Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.2. Nội dung phát triển kinh tế thị trường tại Iran

3.2.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phẩn hóa DNNN là một trong những chính sách cải cách kinh tế quan trọng của Iran. Chiến lược cổ phần hóa được chính quyền Rafsanjani đề xuất và thực thi năm 1991.

Chiến lược này được Hội đồng bộ trưởng của Iran thông qua, chấp thuận việc chuyển đổi một phần cổ phần của các DNNN cho khu vực tư nhân nhưng lại bị Quốc hội Iran phản đối kịch liệt. Hiến Pháp Iran đặt ra mục tiêu chính của hoạt động cổ phần hóa DNNN là hướng tới hiệu quả kinh tế, đây cũng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính sách. Trong đó, chính phủ Iran đặt ra các mục tiêu cụ thể bao gồm: 1) Đa dạng hóa sản xuất; 2) Tăng năng suất lao động và cơ hội việc làm; 3) Thu hẹp ảnh hưởng của chính phủ đối với hoạt động kinh tế; 4) Mở rộng sản xuất và phù hợp cho phát triển kinh tế; 5) Giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ; 6) Giảm thiểu hoạt động trợ cấp kinh tế; 7) Tối ưu hóa phân bổ nguồn lực và mở rộng đầu tư; 8) Tạo ra những điều kiện Tạo ra một thị trường cạnh tranh; 9) Thu hút vốn và nhân lực vào nền sản xuất quốc dân.

Dưới thời tổng thống Rafsanjani, giống như các chính sách tự do kinh tế khác, hoạt động cổ phần hóa DNNN cũng gặp phải sự phản đối đến từ nhiều giai tầng. Giai đoạn này Iran chỉ thực hiện cổ phần hóa một vài DNNN, được xem là giai đoạn thử nghiệm. Lãnh tụ Tối cao đặt ra nhiều hạn chế và giới hạn cho hoạt động cổ phần hóa DNNN, khơng gian cho khu vực tư nhân là rất hạn chế. Điều 44 của Hiến pháp cũ tuyên bố khu vực tư nhân chỉ được hoạt động trên các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ bổ trợ cho các hoạt động kinh tế của nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc, trong giai đoạn đầu của tiến trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp tư nhân chỉ nhận được cổ phần từ các DNNN đang hoạt động trong các khu vực bổ trợ, không thể tiếp cận được các DNNN hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, viễn thông, hàng không hay vận tải.

Phải đến thời gian cuối nhiệm kỳ thứ 2 của tổng thống Khatami (1997-2005), hoạt động cổ phần hóa DNNN mới thực sự có những thay đổi. Hiến pháp sửa đổi của Iran năm 2004 quy định lại và tạo nhiều không gian hơn cho hoạt động tự do kinh tế và cho phép nhiều DNNN được cổ phần hóa. Năm 2004, Lãnh tụ Tối cao

cũng ra quyết định cổ phần hóa đến 80% khu vực kinh tế nhà nước (giá trị ước tính 130 tỷ USD), trong đó 10% giá trị được cổ phần sẽ thuộc về khu vực nước ngoài. Theo điều 44 của Hiến pháp Iran sửa đổi, lãnh tụ tối cao yêu cầu những người đứng đầu của ba nhánh quyền lực (hành pháp, tư pháp và lập pháp) cũng như các cơ quan trực thuộc phải thực hiện hướng dẫn chỉ đạo liên quan đến hoạt động cổ phần hóa. Điều 44 cũng quy định phạm vi và các lĩnh vực được cổ phần hóa tại Iran. Phạm vi cổ phần hóa điều chỉnh này bao gồm: Các DNNN hoạt động trong lĩnh vực khai khống và cơng nghiệp nặng, ngoại trừ Cơng ty Dầu mỏ Quốc gia Iran và các công ty khai thác dầu khí; Ngân hàng, ngoại trừ ngân hàng trung ương (Central Bank of Iran), Ngân hàng Melli, Sepah, Ngân hàng Mỏ và Công nghiệp, Ngân hàng Keshavarzi, ngân hàng Maskan và Ngân hàng phát triển xuất khẩu Iran; Các công ty bảo hiểm, trừ công ty bảo Hiểm Iran; Các hãng hàng không và vận chuyển, trừ tổ chức hàng không dân dụng Iran; và các công ty viễn thông.

Đơn vị: Tỷ Rial

Biểu 3.2: Tổng giá trị cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Iran từ 3/2001 đến 3/2019

Nguồn: Iranian privatization Organization, 2019

Có thể thấy, so với thời kỳ mới tiến hành cổ phần hóa, phạm vi cũng như các lĩnh vực mà nhà nước cho phép tiến hành cổ phần hóa đã được mở rộng. Chẳng hạn như, khu vực khai khoáng và tài chính trước đây khơng nằm trong phạm vi cổ phần hóa thì nay đã được xem xét và áp dụng. Tuy nhiên, có thể thấy, các cơng ty và các khu vực trọng yếu vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ.

Tiến trình cổ phần hóa DNNN tại Iran trải qua một số mốc thời gian chính là: Giai đoạn thí điểm (1991-2002); Giai đoạn khởi động (2003-2006), Iran cổ phần

hóa được gần 200 doanh nghiệp; Giai đoạn đẩy mạnh (2008-2014). Số lượng DNNN Iran được cổ phần hóa nhiều nhất là vào ba năm 2007 (142 doanh nghiệp), 2010 (177 doanh nghiệp) và 2014 (hơn 300 doanh nghiệp). Giai đoạn cổ phần hóa DNNN diễn ra mạnh mẽ là dưới thời tổng thống Admadinejad (2005-2013) và Rouhani (2014-2019).

Tính từ tháng 3/2001 đến tháng 3/2019, giá trị cổ phần hóa các DNNN tại Iran đã lên tới 1.491.657 tỷ Rial (tương đương 35,43 tỷ USD). Hoạt động cổ phần hóa diễn ra mạnh mẽ nhất vào năm 2014 khi giá trị cổ phần bán ra lên tới 440.597 tỷ Rial (10,46 tỷ USD). Giai đoạn 2003-2006, hoạt động cổ phần hóa diễn ra chậm chạp, giá trị cổ phần đạt cao nhất đạt hơn 12 nghìn tỷ Rial (29 triệu USD) vào năm 2004 (IPO, Iran, 2019). Năm 2001, giá trị cổ phần bán ra chỉ đạt 201 tỷ Rial (IPO, Iran, 2019). Tính đến trước tháng 3/2019, Iran đã có hơn 600 DNNN được cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khốn Tehran (TSE).

Chính phủ Iran đặt ra mục tiêu cổ phần hóa 20% các DNNN mỗi năm trong Kế hoạch 5 năm phát triển quốc gia lần thứ năm (2010-2015) và quá trình cổ phần hóa DNNN sẽ kết thúc vào năm 2015 với việc bán nốt cổ phần của 300 DNNN, theo phát ngôn của người đứng đầu IPO, Ali Asharf Pouri-hosseini. Tuy nhiên, mục tiêu này của Iran chưa đạt được và Iran vẫn đang tiếp tục theo đuổi tiến trình cổ phần hóa của mình.

Đơn vị: Tỷ Rial

Biểu 3.3: Giá trị cổ phần hóa của Iran từ 3/2001 đến 3/2019

Định hướng cổ phần hóa DNNN của Iran hướng tới chủ yếu là sự cải thiện trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các kết quả đều cho thấy khơng có những cải thiện nổi bật trong tiến trình CPH tại Iran. Cổ phẩn hóa DNNN tại Iran khơng thực sự đem lại hiệu quả đáng kể trong hoạt động cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp (Alipour, 2013). Alipour sử dụng mơ hình hồi quy và Wilcoxon test để kiểm tra hiệu quả của CPH đối với hoạt động của 35 các DNNN được niêm yết trên sàn chứng khoán TSE.

Về cơ bản, nguyên nhân sâu xa và chủ yếu khiến hiệu quả hoạt động của các công ty sau cổ phẩn tại Iran không được cải thiện nhiều chính là sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, hoạt động CPH chỉ thực sự hiệu quả nếu chính phủ giảm dần ảnh hưởng của mình tại các doanh nghiệp và tại mơi trường kinh tế tổng thể. Ngồi ra, q trình CPH và chuyển đổi sở hữu, muốn thành công, cần phải có những điều kiện tiên quyết, các yếu tố như điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thị trường vốn phải linh hoạt và phát triển, hệ thống ngân hàng hiện đại, tài chính minh bạch, hệ thống luật kinh doanh và kinh tế rõ ràng và thuận lợi đều rất cần thiết

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w