SƠ LƯỢC VỀ TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu và xây DỰNG CHƯƠNG TRÌNH tái HIỆN lễ hội cầu NGƯ TỈNH KHÁNH hòa (Trang 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 SƠ LƯỢC VỀ TỈNH KHÁNH HÒA

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đơng về hướng Đơng; có mũi Hịn Ðơi trên Bản đảo Hịn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta.

Dân số Khánh Hòa (theo số liệu đến ngày 1-4-2011) là 1.174.848 người với 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...).

Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Ðặc biệt, Khánh Hịa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu.

Khánh Hòa hiện nay bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa) với tổng diện tích 5217,6 km².

Tỉnh Khánh Hịa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hịa và các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh.

Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hịa cịn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phịng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ thơng ra Biển Ðơng.

Khánh Hịa có bờ biển dài và gần 200 hịn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang,Cam Ranh... với khí hậu ơn hịa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Bên cạnh đó, Khánh Hịa cịn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, ni trồng, chế biến xuất khẩu với

khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người.

17

Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5-2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.

2.2 YẾU TỐ VĂN HÓA TẠI KHÁNH HÒA

2.2.1 Kinh nghiệm, phong tục tập quán trong lao động biển

Biển không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào ni sống ngư dân vùng biển đảo Khánh Hịa mà cịn là mối hiểm họa khơn lường. Ngư dân thường gặp phải những tai nạn chết người khi đi biển. Ngoài bão tố, sóng lớn làm chìm ghe thuyền, bị cá lớn, rắn độc biển tấn công, ngư dân cịn phải đối phó với dịch bệnh ở các đảo hoang vu ngồi khơi, với những ngày đói khổ do khơng đi biển được …Họ cảm thấy bất lực trước biển cả bao la, đầy bất trắc, hiểm nghèo, không được dự báo trước, chỉ dựa vào một số kinh nghiệm đi biển của dân gian và từ đó, khi xã hội và khoa học chưa phát triển, họ quan niệm bị bất hạnh là do những thế lực của quỷ thần, tà ma ra tay sát hại. Vì vậy, trong cuộc sống của một ngư dân, họ thường tin vào những thế lực huyền bí mà thường xuyên cúng kiến, lập miếu thờ, cúng tế hàng năm những thần linh vơ hình, hữu hình mà trước đây cha ơng họ từng tế lễ để cầu mong sự an lành. Đó là Thành Hồng (những vị Hiền Thần), đó là những linh vật ở biển hiền lành hay hung dữ được các triều vua ban sắc phong, đó là những thần linh vơ hình, những hung thần ác quỷ do các thầy cúng, thầy pháp bày vẽ, đó là những người cùng nghề có đức độ đã chết vì nghề nghiệp, chết bất đắc kỳ tử ở các vùng đảo xa… Ngoài ra, họ cịn phải tránh những lời nói, hành động hay kiêng một số điều được lưu truyền lại và tin rằng những điều đó có hại cho gia đình, bản thân, nghề nghiệp, nếu kiêng kỵ sẽ tránh được những xui xẻo, những bất hạnh.

Vì tơn thờ cá voi nên ngư dân vùng biển Nam Trung Bộ không đặt cá voi vào đối tượng đánh bắt. Đó cũng là một luật tục, ngư dân ln phải tn thủ. Vì tơn thờ cá voi như một vị thần nên nên gắn liền với sự kiêng kỵ, như ngư dân phải gọi cá voi là Ông, nếu là cá voi đực già, cịn cá voi cái già thì gọi là Bà, cá voi đực nhỏ thì gọi là Cậu, cá voi cái nhỏ gọi là Cơ. Ơng ở ngồi khơi thì gọi Ơng Khơi, Ơng ở gần bờ thì gọi Ơng Lộng. Ngư dân cũng gọi lồi rùa lớn ở biển là Bà Tím, loại đẻn là Bà Lạch. Cá voi chết thì gọi là Ơng lỵ hay lụy. Trong quá trình hành lễ Cầu Ngư, ngư dân khơng được ăn nói bất kính, cãi lộn, chửi mắng, khơng say rượu quấy phá. Những người được cử vào ban

18

tế lễ cũng được chọn lọc kỹ: khơng có tang, đủ vợ chồng, gia đình êm ấm, ăn nên làm ra, vợ khơng có mang, bản thân khơng khuyết tật, trai giới trước ngày hành lễ ít nhất ba ngày. Trong khi lấy ngọc cốt, nếu có mùi hơi thối, ngư dân đi thỉnh về lăng khơng được có hành động khó chịu như nhổ nước bọt, nhăn mặt, nói lời than phiền ..

Trong tác phẩm Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa, tác giả Lê Quang Nghiêm cịn có ghi lại những điều kiêng kỵ trong sinh hoạt của ngư dân. Trước khi đi biển, tránh nói và tránh nghe những từ như con khỉ, con cọp, con rái hay tên gọi các loài cá, loài đẻn dữ. Khi bưng thúng đựng lưới hay dây câu, không được chui qua võng, dây phơi quần áo hay không cho ai bước qua thúng, để tránh sự ô uế. Khi mới ra ngõ đi biển, tránh gặp người đầu tiên là đàn bà, nhất là đàn bà có chửa. Khi rời bến ra khơi, trên đoạn đường khoảng 1km, tránh sự va chạm một ghe khác. Họ không bao giờ đi thăm đàn bà đẻ còn non tháng, sợ mắc phong long hay cho khơng cho đàn bà có kinh nguyệt bước lên thuyền. Họ khơng gọi đích danh những thần linh biển cả. Nếu vì xui xẻo do vi phạm những điều kiêng cử trên, không đánh bắt được nhiều cá, họ phải nhuộm lại lưới hay làm phép xông hơi, dọn rửa ghe thuyền và bày lễ vật giải trừ ...

Võ Khoa Châu tác giả cuốn sách “Vạn Ninh, Đất & Người” cũng có nêu ra một số những điều cấm kỵ trong nghề đánh bắt cá của ngư dân. Ngoài những điều kiêng kỵ kể trên, tác giả còn ghi chép những điều kiêng kỵ khác, như:

- Ngư dân gọi cá bằng rau, các loại cá như cá thu gọi là rau dài, cá bơng cá bị, cá dưa gang gọi là rau trịn.

- Khơng để dao làm cá rơi xuống biển. Nếu rủi ro phải làm một con dao khác bằng cây hoặc bằng giấy bìa, sơn vẽ giống như con dao thật, sau đó làm lễ vái tạ, ném con dao ấy xuống nước, phải lặn xuống tìm lại con dao đã làm rơi xuống nước.

- Khi dùng cây ghim đan lưới khơng được nói “luồn qua luồn lại” mà phải nói “bỏ qua bỏ lại, bỏ lên bỏ xuống”.

- Không ngồi khoanh tay trên thuyền.

- Người có tang hay có vợ đang mang thai khơng bao giờ được là người đầu tiên vịn tay đẩy thuyền hoặc sương lưới.

- Kiêng cữ nói tiếng cọp, khi phải gọi thì gọi ơng Hổ, ơng Hầu.

- Nấu cơm khơng để được khê, khét hoặc cháy.

- Không những không được lật nửa phần bên con cá đã ăn, mà cịn khơng bao giờ được nói tiếng lật, ngụ ý kiêng cữ sự lật thuyền.

- Không được ăn các loại rùa biển.

- Cử khơng được ăn mít. Theo lệ truyền xưa, ăn mít thì sẽ bị nước biển chảy làm rách lưới, hoặc lưới bị bít đường nước, mất đường cá chạ … Ngoài ra, trong trường hợp hãn hữu thuyền mới chở những người có chửa và nếu có chuyện đẻ trên thuyền là chuyện xui xẻo.

Ngày nay, tuy khoa học công nghệ phát triển, trong cuộc sống tiến bộ, văn minh, nhưng vẫn còn một số ngư dân vẫn giữ những điều kiêng kỵ trên. Sống với biển, sống nhờ biển, ngư dân bao giờ cũng biết ứng xử với biển, với các vị thần linh, với những luật lệ làng chài, pháp luật nhà nước, tuân thủ những hướng dẫn của các cơ quan chức năng để bảo vệ sự an toàn trên biển, đánh bắt nhiều sản lượng, giữ gìn mơi trường…, nhưng với những với một số kiêng kỵ được truyền lại từ xa xưa, họ vẫn cịn thực hiện, vì dân vạn chài ln cầu được sự an lành, đánh bắt nhiều sản vật của biển nhiều hơn, cung cấp nhiều tôm cá cho thị trường, bảo đảm được sự ấm no cho gia đình, làm giàu thêm cho đất nước

2.2.2 Tơn giáo, tín ngưỡng

Trải qua hơn 360 năm hình thành và phát triển, trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa hiện có 465 cơ sở tính ngưỡng, gồm: 258 đình, 07 đền, 153 miếu, 02 điện thờ tư gia và 45 loại hình khác (tháp, văn, chỉ, lăng, nhà thờ họ, mộ tướng qn...); trong đó có 06 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 152 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 108 di tích chưa được xếp hạng nhưng nằm trong danh mục kiểm kê di tích. Dân số tỉnh Khánh Hịa hiện có hơn 1,269 triệu người với 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-hơ, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...).

Là vùng đất được hình thành gắn liền với cơng cuộc khai hoang lập ấp của người Việt theo đồn quân Nam tiến vào vùng đất Nam Bộ, những lưu dân người Việt đến vùng đất Khánh Hòa từ những năm nửa cuối thế kỷ XVII, tức sau năm 1653 khi chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cùng Cai cơ Hùng Lộc hầu lập ra 02 phủ Thái Khang và Diên Ninh. Khi đến vùng đất mới này, người Chămpa bản địa nơi đây đã có tín ngưỡng, tơn giáo riêng của mình và cùng với quá trình khai hoang lập làng, quy dân lập ấp, những thiết chế văn hóa truyền thống của người Việt như đình, chùa cũng được xây dựng trên vùng đất mới.

Do có nhiều cộng đồng dân cư, dân tộc sinh sống bằng nhiều loại hình kinh tế khác nhau nên đời sống tâm linh, tơn giáo của cư dân Khánh Hịa cũng rất phong phú và đa

20

dạng. Ngồi sự tồn tại của các tơn giáo lớn, phần lớn người dân nơi đây cịn duy trì các loại hình tín ngưỡng dân gian, lễ hội truyền thống. Tơn giáo, tín ngưỡng giữ một vị trí, vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần, ảnh hưởng, chi phối trực tiếp đến văn hóa, tập quán, cũng như lối sống của người dân.

Hiện nay, có nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau ở Khánh Hịa, tuy nhiên qua quá trình tiếp biến và hội nhập của các dân tộc đã tạo nên những giá trị văn hóa đồng nhất và chính trong sự đồng nhất đó đã khẳng định đặc tính tâm linh riêng của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa. Căn cứ vào đặc điểm thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng, tỉnh Khánh Hịa hiện có các loại hình tín ngưỡng như sau:

Tín ngưỡng thờ cúng tại gia đình bao gồm thờ cúng ơng bà, tổ tiên; thờ các vị thần bảo gia (Quan Công, Thiên Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Âm, Linh Sơn Thánh Mẫu...), trong đó tín ngưỡng của người Raglai và một số dân tộc thiểu số khác ở Khánh Hòa còn thờ các vị thần như: Thần Trời, Thần Mặt Trăng, thần các Vì sao, ơng thần Sấm, bà thần Sét, ơng thần Bão, bà thần Gió Lốc, thần Rẫy...; thờ cúng tổ nghề nghiệp (Lê Hữu Trác - tổ sư ngành y học, Nguyễn Minh Không - tổ nghề đúc đồng, Nguyễn Diệu - tổ nghề dệt...); thờ các danh nhân, anh hùng lịch sử, liệt sĩ cách mạng. Bên cạnh đó, người dân cịn nhiều bàn thờ khác trong gia đình như thờ ơng Địa, thần Tài, ơng Táo, bàn Thiên (tín ngưỡng thời trời đất).

Tín ngưỡng thờ cúng tại các đình, đền, miếu bao gồm thờ anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa và các tổ nghề. Hầu hết các đình làng ở Khánh Hịa đều thờ các vị tổ nghề, thánh sư, tiên sư của một ngành nghề hoặc các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa được nhân dân tơn kính (Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo...). Hàng năm vào xuân hay mùa thu, lễ cúng đình ở Khánh Hịa cũng là ngày hội hè của các làng, xã với nghi thức cúng tế, rước lễ để tỏ rõ sự mong ước, cầu “quốc thái dân an - mưa thuận gió hịa - dân cư an lạc”, mong cho dân làng khỏe mạnh, bình an, kinh tế phát triển, đất nước phồn vinh.

Thờ Thành hồng nơng nghiệp là tục thờ cúng của cư dân nông nghiệp nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, xóm làng thịnh vượng. Thờ Thành hoàng ngư nghiệp: Từ bao đời nay, ngư dân vùng biển Khánh Hịa có tục thờ Ơng Nam Hải (cịn gọi là cá Ông, lăng thờ cúng gọi là Lăng Ơng) - hiện thân của lồi cá voi có thân hình to lớn nhưng tính tình hiền hịa, thường cứu giúp ngư dân mỗi khi bị nạn. Hàng năm vào mùa xuân hoặc mùa thu, ngư dân Khánh Hòa tiến hành nghi thức cúng Ơng

21

Nam Hải - cịn gọi là Lễ hội Cầu Ngư, cầu thần Biển phù hộ độ trì cho sóng n biển lặng và cho mùa vụ đánh bắt hải mới đầy bội thu.

Thờ Mẫu là tín ngưỡng Mẫu hệ cò từ xa xưa; bên cạnh việc thờ các vị thần người Việt có nguồn gốc từ phương Bắc như: Liễu Hạnh, Chúa Kho,... người dân Khánh Hòa còn thờ các vị thần của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa, như: Bà chúa Xứ, Thánh Mẫu Thiên Y A Na, Thiên Hậu... Hàng năm, từ ngày 01/3 đến 23/3 Âm lịch, người dân tổ chức Lễ hội Am Chúa (tại Am Chúa, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh) và Lễ hội Tháp Bà Ponagar (tại Tháp Bà Ponagar, thành phố Nha Trang) để cầu quốc thái, dân an, mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu.

Nhìn chung, hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua được các cơ sở tín ngưỡng đăng ký với chính quyền địa phương và tổ chức theo đúng quy định pháp luật, khơng để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự tại địa phương. Các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội bước đầu đã gắn kết với hoạt động du lịch, thu hút được sự hưởng ứng, quan tâm tham gia của người dân và du khách. Một số hoạt động tín ngưỡng người dân nhớ về cội nguồn dân tộc, tạo sự gắn kết cộng đồng, mang lại khơng khí vui tươi, hứng khởi cho người dân khi tham gia. Đối với các cơ sở tín ngưỡng được nhà nước cơng nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia, cơng tác trùng tu, tôn tạo đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí. Hoạt động xây dựng, sửa chữa tơn tạo các cơ sở tín ngưỡng được thực hiện đúng theo các cấp thẩm quyền đồng ý và cấp giấy phép.

Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, thực hành nghi lễ, lễ hội tại các di tích theo quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan. Việc triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo đã góp phần quan trọng trong việc đưa các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tại các di tích đi vào nề nếp, đảm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu và xây DỰNG CHƯƠNG TRÌNH tái HIỆN lễ hội cầu NGƯ TỈNH KHÁNH hòa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w