Reichsmark. Sau khi thực hiện, 93% số lượng tiền Reichsmark đang lưu hành bị hủy. Kế hoạch cải cách này do Mỹ quản lý dưới sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia. Đức thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội bao trùm. Việc hợp nhất Đông Đức và Tây Đức năm 1990 đã khiến tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, việc Đức tiếp tục duy trì phát triển mơ hình kinh tế thị trường xã hội đã giúp duy trì đà tăng trưởng và giữ được vị thế kinh tế trên thế giới cho đến ngày nay.

Mơ hình kinh tế tại Đức là mơ hình kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ sáng kiến cá nhân và lợi ích tồn xã hội, đồng thời hạn chế các thất bại chủ yếu của thị trường liên quan đến lạm phát, thất nghiệp và công bằng xã hội. Các quyết định kinh tế và chính trị của nhà nước được hoạch định trên cơ sở nhu cầu và nguyện vọng cá nhân. Mơ hình kinh tế thị trường xã hội ở Đức theo đuổi các mục tiêu cụ thể sau: 1) Bảo đảm và nâng cao tự do về vật chất cho mọi công dân nhờ bảo đảm cơ hội kinh doanh cá thể bằng một hệ thống an tồn xã hội; 2) Thực hiện cơng bằng xã hội trên phương diện khởi nghiệp và phân phối; 3) Đảm bảo ổn định xã hội thông qua việc khắc phục khủng hoảng kinh tế và mất cân đối.

Tư tưởng trung tâm của mơ hình là tự do thị trường, tự do kinh doanh, khơng có sự khống chế của độc quyền, đảm bảo quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính độc lập kinh tế và chịu trách nhiệm của chủ doanh

nghiệp, thừa nhận vai trò nhất định của Nhà nước (để đảm bảo phối hợp sự tự do kinh tế với các quy tắc và chuẩn mực xã hội). Có thể ví mơ hình kinh tế tại Đức như một ―sân bóng đá‖ như Ropke và Erhard đã so sánh, trong đó các chủ thể kinh tế là các cầu thủ cịn Nhà nước là trọng tài, đóng vai trị bảo đảm cho trận đấu diễn ra theo luật định trước. Việc thống nhất trong tư tưởng phát triển kinh tế là một trong những yếu tố tiên quyết giúp Đức có thể phát triển thể chế kinh tế thị trường xã hội và đạt được những thành cơng.

Mơ hình kinh tế thị trường xã hội của Đức được phát triển dựa trên 3 trụ cột chính: trật tự kinh tế, nguyên lý vận hành doanh nghiệp và nguyên tắc giáo dục. Về trật tự kinh tế, mơ hình này hướng tới sự kết hợp hài hòa giữa ảnh hưởng của khu vực tư nhân và sự can thiệp của chính phủ. Theo các nhà kinh tế ủng hộ mơ hình này thì cả quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực kinh tế của tư nhân đều có thể ảnh hưởng đến tự do cá nhân. Do đó, để đảm bảo mục tiêu tự do cá nhân, trật tự kinh tế phải loại trừ được những can thiệp khơng chính đáng của hệ thống chính trị và những ảnh hưởng mang tính bành trướng quá mức của các tư nhân. Về nguyên lý vận hành doanh nghiệp, ở đây muốn đề cập đến chế độ cùng ra quyết định của người lao động và chủ doanh nghiệp. Về nguyên tắc giáo dục, Đức quan tâm đến phát triển giáo dục, coi đây là một trong những cột trụ quan trọng của phát triển kinh tế thị trường.

Có thể thấy, tư duy kinh tế thị trường của chính phủ Đức rất rõ ràng, đặc biệt là trong nhận thức về vai trò và quyền hạn của nhà nước đối với nền kinh tế cũng như tầm quan trọng của hoạt động tự do kinh tế. Đây là cơ sở và tiền đề quan trọng đối với hiệu quả thực thi chính sách. Khi đã nhất quán được quan điểm phát triển chung, các chính sách phát triển kinh tế thị trường của Đức sẽ khơng gặp phải các trở lực đến từ các nhóm mang tính bảo thủ muốn duy trì các lợi ích kinh tế riêng.

Bên cạnh các chính sách khuyến khích tự do kinh tế, chính phủ Đức ưu tiên phát triển giáo dục và đảm bảo an sinh, coi đây là một trong những trụ cột chính cho sự phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là mơ hình kinh tế thị trường mang màu sắc của Đức. Mỗi năm chính phủ Đức dành 3 tỷ Euro cho hệ thống dạy nghề đảm bảo thanh niên vừa được đào tạo trong nhà trường vừa được thực tập tại các cơng ty.

Chính phủ Đức liên tục phát triển hệ thống đào tạo hướng nghiệp với mục tiêu đáp ứng những thách thức trong tương lai thông qua Cơng ước Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp, trong đó ngành cơng nghiệp cam kết sẽ cung cấp 30.000 vị trí đào tạo thường xuyên mới và 25.000 vị trí đào tạo định kỳ hàng năm. Quan điểm giáo dục nổi bật của Đức là giáo dục trọn đời, thông qua Ủy ban đổi mới về đào tạo, các chương trình giáo dục được thiết kế để hỗ trợ cho người dân có thể học tập suốt đời.

Hệ thống an sinh và bảo hiểm thất nghiệp cũng giúp nhiều người không trở nên thất nghiệp thông qua tài trợ việc làm trong thời gian ngắn, giảm được tỷ lệ thất nghiệp. Chính phủ Đức thực hiện những điều chỉnh mà khơng làm ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội như nâng độ tuổi hưu trí từ 65 lên 67 và áp dụng một cơ chế chi trả lương hưu trước với sự trợ cấp của nhà nước. Theo báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019, nhóm chỉ số Nhân lực của Đức ln đúng ở vị trí cao, chỉ số Sức khỏe đứng thứ 31/141 quốc gia và chỉ số Kỹ năng lao động đứng thứ 5/141 quốc gia. Có thể nói, mơ hình kinh tế thị trường xã hội tại Đức khơng đưa ra một chương trình cụ thể về chính sách hay thể chế, thay vào đó chính phủ Đức ln có những điều chỉnh thích hợp với từng giai đoạn.

Nghiên cứu mơ hình phát triển kinh tế thị trường tại ba nền kinh tế Hong Kong, Hàn Quốc và Đức cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt trong mơ hình phát triển. Ba nền kinh tế đều đề cao vai trò của kinh tế tư nhân, tự do hóa kinh tế và giảm thiểu vai trị của nhà nước trong nền kinh tế. Điểm khác biệt giữa ba nền kinh tế chính là mức độ tự do hóa kinh tế, phạm vị điều tiết và can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và không gian phát triển cho kinh tế tư nhân. Hong Kong là nền kinh tế có mức độ tự do cao nhất, các hoạt động kinh tế đều diễn ra theo tín hiệu thị trường, không gian cho tư nhân phát triển rất rộng. Trong khi đó, phạm vi phát triển của khu vực tư nhân Hàn Quốc lại có sự giới hạn hơn khi Hàn Quốc vẫn có những tập đồn kinh tế liên quan đến nhà nước chi phối. Đức lại đi theo mơ hình kinh tế xã hội, bên cạnh việc ưu tiên tự do kinh tế, chính phủ Đức đặc biệt coi trọng đến các vấn đề an sinh xã hội. Có thể thấy, sự khác biệt trong thể chế chính trị, kinh tế đã hình thành nên các mơ hình kinh tế thị trường khác nhau tại các quốc gia. Các

thể chế này cũng góp phần quyết định mức độ thành công kinh tế của các nền kinh tế.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đi vào phân tích cơ sở lý luận của q trình phát triển kinh tế thị trường tại Iran. Chương hai đề cập đến các nội dung chính của nền kinh tế thị trường, các khái niệm cơ bản, các đặc trưng, thống kê một số mơ hình kinh tế thị trường đặc trưng và nội dung của phát triển kinh tế thị trường. Sau đó, nghiên cứu sinh đi vào phân tích một số mơ hình phát triển kinh tế thị trường đặc trưng tại một số quốc gia như Hong Kong, Hàn Quốc và Đức. Mỗi một thể chế kinh tế thị trường tại các quốc gia này đều có một đặc trưng riêng, phù hợp với thể chế chính trị và hồn cảnh lịch sử của quốc gia. Nếu Hong Kong phát triển theo mơ hình kinh tế thị trường tự do, Đức phát triển theo mơ hình kinh tế thị trường xã hội thì Hàn Quốc lại phát triển theo một mơ hình kinh tế thị trường hỗn hợp, nhà nước khuyến khích sự phát triển của kinh tế tư nhân nhưng vẫn duy trì ảnh hưởng của mình đối với nền kinh tế và ln sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Mơ hình thể chế kinh tế của các quốc gia này có thể được xem như hệ quy chiếu để so sánh với mơ hình kinh tế của Iran trong các chương tiếp theo.

Trong chương 2, tác giả cũng đề cập đến các vấn đề liên quan đến thể chế, thể chế kinh tế. Thể chế đóng vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế. Một thể chế tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và ngược lại. Trên thực tế, cả thất bại của thị trường và thất bại của nhà nước đều phổ biến. Hơn nữa, tư duy về phát triển cũng đã có thay đổi về chất, quan tâm mạnh mẽ hơn đến sự phát triển bền vững, hài hịa và vì mục tiêu phát triển con người. Đó chính là những lý do để các học giả tìm lời giải thích sự phát triển dưới lăng kính của thể chế và kinh tế học thể chế. Trong nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt một số kết luận quan trọng của kinh tế học thể chế, đó là: 1) Một thể chế được xem là tốt nếu nó làm giảm chi phí giao dịch và có chế tài hạn chế được xung đột. Không chỉ cạnh tranh trên thị trường, mà sự phối hợp, hợp tác, và học hỏi nhiều khi cũng là nhân tố quan trọng để cải thiện thể chế; 2) Sự phát triển khơng địi hỏi tính đơn nhất của thể chế. Thay vì đơn thuần nhập khẩu mẫu thể chế, mỗi quốc gia phải tìm thể chế thích hợp cho mình. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra một số đặc trưng của thể chế có quan hệ với tăng trưởng kinh tế và phát triển trong dài hạn. Chẳng

hạn tăng trưởng có mối quan hệ chặt chẽ với các biến số như: mức độ bảo hộ quyền sở hữu, cạnh tranh, tham nhũng, chất lượng bộ máy công quyền, và rủi ro thực hiện hợp đồng. Đây cũng là cơ sở lý thuyết phục vụ cho các phân tích, đánh giá ở chương sau của luận án.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w