CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.5 NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH
2.5.1.2 Đặc điểm thờ cúng
❖Đám tang cá Ông
Theo quan niệm của ngư dân ven biển, cá Ơng là một lồi động vật linh thiêng ở biển, có thân hình đồ sộ, nhưng khơng bao giờ làm hại người, trái lại đã từng cứu người trên biển bị tai nạn đắm thuyền. Do vậy khi gặp cá Ông "luỵ" hay “lị”, ngư dân thường tổ chức mai táng rất chu đáo. Thông thường cá voi chết do bị cá ép, bị bệnh già, môi trường ô nhiễm, đôi khi cũng do vô ý vướng vào lưới đánh cá. Trường hợp cá bị sóng lớn đánh dạt vào bờ nhưng chưa chết, ngư dân sẽ tìm mọi cách đưa cá xuống nước, trở ra biển. Người đầu tiên thấy xác cá Ông được xem là trưởng tang, coi như con ông Nam Hải. Người đó phải đội dây rơm mũ bạc như để tang cha mẹ mình. Dân làng tổ chức đám tang và xem anh ta như một vị cao niên được trọng vọng trong làng. Nếu người đó là phụ nữ thì bị bãi miễn và trưởng tang phải là một người con trai trong gia đình. Người này ở địa phương nào thì được phép cung nghinh xác Ông về cấp táng ở lăng của địa phương đó và thường xuyên canh gác bên cạnh xác cá voi cho đến khi hồn tất cơng việc ma chay.
Trước năm 1945 chính quyền phong kiến quy định làng nào bắt gặp cá Ơng lụy thì xã trưởng phải lo trình lên Huyện, Phủ để quan cho người về khám định, cấp tiền tuất, hương đèn, vải đỏ quấn đủ 7 vòng và cho khâm liệm, cấp đất xây lăng cùng ruộng hương hỏa để thờ cúng. Nghi thức tang chế hồn tồn dựa vào “Thọ Mai Gia Lễ”, có giản lược bớt một số chi tiết so với tang lễ của con người. Đủ ba năm thì cải táng, lấy xương xếp vào quách, vào khạp, đưa vào lăng đã xây sẵn để thờ. Lăng Ơng có người trơng coi, hương khói và có một Hội đồng quản lý.
Những ngư dân vùng biển cho biết, khi nào có cá Ơng lụy (chết) tấp vào thì ngư dân nơi đó sẽ làm ăn phấn phát, thường xuyên được mùa biển. Người nào gặp được xác Ơng và đóng vai trị trưởng nam chính là người có phước phận, sẽ được Ông phù hộ cho ăn nên làm ra. Ngồi việc lo an táng xác những Ơng dạt vào bãi, nếu gặp xác cá Ơng ngồi khơi, ngồi lộng, ngư dân cũng với lịng tơn kính sẵn có, tìm mọi cách đưa Ông vào bờ để cúng, vạn, làng lo tang lễ. Gặp những Ơng q lớn ngồi khơi xa không thể đưa về được ngư dân đành đốt nhang van vái Ông sớm dạt vào bờ để chúng dân lo liệu. Với những ông đang hấp hối, nếu ở gần bờ, họ sẽ dìu Ơng ra khơi để Ơng sống. Nhưng theo
38
lời các ngư dân, phần lớn các Ơng trong tình trạng đó đều cố quay đầu vào bờ. Vậy là “Ơng muốn về q”, họ nói, và van vái Ơng với những lời lẽ chi thiết, rồi đưa Ơng vào bờ. Cịn nếu ra khơi làm nghề, khi buông lưới, gặp cá Ông, người chủ thuyền (hoặc lái chính) sẽ ra lệnh cho các bạn chài mở hết hai cửa rồi vái “Ông lỡ vào lưới, Ông ra cửa này”, cho đến khi nào Ơng tìm được cửa ra mới thơi.
Tuỳ theo ơng Lớn hay ơng Cậu, việc chơn cất cá voi có khác nhau. Theo ngư dân thì cá voi lớn gọi là cá Ơng, nhỏ hơn thì gọi là cá Cơ và cá Cậu. Ngồi ra, tuỳ theo địa phương và đặc điểm hình dáng, địa bàn hoạt động mà cá voi có nhiều tên gọi khác nhau: ông Khơi, ông Lộng, ông Chuông, ông Kìm, ơng Xưa, ơng Đựng, ơng Hoa, ơng Ngư, ơng Thơng, ông Máng, ông Thoi, ông Mun, ông Đăng, ông Hổ... Khi chôn cất ông Lớn, người ta xây bọc ván xung quanh, phía trên đổ cát trắng, nơi nào có điều kiện thì xây mộ tập thể bằng xi măng. Với ơng Cậu thì an táng nơi mộ phần. Các lăng Ơng đều có các khu nghĩa trang dành để mai táng cá Ơng. Ở Đầm Mơn (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hồ) có trường hợp 11 con cá voi lụy cùng một lúc. Những nơi phát hiện được cá Ông chết dạt vào bờ mà quá lớn thì phải dùng đăng quây lại dưới bến cho thịt ruỗng mục ra. Ngư dân miền Trung quan niệm rằng nếu vùng biển nào có cá Ơng chết tấp vào nhiều thì sẽ được mùa đánh bắt trong nhiều năm liền.
Ở Khánh Hoà, tang phục thường may bằng vải đỏ. Tồn thể ngư phủ trong làng có bổn phận tập trung đông đủ để cử hành lễ mai táng cho trọng thể. Trước đây thời gian hành lễ có thể từ 3 đến 10 ngày tuỳ theo khu vực. Ngày nay lễ diễn ra trong ba ngày ba đêm, chi phí rất tốn kém.
❖ Nơi thờ tự cá Ơng
Tín ngưỡng thờ cúng cá Ơng gắn với một loại hình kiến trúc mà cư dân ven biển thường gọi là lăng. Tuỳ theo quy mơ lớn nhỏ, ở mỗi địa phương có những tên gọi khác nhau: lăng, vạn, dinh, lạch, đình, điện, đền, miếu. Hầu như các làng ven biển làm nghề cá đều có lăng miếu thờ cúng thuỷ thần mà tiêu biểu nhất là cá Ông với thần hiệu “Nam Hải cự tộc ngọc lân tơn thần”.
Ở Nam Trung Bộ, các lăng Ơng phân bố dày đặc ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hồ, Bình Thuận. Tỉnh Khánh Hồ có 50 lăng dọc theo các huyện thị ven biển: Vạn Ninh (13 lăng), Ninh Hoà (15 lăng), Tp. Nha Trang (11 lăng), thị xã Cam Ranh (11 lăng), trong đó có 12 lăng phân bố trên các đảo. Mỗi xã phường ven biển trong tỉnh
39
thường có một lăng, có nơi có đến hai, ba, bốn lăng (nhiều thơn trong một xã), thậm chí phường Vĩnh Ngun (Tp. Nha Trang) có đến sáu lăng.
Kiến trúc của lăng Ơng cơ bản mang dáng dấp một ngơi đình, vừa mang chức năng tín ngưỡng vừa mang chức năng thế tục. Lăng thường được xây gần sông, biển và quay ra hướng đông và được chia làm ba phần. Phần trước là võ ca, coi như sân khấu, dùng làm nơi hát tuồng, chèo đưa Ơng, hát Bả Trạo... trong các kì hội lễ. Phần giữa là chánh điện, thờ ngọc cốt cá Ông (xương cá voi), các bài vị thuỷ thần, Tiền hiền, Hậu hiền. Phần nhà sau (có những trường hợp xây ra hai bên), dùng để hội họp, tiếp khách và là nơi phục dịch. Trước sân có bình phong chạm trổ long, li, quy, phụng.
Các lăng thờ cá Ơng ở Khánh Hồ thường nằm trong các vạn chài, ở địa thế cao, thoáng, mặt hướng ra biển. Duy chỉ có lăng Ơng phường Xương Huân (Tp. Nha Trang) nằm sâu trong nội ô (số 4 Lê Lợi) nhưng vẫn được ngư dân thờ cúng chu đáo (khuôn viên của lăng hiện nay đã bị thu hẹp do q trình đơ thị hố). Một số điểm thờ cá Ơng nằm chung trong đình làng như: Trường Tây, Trí Ngun, Trường Đơng (Tp. Nha Trang), Bá Hà 1, Đơng Hà (huyện Ninh Hồ). Lăng Ơng Cù Lao (phường Vĩnh Thọ, Tp. Nha Trang) nằm trong cụm cơ sở tín ngưỡng dân gian gồm đình làng - ngơi tiền hiền - chùa làng - lăng Ông.