Các nghi thức diễn ra trong lễ hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÁI HIỆN LỄ HỘI CẦU NGƯ TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH HÒA

2.4.4.2 Các nghi thức diễn ra trong lễ hội

Lễ Rước Sắc

Ở Khánh Hòa, các sắc phong Ơng Nam Hải thường khơng đặt tại Lăng mà được cất giữ tại Nhà Tiền hiền hoặc giao cho một hào lão có uy tín trong làng gìn giữ gọi là ‘Thủ sắc’, khi có lễ hội thì mới rước sắc về Lăng tổ chức Bải tế. Do vậy, Lễ Rước sắc được xem như nghi thức mở đầu của Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa.

Lễ Rước sắc được bắt đầu vào sáng ngày đầu tiên của Lễ hội. Đúng giờ quy định, Ban Tế lễ, các vị hào lão, những người phụng sự lễ hội và dân làng lễ phục trang nghiêm, tề tựu đầy đủ tại Nhà Tiền hiền để chuẩn bị vào cuộc lễ.

Lễ Rước Sắc gồm có 3 nghi thức:

Thỉnh sắc: Được thực hiện trang trọng trước chánh điện của Nhà Tiền hiền. Ban

Tế lễ thay mặt dân làng dâng hương xin với Thành hoàng và các vị Tiền Hậu hiền được thỉnh sắc Ông Nam Hải về Lăng Bải tế. Ở một số nơi, Lễ Thỉnh sắc cũng chính là Lễ Tế Tiền hiền.

Rước sắc: Được thực hiện theo hình thức đám rước long trọng. Một đám rước

được tổ chức bài bản gây ấn tượng lớn cho mọi người, thu hút đông đảo dân làng tham dự và tạo nên khơng khí vừa thiêng liêng, vừa gần gũi – trang trọng mà là rất nhộn nhịp, tưng bừng.

Khai sắc: Khi đám rước về đến Lăng, Ban Tế lễ đưa Long đình vào Chánh điện.

Sau khi nhập Long đình vào Lăng, vị Chánh tế sẽ mang sắc phong đặt lên bàn thờ để làm Lễ Khai sắc và mở đầu cho Lễ hội Cầu Ngư.

Lễ Nghinh Ông

Nếu như Lễ Rước sắc là nghi thức được sử dụng chung cho nhiều lễ hội mà nơi tổ chức hoặc vị Thần chủ được Bải tế trong lễ hội ấy có sắc phong vua ban, thì Lễ Nghinh Ơng là nghi thức riêng có của Lễ hội Cầu Ngư.

30

Lễ Nghinh Ơng ở Khánh Hịa thường được tổ chức vào giờ thủy triều lên nên còn gọi là ‘Lễ nghinh thủy triều’. Lễ được thực hiện nhằm mục đích rước hồn Ơng Nam Hải từ biển khơi về Lăng trước khi Tế chánh. Vì vậy, nghi thức này cịn được gọi là ‘Phụng nghinh hồi đình’. Do Lễ hội Cầu Ngư ở các làng không trùng nhau về thời gian mà theo tập tục lễ nghinh Ông phải tùy theo con nước lên, nên giờ tiến hành lễ của mỗi làng cũng mỗi khác. Nhưng đa phần Lễ Nghinh Ơng ở Khánh Hịa đều được tổ chức vào sáng sớm– là thời điểm mặt trời lên cũng như nước triều lên. Lễ Nghinh Ông thường kéo dài trong khoảng hai giờ

Đoàn thuyền tham dự Lễ Nghinh Ơng ở Khánh Hịa phải là những chiếc thuyền đánh cá đích thực và được bố trí như sau:

Ghe lễ: Để tạo thêm diện tích cho khơng gian hành lễ, nhiều nơi đã cho ghép hai

chiếc thuyền nhỏ hơn vào ghe chính tạo thành ghe lễ. Ghe chính được trang hồng lộng lẫy với cờ, lọng, ở giữa ghe có một cột cờ chính treo lá cờ đại. Long đình được đặt ở mũi thuyền, phía trước có bàn hương án để đặt lễ vật Bải tế. Ban Tế lễ và đội nhạc đều ngồi ở ghe chính. Hai ghe ghép cũng được trang trí cờ hoa và dành cho trống chiêng và các người phục vụ lễ.

Ghe Bả Trạo: Gồm 2 chếc đi hai bên Ghe lễ, cũng được trang trí cờ hoa nhưng giản

đơn hơn Ghe lễ. Một ghe chở một nhóm Bả Trạo và Tổng Lái, ghe kia chở một nhóm Bả Trạo cùng Tổng Mũi, Tổng Khoang (Tổng Thương). Đội Bả Trạo phải đứng chèo hầu trong suốt quá trình hành lễ trên biển.

Ghe dắt: Là chiếc ghe nhỏ chở đội Lân, ghe này phải nối với Ghe lễ một sợi dây và

có nhiệm vụ dẫn đầu đám rước. Nhiều nơi khơng tổ chức ghe dắt thì đội Lân sẽ ở trên Ghe lễ

Ngồi số ghe quy định trên, cịn có nhiều ghe của ngư dân hoặc khách tham quan cũng đi theo dự lễ, tạo nên khơng khí tưng bừng và sắc màu cho Lễ Nghinh Ơng.

Khi ra khơi, chiếc Ghe dắt chở đội Lân dẫn đầu đồn thuyền hành lễ; Ghe Lễ đi chính giữa, hai Ghe Bả Trạo đi hai bên và lui về phía sau nửa thân Ghe Lễ. Đội Bả Trạo và Lân múa nhẹ nhàng theo nhịp thuyền đi nhưng không hát và khơng sử dụng nhạc. Ra đến cửa biển thì dừng lại và cử hành tế lễ. Sau đó, đồn thuyền quay về trong rạng rỡ nắng mai. Ghe Lễ vẫn đi giữa, hai Ghe Bả Trạo sóng đơi và đổi vị trí cho nhau để mơ phỏng cách lội của Cá Ơng khi dạt vào bờ tìm chỗ lụy. Tiếng chiêng, tiếng trống điểm nhịp cho đội Bả Trạo hát ‘Phụng nghinh hồi đình’ trên suốt chặng đường về để rước hồn

31

Ông nhập Lăng bái tế. Cặp bến, mũi ghe phải hướng về phía Lăng, đồn tế lễ đưa Long đình xuống rồi cùng với dân làng rước hồn Ơng nhập điện. Đến đây thì đội Siêu sẽ múa trước điện thờ để mừng Ơng, sau đó đội Bả Trạo lại trình diễn một lần nữa và lần này được diễn ngay trước điện thờ để mừng Ông về với cháu con.

Lễ Tỉnh Sanh

Lễ Tỉnh sanh là một nghi thức trước khi vào Tế chánh. Ở Khánh Hòa khi tế các nhiên thần hoặc thiên thần thì trong lễ vật phải đủ tam sanh, trong đó nhất định phải có heo sống nguyên con. Lễ Tỉnh sanh thực chất là nghi thức lễ xin với Thần linh được giết vật hiến tế. Con heo được chọn làm vật hiến tế phải là heo toàn sinh, tồn sắc (nghĩa là loại heo chỉ có một màu và để nguyên con)

Trong khi diễn ra Lễ Nghinh Ơng trên biển, những chấp sự được phân cơng ở nhà sẽ tiến hành Lễ Tỉnh sanh.

Tế chánh

Trong bất kỳ lễ hội nào, Tế chánh bao giờ cũng là giờ phút thiêng liêng nhất, là nghi thức lễ quan trọng nhất. Trong Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa, lễ Tế chánh được diễn ra sau khi đội Bả Trạo đã hoàn thành xong nghi thức của mình trước điện thờ Ơng Nam Hải và ban chấp sự cũng đã chuẩn bị xong những điều cần thiết cho buổi tế lễ quan trọng này. Thơng thường Lễ Tế chánh Ơng Nam Hải được diễn ra vào tầm 10 giờ sáng và kéo dài sang 11 giờ – tức đầu giờ Ngọ. Người ta tin rằng cuộc tế lễ càng trang nghiêm, long trọng bao nhiêu thì sẽ nhận được bấy nhiêu sự độ trì Ơng Nam Hải. Vì vậy mà trong Tế chánh khơng được để xảy ra bất cứ sai sót nào cả. Cuối lễ Tế chánh Đội Bả Trạo lại múa lạy Ông Nam Hải để hạ ban.

Thứ lễ và Tôn vương

Thứ lễ là nghi thức tiếp theo sau Tế chánh được tiến hành bằng hình thức hát cúng

thần. Thứ lễ là nghi thức không phải lúc nào cũng có trong Lễ hội Cầu Ngư. Thơng thường cứ 3 năm một lần, vào ngày Lễ hội Cầu Ngư các làng biển lại mời đoàn hát bội biểu diễn trước là để cúng Ông, sau là để giúp vui cho dân làng sau một năm dài làm ăn vất vả. Và chỉ năm nào làng mời đoàn hát bộ về hát cúng Ơng thì lúc đó mới tổ chức Thứ lễ và Tôn vương.

Sân khấu để tổ chức hát bộ trong Lễ hội Cầu Ngư được đặt tại Võ ca (hoặc sân Lăng) và hướng vào án thờ Ông mà diễn. Khán giả đứng và ngồi xem cả ba mặt. Với hình thức tổ chức sân khấu như trên thì khán giả chủ yếu của buổi diễn Thứ lễ chính là các vị thần

32

linh, cịn nhân dân chỉ là khán giả xem nhờ. Cũng bởi vì cách diễn hướng mặt vào án thờ ấy mà nhân dân Khánh Hòa còn gọi hát bộ ở Lễ hội Cầu Ngư là ‘‘hát án’’.

Hát ở Thứ lễ là hát cúng thần, hát dâng lễ cho Ơng, vì vậy nên được dân làng coi trọng và có quy định riêng chứ khơng phải như một buổi hát thông thường. Về tuồng tích,Thứ lễ ở Khánh Hịa bắt buộc phải hát ‘‘Tuồng Ơng’’, tức là những vở diễn nói về nhân vật Quan Công (Quan Vân Trường) trong Tam Quốc Chí và thường là vở ‘‘Quan Cơng phục H Dung’’, bởi vì đây là vở duy nhất trong các vở ‘‘Tuồng Ơng’’ khơng có những cảnh chém giết diễn ra trên sân khấu, đồng thời hành vi tha Tào Tháo để trả ơn của Quan Công được nhân dân xem như một nghĩa cử khí tiết đáng trân trọng và hành vi ấy rất phù hợp với tâm lý, cách ứng xử của người dân biển.

Theo cổ lệ, người thủ vai Ơng Đỏ (Quan Cơng) phải là diễn viên vừa giải nghề vừa phải có đạo đức. Nhiều nơi khi Ơng Đỏ xuất hiện thì tất cả mọi người phải đứng lên để tỏ lịng tơn kính. Trong tâm thức của người dân biển Khánh Hịa, Ơng Nam Hải và Ơng Quan Cơng đã được nhất thể hóa. Đây cũng là một trong những sắc thái riêng của Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hịa.

Tơn vương là nghi thức kết thúc lễ, cũng do đoàn hát bộ thực hiện. Theo truyền

thống, sau phần hát Thứ lễ, Ban tổ chức sẽ cho dừng lại trong giây lát để cho dân làng và khách hành bưu (khách nơi khác đến dự lễ) vào lăng dâng hương; sau đó thơng báo cho những người đang có tang chế, những người bị khuyết tật, những người phụ nữ đang mang thai, tạm thời rời khỏi nơi đang diễn lễ rồi đóng cổng Lăng để tiến hành Tôn vương.Bạn hát bội ở Khánh Hịa có câu: ‘‘Nhất Thứ lễ, nhị Tơn vương’’ để nhắc nhở nhau phải cẩn trọng vì Tơn vương cũng là nghi thức quan trong trong Lễ hội Cầu Ngư nên khơng được khinh suất.

Nếu ta nói Thứ lễ là lát cắt nối liền hai phần Lễ và Hội của Lễ hội Cầu Ngư thì Tơn vương chính là khúc tụng ca, lời chúc phúc về cuộc sống tươi đẹp mà nhân dân hằng mong ước và là khúc vĩ thanh của Thứ lễ giúp cho người dự lễ thêm phấn chấn để bước vào phần hội của Lễ hội Cầu Ngư một cách phấn khích nhất.

Thơng thường trong Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa hát bội được tổ chức liên tục suốt cả ngày lẫn đêm, có nơi cịn kéo dài đến vài ba mươi giờ liền, tạo nên khơng khí hội hè thâu đêm suốt sáng.

33 ❖ Lễ Tống Na

Lễ Tông na là lễ cúng cô hồn biển. Địa điểm hành lễ được thiết lập ở một góc sân Lăng, quay về hướng đông. Cũng như các buổi cúng cô hồn khác, người ta không lập bàn hương án trịnh trọng mà chỉ kê một chiếc bàn nhỏ. Phía trước bàn thờ đặt một chiếc ghe mơ hình làm bằng nan, mơ phỏng giống như chiếc thuyền đánh cá cỡ lớn

Sau khi lễ tất, những vật tế được chọn mỗi thứ một ít đưa lên chiếc thuyền nan để đưa ra thả trên biển. Đoàn đi Tống na gồm hai người cầm cờ hội, bốn người khiêng thuyền, đi hai bên là hai người cầm siêu, theo sau là hai người cầm nhang vừa đi vừa cắm dọc đường từ Lăng Ông cho đến tận bãi biển. Đến bãi biển, người ta chuyển chiếc thuyền nan lên một chiếc ghe để đưa ra khơi hạ thủy như tiễn các vong hồn về với biển thẳm và gửi chút lòng của người dân biển đến những vong hồn không đến được với Lễ hội Cầu Ngư. Sau đó tất cả quay lại Lăng để làm lễ hoàn mãn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÁI HIỆN LỄ HỘI CẦU NGƯ TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)