Phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 91 - 97)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.2. Nội dung phát triển kinh tế thị trường tại Iran

3.2.3. Phát triển kinh tế tư nhân

Trước cách mạng Hồi giáo 1979, kinh tế tư nhân đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Iran. Giữa những năm 1970s, khu vực tư nhân đóng góp đến 75% trong hoạt động sản xuất công nghiệp (Thierry Coville, 2020). Hầu hết các doanh nghiệp có quy mơ lớn trong nền kinh tế đều thuộc sở hữu của các doanh nghiệp gia đình. Theo thống kê, 85% các doanh nghiệp lớn nhất thời kỳ này thuộc về 45 gia đình (Thierry Coville, 2020). Các doanh nghiệp nổi tiếng giai đoạn này phải kể đến Tập đoàn Behshar (Mahmoud Ladjevardi sáng lập), Công ty Pars Electric (Mohamad Taghi sáng lập) hay công ty Kafsh Melli (Motaqi Irvani sáng lập). Điều này cho thấy mức độ tập trung vốn và ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân Iran. Các doanh nghiệp tư nhân xuất hiện trên mọi lĩnh vực kinh tế, thực sự trở thành động lực của nền kinh tế Iran. Thể chế kinh tế Iran thời điểm này cũng rất thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân với sự hình thành và phát triển của một thị trường cởi mở, khuyến khích sản xuất và gia nhập thị trường. Vốn trong

nền kinh tế được tự do lưu chuyển, hoạt động theo mô thức thị trường tự do, là môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn kinh doanh với mức lãi suất hợp lý.

Sau khi cách mạng Hồi giáo thành công, kinh tế Iran thay đổi, kéo theo sự thay đổi của cả khu vực kinh tế tư nhân. Chính quyền Hồi giáo thực hiện hoạt động quốc hữu hố các ngân hàng, cơng ty bảo hiểm và nhiều doanh nghiệp sản xuất tư nhân. Theo điều 44 của Hiến pháp Iran, nhà nước sẽ quản lý phần lớn nền kinh tế, khu vực tư nhân chỉ chiếm một phần nhỏ. Theo báo cáo của Bertelsmann Stiftung năm 2020, khu vực kinh tế nhà nước của Iran chiếm tới 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi đó khu vực tư nhân và các khu vực còn lại chỉ chiếm khoảng 20% GDP, con số nhỏ hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Chính phủ Hồi giáo Iran thực hiện chính sách kiểm sốt nền kinh tế vĩ mô, ấn định tỷ giá và thuế suất, kiểm soát thương mại đầu tư và quản lý các ngành công nghiệp chủ chốt. Việc chính phủ Iran áp dụng mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung, giới hạn sự phát triển của khu vực tư nhân, là nguyên nhân khiến kinh tế Iran liên tục đối diện với suy thoái, nền kinh tế khơng kiểm sốt được tình trạng lạm phát, khơng tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động, phải chật vật trong cuộc chiến song song, vừa phải phát triển kinh tế, vừa phải đối diện với hoạt động cấm vận kinh tế của Mỹ. Sự kìm hãm đối với khu vực tư nhân khiến Iran không thể tiếp nối được những thành công trên phương diện kinh tế từ thời kỳ trước.

Sự thay đổi trong mô thức quản lý kinh tế khiến quy mô của các doanh nghiệp tư nhân bị thu hẹp rất nhiều. Năm 1976, khu vực sản xuất có 5432 cơng ty lớn (trên 10 nhân công), 98% các công ty lớn này thuộc sở hữu tư nhân, và khu vực tư nhân cịn có khoảng 165.000 cơng ty nhỏ (dưới 10 nhân công). Đến năm 2002, vẫn trong khu vực sản xuất, số lượng các công ty lớn tăng lên 16.305 công ty, nhưng đa phần lại thuộc sở hữu nhà nước, trong khi có khoảng 426.117 cơng ty nhỏ thì thuộc sở hữu tư nhân. Mặc dù số lượng công ty tư nhân quy mô nhỏ gia tăng, nhưng phạm vi hoạt động lại rất hạn chế, vì chính phủ chỉ cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định. Thêm vào đó, các dự án quy mơ và nhiều lợi nhuận đều thuộc về các công ty nhà nước hoặc cơng ty tư nhân nhưng có

quan hệ mật thiết với chính quyền. Mơ thức kinh tế thân hữu khiến các công ty nhà nước (hoặc có quan hệ mật thiết với nhà nước) ngày càng phát triển, ngược lại với khu vực tư nhân bị hạn chế, khơng có những điều kiện thuận lợi để hoạt động và phát triển.

Trong khu vực tư nhân, tỷ lệ trung bình giữa nhân cơng so với chủ doanh nghiệp giảm từ 16,3 năm 1976 xuống chỉ còn 3,1 năm 2006 (Thierry Coville, 2020). Đây là chỉ số cho thấy sự sụt giảm rõ rệt về quy mô của các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp quy mô lớn nếu khơng bị quốc hữu hố thì phải cắt giảm nhân cơng, thay đổi mơ hình hoạt động để khơng bị quốc hữu hố. Các doanh nghiệp mới thành lập cũng không thể phát triển với quy mơ lớn mà chỉ có thể phát triển với quy mô vừa phải, nằm trong giới hạn mà nhà nước đặt ra. Các doanh nghiệp tư nhân có thể mở rộng quy mô, tăng cường hoạt động sản xuất buộc phải có mối quan hệ gần gũi với giới lãnh đạo hoặc tu sĩ.

Có thể nói, các con số thống kê trên đây là minh chứng rõ rệt và cụ thể nhất cho sự sụt giảm quy mô và ảnh hưởng của khu vực kinh tế tư nhân. Nó cũng cho thấy các công ty tư nhân dường như đang phát triển theo hướng tối thiểu hố nhân cơng và quy mơ. Điều này phù hợp khi đa phần các công ty tư nhân lớn hay phát triển thành công trước đây đều bị cáo buộc là có quan hệ với chính quyền cũ và bị tịch thu tài sản. Hoạt động với quy mô nhỏ giúp các doanh nghiệp tư nhân trở nên linh hoạt hơn, có thể ứng biến tốt hơn với những biến động nhiều chiều trong nền kinh tế chính trị bất ổn tại Iran hiện nay.

Khu vực kinh tế tư nhân của Iran có thể được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp gia đình, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực. Các doanh nghiệp này thường được gọi là bazaari, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, vận tải và dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm này có quan hệ tương đối chặt chẽ với tầng lớp tu sĩ và có những ảnh hưởng, tuy khơng q lớn, trong khu vực kinh tế. Nhóm thứ hai là các nhà tư bản công nghiệp, xuất hiện nhiều trong tiến trình cải cách kinh tế theo hướng cải cách tự do. Các nhà tư bản công nghiệp hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và tài chính. Nhóm cịn lại là các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động rải rác trên nhiều lĩnh vực. Nhóm thứ ba này

thường khơng có nhiều quan hệ với chính quyền và được xem là nhóm yếu thế nhất trong khu vực kinh tế tư nhân (IMF, 2016).

Bảng 3.3: Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước vào ngân sách

Đơn vị: Nghìn tỷ rial

Năm 2016 2017 2018

Thuế doanh nghiệp

Tư nhân 138,7 130,1 134,7

Nhà nước 83,5 75,2 74

Thuế thu nhập Người lao động khu vực

tư nhân

33,4 34,3 40,3

Người lao động khu vực công 37,9 36,1 38,1

Nguồn: Bộ tài chính Iran, 2019

Tuy khơng cịn giữ vai trị trụ cột kinh tế, khu vực tư nhân vẫn có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế xã hội Iran. Kinh tế tư nhân góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm năng của đất nước, tăng nguồn nội lực, tham gia phát triển nền kinh tế quốc dân. Khu vực này góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khu vực tư nhân năng động là nhân tố quan trọng giúp Iran tận dụng và khai thác được các nguồn lực nội tại, từ đó đóng góp cho tiến trình phát triển kinh tế.

Kinh tế tư nhân đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Năm 2016, khi các doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng 83,5 nghìn tỷ rial thì các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp tới 138,7 nghìn tỷ rial. Nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp tư nhân được duy trì trên mức 130.000 tỷ rial trong những năm tiếp theo, trong khi đó thuế thu từ các doanh nghiệp nhà nước đã giảm xuống 75,2 và 74.000 tỷ rial trong năm 2017 và 2018. So với quy mô hoạt động, khu vực kinh tế tư nhân tuy nhỏ hơn rất nhiều so với khu vực kinh tế nhà nước, nhưng đóng góp từ thuế của khu vực này là vượt trội so với khu vực kinh tế nhà nước. Nguồn thuế thu nhập thu từ người lao động làm việc trong khu vực tư nhân và khu vực nhà nước là không

chênh lệch quá lớn. Thuế thu từ người lao động trong khu vực nhà nước là 37,9 nghìn tỷ rial trong khi con số đó của khu vực tư nhân là 33,4 nghìn tỷ rial trong năm 2016. Đến năm 2018, nguồn thuế thu được từ người lao động trong khu vực tư nhân đã tăng lên 40,3 nghìn tỷ rial, tăng % và vượt qua con số 38,1 nghìn tỷ rial của khu vực nhà nước. Điều này cho thấy vai trị và đóng góp của khu vực tư nhân cho ngân sách nhà nước. Một mặt khác, số liệu cũng cho thấy chính phủ Iran đang gặp khó khăn trong việc tạo ra thêm việc làm trong khu vực kinh tế công.

Kinh tế tư nhân Iran đã có những đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Iran từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung, toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ dầu mỏ và ngành công nghiệp dầu khí, đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong tiến trình đa dạng hố cơ cấu nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào khu vực kinh tế dầu mỏ. Khu vực sản xuất và dịch vụ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Nếu khu vực dầu khí bị chi phối hoạt động bởi các doanh nghiệp nhà nước thì các khu vực kinh tế khác lại cho thấy sự năng động của kinh tế tư nhân. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong q trình chuyển đổi kinh tế là khơng thể phủ nhận. Nếu khơng có khu vực kinh tế tư nhân, cơ cấu kinh tế của Iran sẽ khơng có những thay đổi theo hướng cởi mở và tích cực như hiện nay.

Kinh tế tư nhân phát triển góp phần thu hút số lượng lớn lao động cũng như góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động. Giải quyết vấn đề lao động ln là một trong những ưu tiên chính sách của Iran. Tỷ lệ thất nghiệp tại Iran ln duy trì ở mức cao do nền kinh tế khơng tạo ra đủ việc làm cho lực lượng lao động. Hơn thế, khu vực kinh tế nhà nước dường như đang mất đi khả năng tạo thêm việc làm mới. Do đó, vai trị của kinh tế tư nhân trong việc hỗ trợ giải quyết vấn nạn thất nghiệp lại càng trở nên quan trọng. Tính đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của Iran đã giảm xuống quanh mức 10%, so với mức trung bình 12% của các năm về trước. Kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với một quốc gia tương đối biệt lập như Iran hiện nay thì khu vực tư nhân cũng đóng vai trị cầu nối giữa Iran với thế giới. Thơng qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với các đối tác đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp tư nhân Iran

giúp duy trì và củng cố hình ảnh của đất nước Iran trên bản đồ thế giới. Bên cạnh việc nổi tiếng với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, Iran cũng xuất khẩu nhiều các sản phẩm nhựa, nổi tiếng với nhiều loại hạt, hoa quả đặc trưng. Việc tham gia vào thị trường thế giới cũng tạo áp lực khiến các công ty tư nhân phải thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi quy trình cơng nghệ cho phù hợp với tiêu chuẩn hàng hoá quốc tế.

Trong giai đoạn 1989 – 2019, Khatami và Rouhani là hai tổng thống thực sự quan tâm và đã thực thi những chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Năm 2002, tổng thống Khatami đã thực hiện chính sách cắt giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, với mục tiêu tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn cho các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, khi những rào cản thực sự với sự phát triển của kinh tế tư nhân chưa được gỡ bỏ, các chính sách khuyến khích hay phát triển kinh tế tư nhân chỉ đạt được hiệu quả trong ngắn hạn và chưa thể tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển. tính bất bình đẳng trên thị trường Iran khơng chỉ nằm ở hoạt động trợ cấp mà nằm trên nhiều phương diện khác như tiếp cận vốn, tiếp cận dự án, quan hệ với chính quyền… Việc giảm bớt hoạt động trợ cấp khiến các doanh nghiệp nhà nước phải điều chỉnh lại hoạt động, nhưng họ vẫn chiếm ưu thế trong việc tiếp cận vốn và quy mô vốn của doanh nghiệp nhà nước luôn vượt trội so với doanh nghiệp tư nhân. Các quỹ và ngân hàng tại Iran đều duy trì quan hệ với các tập đồn nhà nước, việc tiếp cận vốn của khu vực kinh tế nhân là hết sức hạn chế. Cạnh tranh với các tập đoàn quy mô lớn của nhà nước thực sự là một thách thức đối với khu vực tư nhân. Rõ ràng, tổng thống Khatami khơng thể mạnh tay thực hiện các chính sách cải cách dưới áp lực từ phe bảo thủ, những người ln muốn duy trì trạng thái kinh tế cũ, dưới danh nghĩa là đảm bảo công bằng xã hội.

Một nguyên nhân khác khiến các chính sách cải cách mà Khatami đưa ra không thành công là do giá dầu giai đoạn này đi xuống khi thị trường năng lượng thế giới ảm đạm. Việc khơng có nguồn thu dồi dào và ổn định từ dầu mỏ khiến Khatami phải đối diện với nhiều áp lực hơn là chỉ tập trung phát triển kinh tế và khu vực tư nhân (Patrick Clawson, Michael Eisenstadt, 1998). Năm 2017, Chính quyền Rouhani đã thực thi chính sách giới hạn quy mơ các dự án mà IRGC có thể tham

gia, nhờ đó mà các dự án quy mơ nhỏ hơn được trao cho các doanh nghiệp tư nhân. Tổng thống Rouhani cũng có chính sách làm suy giảm ảnh hưởng của các Bonyads, trong đó, tiêu biểu là hoạt động cắt giảm trợ cấp cho các tập đoàn này, với hy vọng sẽ tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, sau khi Mỹ tiếp tục cấm vận, các nhà đầu tư rút vốn về thì ảnh hưởng của IRGC lại gia tăng, hiệu quả của chính sách trên trở nên khơng rõ ràng. Các cơng ty của IRGC vẫn có ưu thế trong việc tiếp cận vốn hơn so với khu vực tư nhân. Có thể thấy, dù rất nỗ lực trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, rào cản về thể chế và tác động của cấm vận kinh tế khiến tiến trình phát triển của kinh tế tư nhân tại Iran ln có sự gián đoạn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w