Bối cảnh phát triển kinh tế thị trường tại Iran

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về kinh tế Iran và bối cảnh phát triển kinh tế thị

3.1.2. Bối cảnh phát triển kinh tế thị trường tại Iran

Iran Nền chính trị thần quyền độc tài

Trước năm 1979, Iran đi theo chế độ quân chủ dưới sự trị vì của vua Mohammad Reza Pahlavi. Sau khi cách mạng Hồi giáo thành cơng, Iran chuyển sang chế độ cộng hịa Hồi giáo, lấy đạo Hồi làm quốc giáo. Lãnh tụ tối cao của Iran, hiện nay là Ayatollah Ali Khamenei, là người đứng đầu hệ thống chính trị. Theo điều 113 hiến pháp Iran, lãnh tụ tối cao có quyền hành cao nhất, là tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang và có tiếng nói quyết định trong mọi chính sách của quốc gia. Lãnh tụ tối cao có trách nhiệm ban hành và giám sát việc thực hiện các chính sách của nhà nước Iran, kiểm soát hoạt động quân sự và có quyền tuyên bố chiến tranh. Những người đứng đầu cơ quan tư pháp, mạng lưới phát thanh truyền hình, lực lượng an ninh quân đội đều là các thành viên chủ chốt của Hội đồng cách mạng do lãnh tụ tối cao chỉ định. Lãnh tụ tối cao do Hội đồng chuyên gia bầu ra dựa vào sự đánh giá và tín nhiệm của dân chúng. Hội đồng chuyên gia chịu trách nhiệm giám sát lãnh tụ tối cao.

Tại Iran, Lãnh tụ tối cao là người chịu trách nhiệm xây dựng và giám sát các chính sách tổng thể của đất nước, là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, kiểm sốt tình báo quân đội và các hoạt động an ninh. Lãnh tụ tối cao là người duy nhất có quyền tuyên bố phát động chiến tranh. Lãnh tụ tối cao chỉ định các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, từ hành pháp đến tư pháp, mạng lưới phát thanh, truyền

hình trong nước, chỉ huy cảnh sát, các tướng tư lệnh vệ binh cách mạng và các lực lượng quân đội. Đây cũng là người chỉ định 6/12 thành viên của Hội đồng bảo vệ Cách mạng.

Hội đồng bảo vệ Cách mạng gồm 12 người, 6 trong số đó do Lãnh tụ tối cao chỉ định. Nhánh tư pháp chịu trách nhiệm giới thiệu 6 thành viên còn lại và các ứng viên phải được Quốc hội thơng qua. Hội đồng bảo vệ Cách mạng có trách nhiệm giải thích Hiến pháp và có quyền phủ quyết Quốc hội. Bên cạnh Hội đồng Cách mạng là Hội đồng chuyên gia, họp định kỳ 1 lẫn mỗi năm, gồm 86 giáo sỹ được bầu ra với nhiệm kỳ 8 năm. Tương tự các cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội, Hội đồng bảo vệ Cách mạng là cơ quan quyết định tư cách của ứng cử viên tham gia vào Hội đồng chuyên gia. Hội đồng chuyên gia bầu ra Lãnh tụ tối cao và có quyền (theo hiến pháp) cách chức Lãnh tụ tối cao ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, việc bãi miễn lãnh tụ tối cao chưa từng xảy ra trong lịch sử. Hội đồng này cũng chưa từng phản đối bất cứ quyết định nào của lãnh tụ tối cao. Ngồi ra Iran cịn có Hội đồng lợi ích có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp giữa Quốc hội và Hội đồng bảo vệ Cách mạng, và cũng là cơ quan tư vấn của lãnh tụ tối cao, đây là một trong những cơ quan nắm nhiều quyền lực chính phủ nhất trong nước.

Hiến pháp Iran quy định Tổng thống là người nắm quyền cao nhất quốc gia sau Lãnh tụ tối cao. Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thơng đầu phiếu với nhiệm kỳ 4 năm và không tại vị quá 2 nhiệm kỳ. Các ứng cử viên tổng thống phải được Hội đồng bảo vệ cách mạng phê chuẩn trước khi được ra tranh cử. Tổng thống chịu trách nhiệm thực hiện các quyền hành pháp, trừ những việc liên quan trực tiếp tới Lãnh tụ tối cao. Tổng thống, với sự hỗ trợ của 8 phó tổng thống chỉ định và giám sát nội các, phối hợp các quyết định của Chính phủ và lựa chọn các chính sách để đưa ra Quốc hội phê duyệt. Nội các bao gồm 21 Bộ trưởng, tất cả các quan chức này đều phải được Quốc hội thông qua. Nhánh hành pháp ở Iran quản lý Bộ Quốc phòng, còn các lực lượng vũ trang khác trực thuộc sự quản lý của Lãnh tụ tối cao. Vị trí Phó Tổng thống thứ nhất đóng vai trị tương tự như vai trò của Thủ tướng. Trong thực tế, quyền hạn của Tổng thống bị chi phối bởi Lãnh tụ tối cao.

Quốc hội là cơ quan lập pháp hiện nay của Iran, được gọi là Majlis. Trước khi cách mạng Hồi giáo thành công, cơ quan này bao gồm 2 viện nhưng Thượng viện sau đó bị giải tán theo quy định của hiến pháp mới. Quốc hội gồm 290 đại biểu và được bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp, ban hành luật, phê chuẩn các hiệp định quốc tế và thông qua ngân sách quốc gia. Mọi ứng cử viên của Quốc hội phải được Hội đồng cách mạng phê chuẩn.

Về tư pháp, lãnh tụ tối cao có quyền chỉ định người đứng đầu nhánh tư pháp. Người đứng đầu hệ thống tư pháp tiếp đó sẽ chỉ định các thẩm phán của các tịa án tối cao và các trưởng cơng tố. Các cơ quan chính hoạt động trong nhánh tư pháp bao gồm: tịa cơng chúng giải quyết án dân sự, tòa án cách mạng xét xử các vụ liên quan đến hoạt động chống phá an ninh quốc gia. Các quyết định của toà án cách mạng là tối cao, khơng được phúc thẩm. Tịa án tăng lữ chịu trách nhiệm các vụ do tăng lữ gây ra hay liên quan đến người thế tục. Tòa án tăng lữ độc lập với các cơ quan tịa án thơng thường và chỉ tuân theo lãnh tụ tối cao. Những phán xét của tịa án này cũng là tối cao, khơng được phúc thẩm.

Có thể nói, cách mạng năm 1979 đã đưa Iran từ một nền quân chủ do vua Pahlavi đứng đầu thành một quốc gia cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini. Cùng với sự hình thành của nước Cộng hịa Hồi Giáo là sự ra đời của một thể chế chính trị chưa từng có trong lịch sử thế giới. Cách mạng Hồi giáo Iran được đánh giá là cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử chính trị thế giới, sau Cách mạng Pháp và Cách mạng Nga.

Tại Iran, các đảng phái tại Iran chia thành 3 nhóm: 1) những người theo phe cải cách và hồi giáo cánh tả, 2) hồi giáo cánh hữu thực dụng, 3) cánh hữu truyền thống hay còn gọi là phe bảo thủ.

Hồi giáo cánh tả là nhóm ủng hộ các chính sách tái phân phối kinh tế. Hồi giáo cánh tả ủng hộ các chính sách thân thiện dành cho các nhóm thiểu số và sắc tộc ít người. Người theo khuynh hướng cải cách cũng có tư tưởng tương tự như hồi giáo cánh tả nhưng không ủng hộ các chính sách tái phân phối kinh tế và thiên về định hướng kinh tế thị trường. Phong trào cải cách nhấn mạnh nhu cầu dân chủ hóa Iran

và trao quyền cho người dân nhiều hơn. Những người theo tư tưởng cải cách ủng hộ các chính sách tự do tơn giáo và tự do xã hội.

Phe cánh tả thực dụng bao gồm các nhà kỹ trị, và những người ủng hộ cải cách kinh tế theo hướng thị trường, ủng hộ cắt giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Phe này ủng hộ việc Iran tham gia vào nền kinh tế tồn cầu, sử dụng chính sách đối ngoại ơn hịa và ủng hộ các chính sách tự do xã hội và chính trị. Phe cánh tả truyền thống bảo vệ các quan điểm ban đầu của cách mạng hồi giáo. Đảng này giữ cái nhìn bảo thủ đối với các vấn đề xã hội và văn hóa. Về chính trị, đảng này là đảng có tư tưởng dân chủ ít nhất ở Iran.

Mỗi đảng phái nhận được sự ủng hộ của các tổ chức và cá nhân khác nhau. Quyền lực nhất trong các đảng tại Iran hiện nay là Đảng Jame‘e–e–Ruhaniyat e Mobarez (JRM), một tổ chức của hồi giáo cực đoan. JRM là tổ chức chính trị và tơn giáo bảo thủ quyền lực nhất ở Iran. Rất nhiều lãnh đạo hàng đầu của Iran đều là thành viên của đảng này. Ayayollah khamenei, Rafsanjani, và Akbar Nateq-Nuri đều là thành viên của đảng này. Thành lập năm 1977, JRM đóng vai trị quan trọng trong việc phát tán thông tin về Ayatollah Khomeini đến các trường đại học và các thánh đường. Thành viên của đảng được tổ chức và tập hợp để ủng hộ Khomeini trở thành người đứng đầu cách mạng hồi giáo và thay thế vua Shah.

Cho đến nay, JRM vẫn đóng vai trị trung tâm dẫn dắt các đảng phái bảo thủ, cùng với chi nhánh mang tên Society of Qom Seminary Teachers và Jami‘at Mo‘talefeh Eslami Unified Islamic Associations Mo‘talefeh. Hai tổ chức này ảnh hưởng lớn đến q trình ra quyết định tại Iran thơng qua sức ảnh hưởng của các thành viên. Rất nhiều lãnh đạo cấp cao trong hệ thống chính trị và tơn giáo của Iran đều là thành viên của tổ chức này. Ayatolalh Ahmad Jannati, người đứng đầu Hội đồng bảo vệ cách mạng, là thành viên nổi bật của Society of Qom Seminary Teachers, nhiều thành viên là thành viên của Hội đồng bảo vệ hiến pháp và hội đồng chuyên gia. Mo‘talefeh đại diện cho lợi ích của Bazaari (tầng lớp tư thương) trong cuộc cách mạng hồi giáo.

Cộng hịa hồi giáo Iran có một nền chính trị độc tài. Trong một nghị quyết ban hành năm 2004, Đại hồi đồng Liên hợp quốc đã đưa ra 7 yếu tố cần thiết quyết

định tính dân chủ của một nền chính trị, đó là: sự phân chia và cân bằng quyền lực chính trị, tính độc lập của hệ thống tư pháp, hệ thống chính trị đa đảng, việc tơn trọng các luật lệ, tính minh bạch của hệ thống chính trị, tự do ngơn luận và truyền thơng, tơn trọng quyền chính trị và con người của cơng dân. Iran khơng thể có một nền chính trị dân chủ vì rõ ràng quốc gia này khơng thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí trên.

Tại Iran, khơng có sự phân chia và cân bằng quyền lực chính trị khi mọi quyền hành đều tập trung trong tay lãnh tụ tối cao, quyền hành thực sự của tổng thống là rất giới hạn. Hệ thống tư pháp của Iran cũng khơng mang tính độc lập, nằm dưới sự điều hành của lãnh tụ tối cao, thậm chí nhánh hành pháp của Iran cũng khơng có khả năng huy động quân đội như nhiều quốc gia khác trong khu vực. Hệ thống thần quyền và chính sách đối nội của Iran là vơ cùng phức tạp. Lãnh tụ tối cao Khamenei và những người thân tín (Beite Rahbari) nắm trong tay quyền lực tối cao. Lãnh tụ tối cao phân chia quyền lực cho Vệ binh cách mạng (IRGS), Quân đội cộng hịa hồi giáo Iran (IRIA), Bộ tình báo và an ninh quốc gia (Vevak) và lực lượng dân quân Basij. Tuy nhiên, mọi quyết định quan trọng vẫn chỉ do một mình Lãnh tụ tối cao đưa ra.

Tuy hệ thống chính trị của Iran được phân chia thành 3 nhóm cụ thể, khuynh hướng quan hệ chính trị với tơn giáo chủ đạo vẫn là sự nắm quyền của phái bảo thủ. Tại Iran, từ sau thành cơng của cách mạng Hồi giáo, khơng có bất cứ khuynh hướng nổi bật nào trong thay đổi quan hệ giữa tơn giáo và chính trị. Tơn giáo và chính trị của Iran ln đi cùng nhau, trong đó cụ thể vẫn là sự thống trị của tư tưởng hồi giáo dịng Shiite, tư tưởng có phần mang tính bảo thủ. Tuy nhiên, một trong những điểm nổi bật trong q trình Islam giáo nói chung và khuynh hướng trong quan hệ giữa Islam giáo với chính trị tại Iran chính là sự phân tầng tư tưởng giữa các nhóm chính trị, nhóm tơn giáo. Có thể thấy, sự khác biệt về tư tưởng, sự nhìn nhận đối với nền chính trị tại Iran của các nhóm chính trị là khá rõ ràng. Sự phân tầng này được thể hiện không chỉ ở sự khác biệt tư tưởng và hành động giữa các nhóm, mà cịn thể hiện ngay trong nội tại mỗi nhóm. Một nhóm chính trị về tổng thể và danh nghĩa, có thể là nhóm ủng hộ chính quyền đương thời, ủng hộ q trình Islam giáo theo tư

tưởng Shiite, nhưng mức độ ủng hộ của các thành viên trong nhóm chính trị đó cũng có sự khác biệt

Chiến tranh Iran – Iraq

Một nguyên nhân khiến Iran có những chuyển đổi sang kinh tế thị trường chính là hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài gần một thập niên với quốc gia láng giếng Iraq. Chiến tranh dai dẳng đã khiến kinh tế kiệt quệ, nhân lực hao tổn, cơ sở hạ tầng bị tàn phá. Nếu tiếp tục duy trì mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Iran chắc chắn sẽ không thể cải thiện được nền kinh tế quốc dân, liên tục lâm vào khủng hoảng và suy thoái.

Cuộc chiến kéo dài 8 năm giữa Iran-Iraq (1980-88) đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Iran. Chiến tranh ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế. Theo Sadowski (1993) Iran đã chi 644 tỷ USD, gần gấp mười lần giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GNP) năm 1978, chưa kể đến các các vấn đề như lạm phát, thương vong do chiến tranh. Sadowski nói thêm rằng những vấn đề này đã đẩy GNP thực tế của Iran xuống từ 6.052 USD/người năm 1977 xuống 2.944 USD/người vào năm 1988. Hơn nữa, Iran cũng nợ nước ngoài 6 tỷ USD trong chiến tranh. Tương tự như vậy, nhiều tòa nhà và ngành cơng nghiệp đã bị hủy hoại hồn tồn hoặc bị hư hại nghiêm trọng trong thời kỳ đó. Chẳng hạn, khoảng 87 thành phố và 2676 ngôi làng bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh (Keddie và Richard, 2006)

Theo số liệu của tổng cục thống kê Iran, năm 1986, Iran có khoảng 1,38 hàng triệu hộ gia đình khơng có nơi cư trú. Thêm vào đó, tốc độ gia tăng dân số tăng từ 2,7 năm 1976 lên 3,9 năm 1986 (Momeni, 1998), tạo ra nhiều áp lực về việc làm và an sinh xã hội. Trong những năm cuối của cuộc chiến tranh cũng có rất nhiều nhà cửa bị phá hủy hoặc thiệt hại do chiến tranh mở rộng đến khu dân cư vốn dĩ đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Hơn nữa, thất nghiệp và thiếu việc làm là một trong những những vấn đề của đất nước sau chiến thắng của cách mạng Hồi giáo cũng như trong chiến tranh Iran- Iraq. Nghiên cứu về thất nghiệp cho thấy từ năm 1979 đến năm 1985, số lượng người lao động thất nghiệp đã tăng từ 1,5 triệu 1976 lên 2,7 triệu vào năm 1985 dựa trên điều tra dân số chính thức của Iran. Có nghĩa là 20% dân số đang sinh sống tại

đất nước khơng có việc làm. Tỷ lệ này năm 1988 và 1989 là 2,16 và 2,2 triệu trong một năm và năm 1990 lên tới 2,18 triệu (Momeni, 1998).

Kinh tế Iran trải qua một trong những thời kỳ khủng hoảng đen tối nhất từ trước đến nay, doanh thu từ dầu mỏ giảm khiến một nên kinh tế phụ thuộc dầu mỏ như Iran bế tắc, việc Iran bị cô lập kinh tế khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Có thể nói, tình trạng khủng hoảng kinh tế chính trị xã hội trước, trong và sau cuộc chiến với Iraq chính là động lực, là tác nhân khiến Iran phải xem lại cách tổ chức kinh tế và thực hiện những thay đổi mang tính cải cách.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w