Đối tượng thờ phùng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÁI HIỆN LỄ HỘI CẦU NGƯ TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH HÒA

2.4.3 Đối tượng thờ phùng

Lễ hội mang ý nghĩa thờ phụng Cá Ông (Ông Nam Hải), cầu mong mùa đánh bắt bội thu, sóng yên biển lặng, thuyền bè ra khơi an toàn. Những ngư dân tin rằng ngồi việc có sức mạnh phi thường, Cá Ơng cịn có khả năng thấu hiểu ý nguyện của họ, luôn giúp đỡ và làm điều thiện.

❖ Thờ cá Ông

Đối tượng thờ phụng trong Lễ hội Cầu Ngư của cư dân ven biển miền Trung nói chung và Khánh Hịa nói riêng đó chính là cá Ơng (cá voi). Tục thờ cá là một trong những tín ngưỡng dân gian khá phổ biến của cư dân ven biển miền Trung.

27

Việc cá Ông liên tục cứu giúp ngư dân miền biển lúc giơng to gió lớn đã khiến cho tục thờ cá Ơng đã trở thành một nét văn hóa của Việt Nam.

Niềm tin của ngư dân càng được nhân lên khi cá Ơng được triều đình phong kiến nhà Nguyễn ban sắc phong tặng cá Ông là “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn Thần”, và cho các làng biển nhận làm Thành Hoàng. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, các triều đại vua khác nhau đã ban sắc phong cho thần Nam Hải, chính thức cơng nhận tục thờ cúng cá Ông tại các làng quê dọc ven biển miền Trung. Lăng Ơng ln được làng chài thờ cúng quanh năm và đặc biệt vào mùa xuân hay mùa thu hằng năm, lễ hội cúng cá Ông theo nghi lễ truyền thống, rất trang trọng.

❖ Thờ người có cơng

Cầu ngư là một trong những lễ hội nước lớn nhất của ngư dân Việt Nam. Lễ hội có nhiều tên gọi như: Lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá Ơng, lễ cúng ơng, lễ nghinh ơng, lễ nghinh ông Thủy tướng... Tên gọi tuy khác nhau nhưng tất cả đều có chung một quan niệm: cá Ơng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển.

Lễ hội Cầu Ngư của cư dân ven biển miền Trung về đối tượng thờ phụng ngoài thờ cá, ngư dân ở đây thường phối thờ cá Ông cùng với các vị Thần khác đã giúp đỡ và phù hộ cho ngư dân no ấm như: Ngũ Hành Nương Nương, Hữu Lý Ngư, Tả Lý Lịch… Ngồi ra có địa phương trong Lễ hội Cầu Ngư cịn là dịp tưởng nhớ đến người có cơng giúp dân làng. Các nghi lễ diễn ra trong Lễ hội Cầu Ngư là cuộc đối thoại giữa người sống với người đã khuất. Nó cộng gộp về ý thức nguồn cội thiêng liêng và là cách thể hiện thế giới tâm linh của cộng đồng. Đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng thờ thành hồng; tín ngưỡng thờ nghiệp tổ và tín ngưỡng thờ quỷ thần.

Từ việc tơn thờ một hiện tượng tự nhiên, một sinh vật có mối quan hệ gắn bó lâu đời với ngư dân trong phương thức sinh tồn đã trở thành một hình thức tín ngưỡng và cũng từ một hình thức tín ngưỡng đã có sự tích hợp những giá trị văn hóa phi vật thể, trở thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng của ngư dân làm nghề biển hàm chứa những giá trị nhân văn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÁI HIỆN LỄ HỘI CẦU NGƯ TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 36 - 37)