CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 YẾU TỐ VĂN HÓA TẠI KHÁNH HÒA
2.2.2 Tôn giáo, tín ngưỡng
Trải qua hơn 360 năm hình thành và phát triển, trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa hiện có 465 cơ sở tính ngưỡng, gồm: 258 đình, 07 đền, 153 miếu, 02 điện thờ tư gia và 45 loại hình khác (tháp, văn, chỉ, lăng, nhà thờ họ, mộ tướng quân...); trong đó có 06 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 152 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 108 di tích chưa được xếp hạng nhưng nằm trong danh mục kiểm kê di tích. Dân số tỉnh Khánh Hịa hiện có hơn 1,269 triệu người với 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-hơ, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...).
Là vùng đất được hình thành gắn liền với công cuộc khai hoang lập ấp của người Việt theo đoàn quân Nam tiến vào vùng đất Nam Bộ, những lưu dân người Việt đến vùng đất Khánh Hòa từ những năm nửa cuối thế kỷ XVII, tức sau năm 1653 khi chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cùng Cai cơ Hùng Lộc hầu lập ra 02 phủ Thái Khang và Diên Ninh. Khi đến vùng đất mới này, người Chămpa bản địa nơi đây đã có tín ngưỡng, tơn giáo riêng của mình và cùng với quá trình khai hoang lập làng, quy dân lập ấp, những thiết chế văn hóa truyền thống của người Việt như đình, chùa cũng được xây dựng trên vùng đất mới.
Do có nhiều cộng đồng dân cư, dân tộc sinh sống bằng nhiều loại hình kinh tế khác nhau nên đời sống tâm linh, tôn giáo của cư dân Khánh Hòa cũng rất phong phú và đa
21
dạng. Ngồi sự tồn tại của các tơn giáo lớn, phần lớn người dân nơi đây cịn duy trì các loại hình tín ngưỡng dân gian, lễ hội truyền thống. Tơn giáo, tín ngưỡng giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, ảnh hưởng, chi phối trực tiếp đến văn hóa, tập quán, cũng như lối sống của người dân.
Hiện nay, có nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau ở Khánh Hịa, tuy nhiên qua quá trình tiếp biến và hội nhập của các dân tộc đã tạo nên những giá trị văn hóa đồng nhất và chính trong sự đồng nhất đó đã khẳng định đặc tính tâm linh riêng của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa. Căn cứ vào đặc điểm thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng, tỉnh Khánh Hịa hiện có các loại hình tín ngưỡng như sau:
Tín ngưỡng thờ cúng tại gia đình bao gồm thờ cúng ơng bà, tổ tiên; thờ các vị thần bảo gia (Quan Công, Thiên Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Âm, Linh Sơn Thánh Mẫu...), trong đó tín ngưỡng của người Raglai và một số dân tộc thiểu số khác ở Khánh Hòa còn thờ các vị thần như: Thần Trời, Thần Mặt Trăng, thần các Vì sao, ơng thần Sấm, bà thần Sét, ơng thần Bão, bà thần Gió Lốc, thần Rẫy...; thờ cúng tổ nghề nghiệp (Lê Hữu Trác - tổ sư ngành y học, Nguyễn Minh Không - tổ nghề đúc đồng, Nguyễn Diệu - tổ nghề dệt...); thờ các danh nhân, anh hùng lịch sử, liệt sĩ cách mạng. Bên cạnh đó, người dân cịn nhiều bàn thờ khác trong gia đình như thờ ơng Địa, thần Tài, ơng Táo, bàn Thiên (tín ngưỡng thời trời đất).
Tín ngưỡng thờ cúng tại các đình, đền, miếu bao gồm thờ anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa và các tổ nghề. Hầu hết các đình làng ở Khánh Hịa đều thờ các vị tổ nghề, thánh sư, tiên sư của một ngành nghề hoặc các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa được nhân dân tơn kính (Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo...). Hàng năm vào xuân hay mùa thu, lễ cúng đình ở Khánh Hòa cũng là ngày hội hè của các làng, xã với nghi thức cúng tế, rước lễ để tỏ rõ sự mong ước, cầu “quốc thái dân an - mưa thuận gió hịa - dân cư an lạc”, mong cho dân làng khỏe mạnh, bình an, kinh tế phát triển, đất nước phồn vinh.
Thờ Thành hồng nơng nghiệp là tục thờ cúng của cư dân nông nghiệp nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, xóm làng thịnh vượng. Thờ Thành hồng ngư nghiệp: Từ bao đời nay, ngư dân vùng biển Khánh Hịa có tục thờ Ơng Nam Hải (cịn gọi là cá Ơng, lăng thờ cúng gọi là Lăng Ơng) - hiện thân của lồi cá voi có thân hình to lớn nhưng tính tình hiền hịa, thường cứu giúp ngư dân mỗi khi bị nạn. Hàng năm vào mùa xuân hoặc mùa thu, ngư dân Khánh Hịa tiến hành nghi thức cúng Ơng
22
Nam Hải - còn gọi là Lễ hội Cầu Ngư, cầu thần Biển phù hộ độ trì cho sóng n biển lặng và cho mùa vụ đánh bắt hải mới đầy bội thu.
Thờ Mẫu là tín ngưỡng Mẫu hệ cị từ xa xưa; bên cạnh việc thờ các vị thần người Việt có nguồn gốc từ phương Bắc như: Liễu Hạnh, Chúa Kho,... người dân Khánh Hòa còn thờ các vị thần của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa, như: Bà chúa Xứ, Thánh Mẫu Thiên Y A Na, Thiên Hậu... Hàng năm, từ ngày 01/3 đến 23/3 Âm lịch, người dân tổ chức Lễ hội Am Chúa (tại Am Chúa, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh) và Lễ hội Tháp Bà Ponagar (tại Tháp Bà Ponagar, thành phố Nha Trang) để cầu quốc thái, dân an, mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu.
Nhìn chung, hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua được các cơ sở tín ngưỡng đăng ký với chính quyền địa phương và tổ chức theo đúng quy định pháp luật, khơng để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự tại địa phương. Các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội bước đầu đã gắn kết với hoạt động du lịch, thu hút được sự hưởng ứng, quan tâm tham gia của người dân và du khách. Một số hoạt động tín ngưỡng người dân nhớ về cội nguồn dân tộc, tạo sự gắn kết cộng đồng, mang lại khơng khí vui tươi, hứng khởi cho người dân khi tham gia. Đối với các cơ sở tín ngưỡng được nhà nước cơng nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia, cơng tác trùng tu, tôn tạo đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí. Hoạt động xây dựng, sửa chữa tơn tạo các cơ sở tín ngưỡng được thực hiện đúng theo các cấp thẩm quyền đồng ý và cấp giấy phép. Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, thực hành nghi lễ, lễ hội tại các di tích theo quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan. Việc triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo đã góp phần quan trọng trong việc đưa các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tại các di tích đi vào nề nếp, đảm bảo tốt về thuần phong mỹ tục, khơng có hoạt động tiêu cực, phản cảm. Các địa điểm lớn có hoạt động tín ngưỡng, lễ hội (Tháp Bà Ponagar Nha Trang, Danh thắng Hịn Chồng, Am Chúa....) ln được bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; khi tổ chức đều có xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể.
Trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng, lễ hội, ngành Văn hóa và Thể thao của tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị chức năng, các tổ chức đồn thể của tỉnh, đảm bảo thơng suốt và hiệu quả. Sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng diễn ra tại di tích được đảm bảo đúng
23
với văn hóa truyền thống. Phần lễ đảm bảo trang nghiêm, thành kính; phần hội diễn ra sơi nổi, lành mạnh, thu hút đông đảo cộng động dân cư tham gia.