CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2 KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI
1.2.3 Đặc điểm lễ hội truyền thống ở Việt Nam
❖Về thời gian
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội
❖ Về không gian linh thiêng
Không gian lễ hội là phạm vi không chỉ về mặt hành chính mà cịn nằm trong khơng gian chịu tác động và ảnh hưởng của sự kiện văn hóa đó. Khơng gian lễ hội được quyết định bởi nội dung và những hình thức biểu hiện, thể hiện những nội dung đó trong hoạt động thực tiễn của nó. Khơng gian sinh tồn của cộng đồng dân cư đồng thời là không gian lịch sử và khơng gian văn hóa, lễ hội cộng đồng đồng thời phản ánh lịch sử, văn hóa tộc người sống trong khơng gian đó.
❖ Về quy trình lễ hội
Thơng thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:
Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho
mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân cơng, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần...
Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế lễ, lễ
rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là tồn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này.
Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích