CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ SẢN PHẨM DU LỊCH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỂM ĐẾN
2.1.2.3 Những nét văn hoá đặc sắc
Tuy là một thành phố trẻ nhưng bề dày Văn hóa Đà Lạt cũng rất được chú ý về sự phong phú, đa dạng, vừa mang tính truyền thống và hiện đại. Văn hố của dân tộc Cơ Ho bản địa, văn hoá của các cộng đồng dân cư ở châu thổ sông Hồng, vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Nam – Ngãi – Bình – Phú, Nam Trung Bộ, Đơng Nam
28
Bộ và sự giao lưu văn hoá thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách người Đà Lạt: hiền hòa, thanh lịch và mến khách. Đà Lạt là một đề tài luôn mới mẻ, hấp dẫn, phong phú mà các giới nghiên cứu khoa học tự nhiên, xã hội, văn học – nghệ thuật luôn đeo đuổi tìm hiểu và sáng tác. Văn hố nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành trên nền văn hố Việt, văn hoá các dân tộc thiểu số bản địa và một phần của văn hố các tộc người thiểu số phía Bắc. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành một kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc, phong phú, đa dạng biểu hiện trong những dụng cụ sinh hoạt, kiến trúc dân gian, trang phục, ẩm thực; trong nghề rèn, nghề dệt; trong tín ngưỡng, phong tục, lễ hội văn hóa dân gian, âm nhạc dân gian…
Lễ hội của các dân tộc bản địa Đà Lạt được gắn liền với chu trình canh tác cây lúa (kể cả lúa nương và lúa nước) bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch. Mùa lễ hội có nhiều tiểu lễ nhưng quan trọng và quy mô hơn cả là lễ mừng lúa mới. Khơng chỉ thế, đồng bào cịn có những lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng (lễ cúng thần rừng, thần nước...), hay là những phong tục, tập quán của cộng đồng và cá nhân (lễ ăn trâu kết nghĩa, ăn trâu mừng thọ cha mẹ...). Lễ hội chính là dịp để cư dân bản địa thực hành tín ngưỡng truyền thống, - tín ngưỡng đa thần. Trong những lễ hội truyền thống, biểu trưng đậm nét nhất là sự cộng cảm giữa các cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với tập thể, tạo nên tính cộng đồng của cư dân bản địa. Mối quan hệ cộng đồng ấy được hình thành trên cơ sở tự nguyện, thân ái, thủy chung, bình đẳng và được ràng buộc bởi phong tục, tập quán, nên tính bền vững rất cao.
Văn học dân gian, điểm nổi bật trong văn hóa tinh thần của các dân tộc bản địa Lâm Đồng, được đánh giá là đa dạng về thể loại (huyền thoại, cổ tích, hài, ngụ ngơn, văn vần...), phong phú về nội dung. Đây không chỉ là những câu chuyện, khúc ngâm phản ánh "thế giới quan, nhân sinh quan" của đồng bào, mà cịn có thể tìm thấy trong đó lịch sử phát triển của xã hội tộc người. Bên cạnh văn học dân gian, phải kể đến âm nhạc dân gian. Các dân tộc bản địa dùng nhiều loại nhạc cụ có chất liệu khác nhau với những phương thức chế tác độc đáo. Đặc tính âm nhạc của các loại nhạc cụ phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng của từng nghệ nhân. Sự đơn điệu trong làn điệu (hát kể, hát đối đáp, tự sự, giao duyên) được bù đắp bằng sự duyên dáng, biểu cảm, gần gũi trong ca từ, trong hơi thở của tiếng chiêng, tiếng kèn bầu... cùng nét uyển chuyển của từng điệu múa. Chính âm nhạc dân gian đã góp phần làm phong phú văn hóa tinh thần của người dân tộc bản địa ở Đà lạt.
29
2.1.2.4 Khả năng tiếp cận điểm đến
Những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Lạt đã được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông nội thị, hệ thống giao thông tại các khu dân cư nông thôn, khu sản xuất nông nghiệp, các khu vực tham quan du lịch và các khu vực dự kiến phát triển đơ thị. Giao thơng Đà lạt có nhiều tuyến đường phù hợp với nhiều khách du lịch đến từ mọi miền. Các con đường cũng được hoàn thiện để đảm bảo cho người dân cũng như khách du lịch. Ngoài ra tỉnh cũng khuyến khích người dân địa phương hổ trợ cho khách du lịch về các tuyến đường nên đi xe máy để thơng thống đường phố.
Đường bộ
Tuyến đường quan trọng nhất nối Đà Lạt với các thành phố khác là quốc lộ 20. Con đường này giao với quốc lộ 1 tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai, từ đó hướng về Thành phố Hồ Chí Minh và nối với quốc lộ 27 tại D'Ran để về Phan Rang và các tỉnh Nam Trung Bộ. Quốc lộ 20 còn cắt qua Di Linh, từ đây theo quốc lộ 28 về hướng nam sẽ dẫn đến thành phố Phan Thiết. Xuất phát từ Đà Lạt, tuyến quốc lộ 27C (trước kia là đường
723)đi xuyên qua các huyện Lạc Dương của Lâm Đồng và Khánh Vĩnh, Diên Khánh của Khánh Hòa, tới thành phố Nha Trang. Con đường này được hoàn thành vào năm 2007, giúp hành trình giữa hai thành phố du lịch nổi tiếng chỉ cịn khoảng 130 km, so với lộ trình cũ Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang dài 228 km Đà Lạt còn một tuyến tỉnh lộ khác là đường 722 đi Đam Rông, nối thành phố với các vùng tây bắc của tỉnh Lâm Đồng. Giao thông nội thị, các tuyến xe buýt của thành phố hình thành vào năm 2006.
Đường hàng không
Giao thông hàng không của Đà Lạt được thực hiện qua sân bay Liên Khương và sân bay Cam Ly. sân bay Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía nam, nằm cạnh quốc lộ 20, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Cuối tháng 12 năm 2009, nhà ga mới của sân bay với diện tích sàn 12.000 mét vng được khánh thành, bắt đầu khai thác các đường bay quốc tế. Thời điểm 2012, Hãng hàng không Vietnam Airlines khai thác mỗi ngày một chuyến bay khứ hồi Đà Lạt – Hà Nội, bốn chuyến bay khứ hồi Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh và một chuyến bay khứ hồi Đà Lạt – Đà Nẵng. Hãng hàng không Air Mekong cũng khai thác mỗi ngày một chuyến bay khứ hồi Đà Lạt – Hà Nội và một chuyến bay khứ hồi Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh. Phi trường thứ hai của Đà Lạt là sân bay Cam Ly, thuộc Phường 5, cách trung tâm thành phố 3 km về phía tây.
30
Đường sắt
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được xây dựng từ năm 1903 đến năm 1928, tới năm 1932 bắt đầu khai thác vận tải toàn tuyến. So với các tuyến đường sắt khác ở Việt Nam, tuyến Tháp Chàm – Đà Lạt độc đáo nhờ sử dụng hệ thống đường sắt răng cưa, gồm ba đoạn từ Sông Pha lên tới Đà Lạt, tổng cộng gần 16 km. Điểm cuối của tuyến đường sắt này là nhà ga Đà Lạt, xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, một cơng trình kiến trúc độc đáo do hai kiến trúc sư người Pháp Révéron và Moncet thiết kế. Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được sử dụng tới năm 1972, khi chiến tranh Việt Nam trở nên khốc liệt, tuyến đường buộc phải ngừng hoạt động. Từ năm 1991, thành phố Đà Lạt cho khôi phục 7 km đường sắt từ Đà Lạt tới Trại Mát, kết hợp cùng nhà ga Đà Lạt để phục vụ du lịch. Nơi đây ngày nay trở thành một trong những điểm hấp dẫn du khách của thành phố. Mặc dù khơng cịn kết nối trực tiếp với hệ thống đường sắt Việt Nam, nhà ga vẫn bán vé tàu cho hành khách và có xe trung chuyển từ ga Đà Lạt đến ga Nha Trang và ga Tháp Chàm
2.1.2.5 Cơ sở lưu trú và ăn uống
Thành phố Đà Lạt có 815 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 13.786 phịng, trong đó có 291 khách sạn từ 1-5 sao với 8.207 phòng và 25 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 2.475 phòng. Các dịch vụ phục vụ trong các khách sạn ngày càng được nâng cao, như: nhà hàng, vũ trường, Spa, karaoke, hồ bơi, chăm sóc sức khỏe, hội nghị - hội thảo, lữ hành…Trong đó, loại hình lưu trú tăng mạnh là các khách sạn tiêu chuẩn, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch, homestay tăng mạnh. Sở dĩ, các loại hình du lịch lưu trú ngày càng tăng là do lượng du khách lựa chọn Đà Lạt là điểm đến để tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều. Vì thế, nhiều loại hình du lịch lưu trú ra đời với số lượng ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng các loại hình du lịch lưu trú. Thành phố Đà Lạt đã đẩy mạnh cơng tác quản lý các loại hình du lịch lưu trú theo hướng chất lượng cao. Cụ thể, như đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành kiểm tra các cơ sở lưu trú trong việc treo biển quảng cáo theo đúng quy định. Duy trì đường dây nóng để nắm thơng tin phản hồi của du khách để chấn chỉnh hoạt động đón khách du lịch của các cơ sở lưu trú. Một số khách sạn và homestay nổi tiếng như:
- Pema House: Pema tọa lạc tại một vị trí cực kỳ yên tĩnh. Lại khá gần trung
tâm Thành phố cũng như những địa điểm ăn uống, vui chơi giải trí. Cho nên khi lựa
chọn lưu trú tại Pema Đà Lạt sẽ mang lại cho các bạn những lợi thế nhất định. Mà có rất ít những địa điểm lưu trú khác có thể có được.
- Mayli homestay: Được thiết kế theo một phong cách kiến trúc mang đậm
chất gia đình Việt. Những phịng nghỉ nhỏ nhắn xinh xắn nhưng khơng q chật chội và ngột ngạt. Chắc chắn khi đặt chân đến với nơi đây sẽ làm cho các bạn cảm thấy thích thú và ấn tượng nhất.
- Ana Mandara nổi tiếng vì cái hồn của Đà Lạt dường như được gói gọn vào
đây. Khu village gồm nhiều căn riêng biệt lọt thỏm giữa một rừng thông xanh thơ mộng và yên tĩnh tuyệt đối giữa lòng thành phố. Khu resort mang kiến trúc Pháp có tuổi đời trên 30 năm nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ điển xen lẫn nét hiện đại… - Dalat Cadasa: Nằm trên con đường Trần Hưng Đạo nổi tiếng với những
hàng mai anh đào trải dài, nơi đây còn được biết đến với mệnh danh là “thiên đường Pháp giữa lòng Đà Lạt”. Dalat Cadasa là một quần thể biệt thự cổ kính đặc thù của miền Bắc nước Pháp từ những năm 1920, được xây dựng liền kề nhau trong khuôn viên rộng 6ha, mỗi biệt thự mang một nét kiến trúc riêng biệt độc đáo…
- Dalat Palace Heritage Hotel: Dalat Palace Heritage Hotel được xây dựng từ
những năm 1922, là một trong những khách sạn lớn nổi tiếng nằm ở ngay trung tâm Đà Lạt, đối diện là hồ Xuân Hương thơ mộng. Không gian xung quanh khách sạn là một sân vườn rộng 5ha với những hàng thông, bãi cỏ xanh mướt trải dài.
- Saphir Dalat Hotel: Tọa lạc tại ngay trung tâm Tp. Đà Lạt, từ Saphir bạn có
thể dễ dàng di chuyển đến nhiều điểm du lịch như chợ, hồ Xuân Hương. Phòng và các cơ sở vật chất ở đây dù còn mới, sạch sẽ, tiện nghi và hiện đại nhưng mức giá lại vô cùng rẻ so với những khách sạn 4 sao hay các khách sạn gần trung tâm khác.
Ẩm thực Đà Lạt vô cùng đặc sắc là thiên đường ăn uống, ngon bổ mà lại rẻ. Với những hương vị khơng pha trộn vào đâu được, nó có một cách rất riêng, làm du khách ăn một lần mà nhớ mãi. Đà Lạt món ăn trở nên khác lạ chắc hẳn cũng phần do khơng khí ở đây đem lại, cái khí lanh se se mà ăn một cái bánh tráng nướng hay uống một ly sữa đầu nạnh thì có lẻ chắc chẳng ở đâu mang lại cảm giác như ở Đà Lạt. Sau đây là một số món ăn đặc sản tại Đà Lạt.
- Bánh Ướt Lòng Gà Đà Lạt: Vị dẻo mềm của bánh ướt cùng thịt gà thơm
ngon, kèm thêm nước mắm pha, rau thơm, giá hành khiến người ăn phải gật gù, tấm tắc
khen ngon. Đây là món ăn Đà Lạt đặc sắc mà bạn nhất định phải thử ít nhất một lần trong đời.
- Bánh Căn Đà Lạt: Đến với thành phố sương mù, những món ăn Đà Lạt
nóng hổi, bày bán trong khơng gian nhỏ như bánh căn luôn được ưa chuộng. Chỉ cần cắn một miếng là cảm nhận được vỏ bánh giòn, nhân trứng thơm nồng ăn cùng nước mắm hành, xíu mại tan dần trong miệng.
- Nem Nướng Đà Lạt: Nem nướng là cái tên nổi bật trong danh sách những
món ăn Đà Lạt phải thử khi đi du lịch. Điều đặc biệt làm nên thương hiệu của món này chính là nước chấm được pha chế theo cách riêng. Nem được làm từ nguyên liệu chính là thịt heo ở phần nạc vai, ít mỡ và nướng trên bếp than hồng.
- Bánh Tráng Nướng Đà Lạt là món ăn vặt phổ biến mà bất kỳ ai đặt chân
đến thành phố hoa cũng từng thử qua. Bánh tráng được nướng trên than đến khi giịn rụm, "tơ điểm" thêm với đủ loại nguyên liệu như trứng đánh, hành lá, tóp mỡ, tơm khơ...
- Bánh Mì Xíu Mại Đà Lạt: Bánh mì xíu mại cịn có tên gọi là bánh mì
chấm hay bánh mì chảo. Cùng là bánh mì xíu mại, nhưng tại Đà Lạt, thực khách cảm nhận rất rõ rằng xíu mại ngon đặc biệt hơn so với những địa phương khác. Xíu mại được làm từ thịt nạc xay nhuyễn, có độ dai vừa đủ, nước dùng được chế biến từ xương heo ninh nhừ nên có vị ngọt thanh, khơng béo ngậy.
- Kem Bơ Đà Lạt: Trời càng lạnh, ăn kem càng thích. Tín đồ nghiện đồ ngọt
không thể bỏ qua kem bơ Đà Lạt ngon “quên lối về”. Kem bơ đặc biệt vì được chế biến
từ loại bơ sáp béo bùi, thơm nồng hòa cùng sữa đặc ngọt lịm.
Một số hàng nổi tiếng ở Đà Lạt:
Nhà hàng Memory Đà Lạt: Nhà hàng Memory là một nhà hàng Đà Lạt có khơng
gian mở lãng mạng, lưu giữ ký ức về Đà Lạt xưa. Memory tuy gần thành phố, nhưng lại cách biệt được âm thanh ồn ào, khói bụi nơi thành thị. Được thiết kế theo phong cách hồi niệm, nhẹ nhàng nhưng vẫn khơng kém phần tinh tế.
Nhà hàng Kim Gia Đà Lạt: Nhà hàng Kim Gia là một nhà hàng ở Đà Lạt được
người dân địa phương cũng như khách du lịch đánh giá cao về chất lượng món ăn và khơng gian sang trọng. Nhà hàng Kim Gia được nhiều thực khách đánh giá là “một địa điểm cho người sành ăn ở Đà Lạt”.
Nhà hàng Nhà Tôi Đà Lạt: Nhà hàng Nhà Tôi là nhà hàng tại Đà Lạt mang đến
một không gian ấm cúng, menu đa dạng món ngon. Nhà hàng ln ln thay đổi thực đơn tốt nhất, nên khi đặt ăn quý khách có thể gọi điện trước cho nhà hàng để điều chỉnh theo khẩu vị của từng vùng miền.
Nhà hàng cơm niêu Hương Việt Đà Lạt: Nhà hàng Hương Việt là một địa chỉ nhà
hàng ăn ngon ở Đà Lạt, nhà hàng chuyên phục vụ cơm gia đình thân mật và khách đồn du lịch. Nhà hàng nổi tiếng với món cơm niêu, một món ăn mang hương vị truyền thống Việt.
Nhà hàng Âu Lạc Đà Lạt: Nhà hàng Âu Lạc một nhà hàng nằm ngay trung tâm
thành phố Đà Lạt, chỉ cách hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt 5 đến 7 phút đi bộ. Một vị trí khá thuận tiện để Qúy khách di chuyển tham quan các địa điểm du lịch ở khu vực trung tâm thành phố.
2.1.2.6 Điểm du lịch hấp dẫn
❖Thác Datanla Đà Lạt
Có hệ thống máng trượt băng rừng dài nhất Đơng Nam Á cùng các trò chơi hấp dẫn khác. Thác Datanla nằm giữa đèo Prenn, có độ cao hơn 20m, lại nằm ở thượng nguồn của dòng chảy nên dòng nước lúc nào cũng chảy ổn định và êm đềm.
❖ Ga Đà Lạt
Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Nhà ga được người Pháp xây