CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.6 THỰC TRẠNG CỦA LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH HÒA
Những năm gần đây, lễ hội văn hóa truyền thống đã trở thành một loại hình du lịch phát triển mạnh ở mỗi địa phương và ngày càng có sức thu hút đối với khách du lịch. Đối với du khách, lễ hội là một chỉnh thể thống nhất đa dạng, du khách có thể được xem cách tổ chức các lễ hội, các vai diễn, trình tự rước tế, cách trang phục và được hiểu biết về cội nguồn lịch sử của nó. Đến với các lễ hội cũng là đến với các danh lam thắng cảnh, các di tích, được thưởng thức nhiều giá trị văn hóa tổng hợp, bởi hầu hết các lễ hội đều diễn ra ở các địa điểm đó. Vì vậy, các lễ hội có khả năng thu hút khách du lịch rất lớn.
46
Theo Báo cáo số 36/BC-SVHTT ngày 19 tháng 3 năm 2019 về “Tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020” của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hịa, tồn tỉnh hiện nay có 16 di tích được xếp hạng Quốc gia, 175 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh, đặc biệt có 3 di sản phi vật thể cấp Quốc gia đó là: Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Tháp bà Ponagar, Lễ bỏ mả của người Raglai ở Khánh Hịa.
Lễ hội truyền thống nói chung và Lễ hội Cầu Ngư tỉnh Khánh Hịa nói riêng là một trong những loại hình di sản độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ở đó thể hiện rất rõ đời sống văn hóa tâm linh, những quan niệm nhân sinh và các sinh hoạt văn hóa dân gian khác. Chính vì thế, lễ hội là một trong những loại hình văn hóa đặc biệt, có sức thu hút lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Các lễ hội dân gian truyền thống ở Khánh Hịa được tổ chức chủ yếu ở quy mơ làng xã và mang đậm nét văn hóa của các dân tộc. Các lễ hội này được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, các trị chơi dân gian được khơi phục, kết hợp với các hoạt động văn hóa thể thao như bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ quần chúng, đã tạo thêm nét tưng bừng cho ngày hội. Mỗi địa phương tuy cùng một chủ đề lễ hội, nhưng do điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa khác nhau, nên cách thức tổ chức các lễ hội cũng khác nhau. Điều đó càng làm tăng thêm sự đa dạng, phong phú cho các loại hình lễ hội ở Khánh Hòa. Đồng thời lễ hội cũng là nơi bảo tồn, giữ gìn những giá trị của văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Bên cạnh đó, Ban tổ chức lễ hội tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thi, hội diễn, các hoạt động thể thao để phục vụ lễ hội, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Hoạt động văn nghệ quần chúng luôn là hoạt động được đánh giá hàng đầu, nhằm xây dựng một nền tảng văn hóa tinh thần tại địa phương, cầu nối giao lưu, đồng thời cũng là mơi trường tạo ra những sản phẩm văn hóa mang tính chất cộng đồng. Cơng tác tuyên truyền quảng bá về di tích, lễ hội được chú trọng nhất tại các địa phương nơi diễn ra lễ hội. Trong thời gian trước, trong khi diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức thường xuyên thông báo bài giới thiệu về di tích, lễ hội, nhân vật được thờ phụng để du khách thập phương hiểu về lễ hội mình đang tham gia. Các phương tiện tuyên truyền cũng rất đa dạng, có thể trên đài truyền thanh của huyện, xã, trên các tấm panô và hệ thống băng rôn, cổng chào, cờ,... được đặt tại khu vực diễn ra lễ hội và dọc các tuyến đường trục chính trong xã. Bên cạnh công tác tuyên truyền quảng bá trực tiếp tại các lễ hội, công
47
tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nhất là trên website cũng được chú ý.
Đồng thời tuyên truyền quảng bá trên hệ thống ấn phẩm như làm biển chỉ dẫn, bảng giới thiệu quảng bá về điểm di tích, lễ hội hệ thống đường đi và chỉ dẫn, thời gian và nội dung; in băng đĩa hình, tờ gấp và bản đồ phục vụ cơng tác tun truyền quảng bá. Cơng tác tun truyền đã có hiệu quả rõ nét, nhân dân và du khách tham dự lễ hội hiểu rõ hơn về lễ hội, giá trị của lễ hội từ đó nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy giá trị của di tích, lễ hội. Cùng với sự phát triển của du lịch Khánh Hòa, du lịch lễ hội ngày càng phát triển.
Đây là thể loại du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, đồng thời nó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của toàn ngành Du lịch. Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh Khánh Hòa là phải làm sao khai thác tốt loại hình du lịch lễ hội. Hoạt động du lịch càng phát triển thì càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc. Vai trò và ý nghĩa của du lịch lễ hội đối với kinh doanh du lịch là hết sức quan trọng, nó góp phần thúc đẩy cho du lịch vươn lên, tạo đà cho du lịch ngày một phát triển, đem lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế.
Hiện nay ở Khánh Hịa có 50 nơi thờ Ơng Nam Hải ở các địa phương: Huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm.
Lễ hội Cầu Ngư tỉnh Khánh Hòa đã và đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham gia, khơng chỉ khách nội địa mà cịn có cả du khách quốc tế nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của du khách. Một số hành động tiêu cực vẫn diễn ra như trộm cắp, móc túi, chặt chém, chèo kéo khách du lịch, …làm mất tính linh thiêng của lễ hội. Tình trạng quản lý và tổ chức lễ hội vẫn còn lỏng lẻo đã khiến cho những kẻ ham lợi mà làm mất đi giá trị thật của lẽ hội, không biết bao giờ mới lấy lại được hình ảnh đã xây dựng bao nhiêu năm của dân tộc ta. Đây là vấn đề mà các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm, đưa ra những chính sách phù hợp để lễ hội vẫn giữ được giá trị bản sắc dân tộc.
Về nghi thức và tiến trình của Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa là sự kế thừa và tích hợp của Lễ hội Cầu Ngư các tỉnh Nam Trung bộ mà chủ yếu là của các tỉnh Bình Định, Phú Yên. Những năm từ 1975 đến 1990, từ nhiều lý do khác nhau các lễ hội truyền thống ở Khánh Hịa ít được quan tâm tổ chức, tuy nhiên các lễ thức tế tự của Lễ hội Cầu Ngư vẫn được dân làng gìn giữ. Nhờ thế, khi có điều kiện thì các nghi thức trong Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa vẫn được bảo lưu, truyền thừa nguyên vẹn. Những năm gần đây,
48
được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cũng như ngành chức năng Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa ngày càng được tổ chức chu đáo hơn và phát huy được hiệu quả xã hội trong đời sống đương đại. Lễ hội Cầu Ngư đã dần được nhân dân trong tỉnh và du khách biết đến như một di sản văn hóa đáng trân trọng, cần được giữ gìn và phát huy nhiều hơn nữa; Lễ hội Cầu Ngư đang đi vào đời sống đương đại và góp phần tạo nên bản sắc riêng cho vùng đất Khánh Hịa.
Đối với loại hình nghệ thuật Hị Bả Trạo – nghi thức truyền thống của Lễ hội Cầu Ngữ. Những năm qua, vào các kỳ Festival Biển, Lễ hội Cầu Ngư và hò Bả Trạo được tái hiện. Dù diễn ra trên sân khấu hay diễu hành đường phố, hị Bả Trạo ln nhận được sự quan tâm của đông đảo người xem. Với nét độc đáo và tầm quan trọng của trò diễn hò Bả Trạo, Sở Văn hóa và Thể thao đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch. Trong đó, có các giải pháp cụ thể để đưa hò Bả Trạo đến gần hơn với cơng chúng, nhất là khách du lịch. Hị Bả Trạo hiện nay tuy chỉ cịn một số ít làng, phường trong tỉnh nhưng vẫn giữ được đúng cấu trúc bốn lớp diễn, đầy đủ các nhân vật chủ chốt, sử dụng các làn điệu dân ca quen thuộc cũng như phát huy được tình thần chung của hị Bả Trạo.
STT Nội dung Điểm Trung Bình
1 Công tác tổ chức, quản lý lễ hội chu đáo 4,57 2 Ban tổ chức đáp ứng tốt các nhu cầu của du khách 4,00 3
Việc đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách tại các điểm du lịch và thương mại của chính quyền địa phương tốt
4,25
4 Vấn đề ô nhiễm môi trường được các đơn vị quản lý
quan tâm 3,28
5 Chính quyền địa phương có các đường dây nóng hỗ
trợ du khách 4,42
6 Các quảng cáo về chương tình lễ hội được thiết kế rõ
ràng 3,55
7 Công tác bảo tồn lễ hội trường thống được quan tâm
thực hiện 4,02
8 Công tác tổ chức, quản lý lễ hội chu đáo 3,70 9 Ban tổ chức đáp ứng tốt các nhu cầu của du khách 3,70 10
Việc đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách tại các điểm du lịch và thương mại của chính quyền địa phương tốt
3,93
Bảng 2.1 - Đánh giá của doanh nghiệp về công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở Khánh Hòa (theo thang Likert 1-5 mức)
49
Nguồn: Trương Thị Xuân Nhi (2021), Kết quả khảo sát thực tế - Phát triển du lịch lễ
hội truyền thống tại Khánh Hòa, Trường Đại học Khánh Hòa