GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu và xây DỰNG CHƯƠNG TRÌNH tái HIỆN lễ hội cầu NGƯ TỈNH KHÁNH hòa (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH HÒA

Lễ hội Cầu Ngư Khánh Hòa là lễ hội độc đáo của người dân miền biển nhằm tưởng nhớ công ơn thần biển và cầu mong cho mùa cá về bội thu, dân làng đi biển khơi được thuận buồm xi gió. Lễ hội Cầu Ngư Khánh Hịa là lễ hội mang tính chất thờ phụng, cầu bình an và bảo vệ lồi cá voi. Nếu như trên thế giới, hàng loạt các công ước, điều lệ mới được khởi xướng, được đặt ra để bảo vệ lồi cá này, thì tại Việt Nam, từ hàng thế kỷ trước, nó đã tồn tại và song song đồng hành cùng cuộc sống người dân.

Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải, là tập tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Bắc Trung bộ trở vào Nam, trong đó tiêu biểu nhất là vùng Nam Trung bộ và điển hình nhất là Khánh Hịa.

Từ những truyền thuyết đầy màu sắc thần bí và niềm tin tưởng sâu sắc của các ngư dân, “Cá Voi” đã được linh thiêng hóa thành một vị “Phúc thần” của biển cả, được ngư dân vùng ven biển tôn thờ với những danh từ thể hiện sự tơn kính như: Đức Ơng, Cá Ông hay Ông Nam Hải…

Theo các nhà chun mơn, tín ngưỡng thờ cúng Ơng Nam Hải là một tín tục đã có từ lâu đời, được lưu truyền và tiếp nối liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bằng chứng là tục thờ Ông Nam Hải đã được nhắc tới trong các sử liệu của Triều Nguyễn như: Gia Định thành thơng chí (của Lê Q Đơn), Đại Nam nhất thống chí và Đại Nam thực lục chính biên của Quốc sử quán Triều Nguyễn.

Mặt khác, vị “Phúc thần” này cũng được chính quyền phong kiến trung ương chính thức cơng nhận qua việc ban tặng Sắc phong cho “Cá Voi” với các mỹ hiệu mang đậm giá trị nhân văn như: Ngọc Lân, Nhân Ngư và Đức Ngư.

Với nhiều nét đặc thù, hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa cổ truyền và có tác động sâu rộng đến đời sống tinh thần của cư dân vùng biển đảo, Lễ hội Cầu Ngư Khánh Hòa là yếu tố tổng hợp các hình thức nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian, các trò chơi dân gian… tạo thành một bức tranh sinh động, đa sắc của ngày hội làng biển.

Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội văn hóa làng biển của cộng đồng ngư dân ở Khánh Hịa, qua đó giáo dục lịng yêu quê hương đất nước, hướng về cội nguồn và tạo nên sự cố kết cộng đồng từ bao đời nay của cư dân vùng biển.

23

Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hịa thể hiện niềm tin và ý chí vượt qua khó khăn để xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn. Là bài ca lao động của cộng đồng cư dân, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của vùng đất Khánh Hịa.

Với những giá trị văn hóa, tinh thần và truyền thống lâu đời Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh

Hịa đã được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định 5079/QĐ-

BVHTTDL, ngày 27/12/2012, thuộc loại hình lễ hội truyền thống tại tỉnh Khánh Hịa.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu và xây DỰNG CHƯƠNG TRÌNH tái HIỆN lễ hội cầu NGƯ TỈNH KHÁNH hòa (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w