Phát triển kinh tế thị trường tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế thị trường

2.2.2. Phát triển kinh tế thị trường tại Hàn Quốc

Từ năm 1960, chính phủ Hàn Quốc thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa với mục tiêu tăng trưởng nhanh. Hàn Quốc tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực trọng yếu như cơng nghiệp nặng, cơng nghiệp hóa chất, đóng tàu… Nền kinh tế Hàn Quốc hoàn toàn do nhà nước điều phối. Tiến trình cơng nghiệp hóa đem lại những thành cơng nhất định, tiêu biểu là tốc độ tăng trưởng và thu nhập, nhưng những yếu kém của mơ hình kế hoạch hóa dần dần bộc lộ. Bất bình đẳng trong phân phối nguồn lực và thu nhập, tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu, lợi ích nhóm và sự kém hiệu quả của khu vực tài chính là những hệ lụy của mơ hình phát triển chịu sự chi phối của nhà nước.

Trước tình hình đó, từ cuối thập niên 1980, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện quá trình cải cách kinh tế theo hướng tự do hơn. Bốn khu vực mà chính phủ

Hàn Quốc tập trung cải cách bao gồm: khu vực tài chính, khu vực doanh nghiệp, khu vực nhà nước và thị trường lao động.

Về tài chính, Hàn Quốc hướng đến mục tiêu giảm thiểu tối đa sự can thiệp của nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các định chế tài chính, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thơng qua hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A). Với khu vực doanh nghiệp, chính phủ Hàn Quốc quyết định khơng hậu thuẫn cho các Cheabol thay vào đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Hàn Quốc đã gở bỏ các quy định bảo hộ các ngành công nghiệp, cố gắng tạo ra sân chơi cạnh tranh và công bằng hơn đối với tất cả thành phần kinh tế. Đầu năm 2000, chính phủ Hàn Quốc quyết định tư nhân hóa các tập đồn nhà nước, bao gồm cả các tập đoàn phụ trách các khu vực quan trọng như điện lực (tập đoàn KEPCO), viễn thơng (tập đồn KT) và tài chính ngân hàng (Kukmin và Woori)

Đối với khu vực nhà nước, chính phủ Hàn Quốc kết thúc các kế hoạch phát triển 5 năm và các hình thức tương tự, tập trung vào phát triển sáng kiến tư nhân, củng cố hạ tầng theo hình thức hợp tác cơng tư (PPP). Chính phủ Hàn Quốc cũng tăng cường hoạt động hội nhập, mở cửa và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế, đặc biệt trên các lĩnh vực dịch vụ, tài chính và ngân hàng. Để thu hút đầu tư nước ngồi, chính phủ đã nới rộng các qui định xuất nhập cảnh, cư trú và sở hữu nhà đất cho các nhà đầu tư nước ngoài, thành lập các khu kinh tế tự do với thể chế tự trị cao đẳng cấp quốc tế, cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến sinh sống và làm việc nhiều hơn. Chính phủ Hàn Quốc cũng đầu tư mạnh mẽ vào các chương trình cơng nghệ cao gia tăng đầu tư ra nước ngồi, chuyển giao các cơng nghệ truyền thống tiêu hao nhiều vật tư, nguyên liệu và lao động ra nước ngồi. Thực thi các chính sách giúp thị trường lao động trở nên linh hoạt và hoạt động theo hướng thị trường dẫn dắt thông qua thỏa thuận ba bên: chính phủ, người lao động và doanh nghiệp.

Một trong những đóng góp nổi bật của khu vực tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội tại Hàn Quốc là trong chiến lược phổ cập Internet của chính phủ. Tại Hàn Quốc, chính sách phổ cập Internet được chính phủ Hàn Quốc áp dụng và đã thành công về cơ bản. Hàn Quốc là quốc gia nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ kết nối

Internet nhanh nhất thế giới, vượt trên cả Nhật Bản và Mỹ. Thành công trong việc phổ cập Internet tốc độ cao ở Hàn Quốc là sự tổng hịa của ba chính sách phát triển của chính phủ, đó là: Thứ nhất, chính sách quy hoạch; Thứ hai, hành lang pháp lý về cạnh tranh; Thứ ba, chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào phát triển kinh tế số (OECD, 2017).

Định hướng phát triển thị trường theo hướng tự do và hiện đại cũng được thể hiện trong chiến lược phổ cập Internet. Theo OECD, yếu tố thành công của Hàn Quốc là do chính phủ duy trì được mơi trường cạnh tranh lành mạnh và luôn khuyến khích đổi mới sáng tạo. Hàn Quốc duy trì hỗ trợ đầu tư vào khu vực tư nhân thơng qua các chính sách điều tiết nhất quán. Các chính sách được thiết lập để giảm bớt rào cản đối với các Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), thúc đẩy một môi trường cạnh tranh và khuyến khích các ISP mới gia nhập thị trường. Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng số, các doanh nghiệp tư nhân Hàn Quốc được chính phủ hậu thuẫn rất nhiều, giống như đã từng hậu thuẫn các Chaebol trong những thập niên trước.

Thành công của Hàn Quốc trong chiến lược phổ cập Internet và phát triển hạ tầng số là rất nổi bật. Theo khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc năm 2016, tỷ lệ dân số Hàn Quốc sử dụng Internet (tính từ trẻ 3 tuổi trở lên) đạt 88,3%, tăng 3,2% so với năm 2015 (OECD 2017). Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng Internet cũng gia tăng qua các năm, trung bình cứ 2 người trên 60 tuổi lại có 1 người dùng Internet. Tỷ lệ sử dụng Internet trong độ tuổi 10-40 tuổi đạt mức tuyệt đối là 100%. Phương tiện truy cập Internet đang có xu hướng chuyển sang điện thoại thông minh (Smartphone) và tỷ lệ sở hữu Smartphone trên mỗi hộ gia đình tăng từ 84,1% vào năm 2014 lên 88,5% vào năm 2016, trong khi tỷ lệ sở hữu máy tính giảm từ 78,2% xuống cịn 75,3%. Số hộ gia đình Hàn Quốc kết nối mạng Internet đạt 99,2%, đứng đầu trong số 175 quốc gia thuộc Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) (OECD 2017).

Nhờ những cải cách kinh tế theo hướng thị trường, Hàn Quốc đã đạt được những thành tích đang kể trong kinh tế. Năm 2019, Hàn Quốc đứng thứ 13/141 quốc gia về chỉ số cạnh tranh tồn cầu, trong đó chỉ số ổn định kinh tế vĩ mơ đứng vị trí cao nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019. (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w