CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 YẾU TỐ VĂN HĨA TẠI KHÁNH HỊA
2.2.1 Kinh nghiệm, phong tục tập quán trong lao động biển
Biển không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào ni sống ngư dân vùng biển đảo Khánh Hịa mà cịn là mối hiểm họa khôn lường. Ngư dân thường gặp phải những tai nạn chết người khi đi biển. Ngoài bão tố, sóng lớn làm chìm ghe thuyền, bị cá lớn, rắn độc biển tấn cơng, ngư dân cịn phải đối phó với dịch bệnh ở các đảo hoang vu ngoài khơi, với những ngày đói khổ do khơng đi biển được …Họ cảm thấy bất lực trước biển cả bao la, đầy bất trắc, hiểm nghèo, không được dự báo trước, chỉ dựa vào một số kinh nghiệm đi biển của dân gian và từ đó, khi xã hội và khoa học chưa phát triển, họ quan niệm bị bất hạnh là do những thế lực của quỷ thần, tà ma ra tay sát hại. Vì vậy, trong cuộc sống của một ngư dân, họ thường tin vào những thế lực huyền bí mà thường xuyên cúng kiến, lập miếu thờ, cúng tế hàng năm những thần linh vơ hình, hữu hình mà trước đây cha ơng họ từng tế lễ để cầu mong sự an lành. Đó là Thành Hồng (những vị Hiền Thần), đó là những linh vật ở biển hiền lành hay hung dữ được các triều vua ban sắc phong, đó là những thần linh vơ hình, những hung thần ác quỷ do các thầy cúng, thầy pháp bày vẽ, đó là những người cùng nghề có đức độ đã chết vì nghề nghiệp, chết bất đắc kỳ tử ở các vùng đảo xa… Ngoài ra, họ cịn phải tránh những lời nói, hành động hay kiêng một số điều được lưu truyền lại và tin rằng những điều đó có hại cho gia đình, bản thân, nghề nghiệp, nếu kiêng kỵ sẽ tránh được những xui xẻo, những bất hạnh.
Vì tơn thờ cá voi nên ngư dân vùng biển Nam Trung Bộ không đặt cá voi vào đối tượng đánh bắt. Đó cũng là một luật tục, ngư dân ln phải tn thủ. Vì tơn thờ cá voi như một vị thần nên nên gắn liền với sự kiêng kỵ, như ngư dân phải gọi cá voi là Ông, nếu là cá voi đực già, cịn cá voi cái già thì gọi là Bà, cá voi đực nhỏ thì gọi là Cậu, cá voi cái nhỏ gọi là Cơ. Ơng ở ngồi khơi thì gọi Ơng Khơi, Ơng ở gần bờ thì gọi Ông Lộng. Ngư dân cũng gọi loài rùa lớn ở biển là Bà Tím, loại đẻn là Bà Lạch. Cá voi chết thì gọi là Ơng lỵ hay lụy. Trong quá trình hành lễ Cầu Ngư, ngư dân khơng được ăn nói bất kính, cãi lộn, chửi mắng, khơng say rượu quấy phá. Những người được cử vào ban
18
tế lễ cũng được chọn lọc kỹ: khơng có tang, đủ vợ chồng, gia đình êm ấm, ăn nên làm ra, vợ khơng có mang, bản thân khơng khuyết tật, trai giới trước ngày hành lễ ít nhất ba ngày. Trong khi lấy ngọc cốt, nếu có mùi hôi thối, ngư dân đi thỉnh về lăng không được có hành động khó chịu như nhổ nước bọt, nhăn mặt, nói lời than phiền ..
Trong tác phẩm Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa, tác giả Lê Quang Nghiêm cịn có ghi lại những điều kiêng kỵ trong sinh hoạt của ngư dân. Trước khi đi biển, tránh nói và tránh nghe những từ như con khỉ, con cọp, con rái hay tên gọi các loài cá, loài đẻn dữ. Khi bưng thúng đựng lưới hay dây câu, không được chui qua võng, dây phơi quần áo hay không cho ai bước qua thúng, để tránh sự ô uế. Khi mới ra ngõ đi biển, tránh gặp người đầu tiên là đàn bà, nhất là đàn bà có chửa. Khi rời bến ra khơi, trên đoạn đường khoảng 1km, tránh sự va chạm một ghe khác. Họ không bao giờ đi thăm đàn bà đẻ còn non tháng, sợ mắc phong long hay cho khơng cho đàn bà có kinh nguyệt bước lên thuyền. Họ khơng gọi đích danh những thần linh biển cả. Nếu vì xui xẻo do vi phạm những điều kiêng cử trên, không đánh bắt được nhiều cá, họ phải nhuộm lại lưới hay làm phép xông hơi, dọn rửa ghe thuyền và bày lễ vật giải trừ ...
Võ Khoa Châu tác giả cuốn sách “Vạn Ninh, Đất & Người” cũng có nêu ra một số những điều cấm kỵ trong nghề đánh bắt cá của ngư dân. Ngoài những điều kiêng kỵ kể trên, tác giả còn ghi chép những điều kiêng kỵ khác, như:
- Ngư dân gọi cá bằng rau, các loại cá như cá thu gọi là rau dài, cá bơng cá bị, cá dưa gang gọi là rau trịn.
- Khơng để dao làm cá rơi xuống biển. Nếu rủi ro phải làm một con dao khác bằng cây hoặc bằng giấy bìa, sơn vẽ giống như con dao thật, sau đó làm lễ vái tạ, ném con dao ấy xuống nước, phải lặn xuống tìm lại con dao đã làm rơi xuống nước.
- Khi dùng cây ghim đan lưới khơng được nói “luồn qua luồn lại” mà phải nói “bỏ qua bỏ lại, bỏ lên bỏ xuống”.
- Khơng ngồi khoanh tay trên thuyền.
- Người có tang hay có vợ đang mang thai khơng bao giờ được là người đầu tiên vịn tay đẩy thuyền hoặc sương lưới.
- Kiêng cữ nói tiếng cọp, khi phải gọi thì gọi ơng Hổ, ông Hầu.
- Nấu cơm không để được khê, khét hoặc cháy.
- Không những không được lật nửa phần bên con cá đã ăn, mà cịn khơng bao giờ được nói tiếng lật, ngụ ý kiêng cữ sự lật thuyền.
- Không được ăn các loại rùa biển.
- Cử khơng được ăn mít. Theo lệ truyền xưa, ăn mít thì sẽ bị nước biển chảy làm rách lưới, hoặc lưới bị bít đường nước, mất đường cá chạ … Ngồi ra, trong trường hợp hãn hữu thuyền mới chở những người có chửa và nếu có chuyện đẻ trên thuyền là chuyện xui xẻo.
Ngày nay, tuy khoa học công nghệ phát triển, trong cuộc sống tiến bộ, văn minh, nhưng vẫn còn một số ngư dân vẫn giữ những điều kiêng kỵ trên. Sống với biển, sống nhờ biển, ngư dân bao giờ cũng biết ứng xử với biển, với các vị thần linh, với những luật lệ làng chài, pháp luật nhà nước, tuân thủ những hướng dẫn của các cơ quan chức năng để bảo vệ sự an toàn trên biển, đánh bắt nhiều sản lượng, giữ gìn mơi trường…, nhưng với những với một số kiêng kỵ được truyền lại từ xa xưa, họ vẫn cịn thực hiện, vì dân vạn chài ln cầu được sự an lành, đánh bắt nhiều sản vật của biển nhiều hơn, cung cấp nhiều tôm cá cho thị trường, bảo đảm được sự ấm no cho gia đình, làm giàu thêm cho đất nước