CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4 GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH HÒA
2.4.4.1 Các hoạt động diễn ra trước lễ hội
Tùy theo mỗi địa phương, Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức trong vòng 2 hoặc 3 ngày. Tuy diễn ra chỉ vài ngày nhưng công tác chuẩn bị cho phần lễ khá công phu. Trước khi
28
tổ chức lễ hội, dân làng phải họp bàn công tác chuẩn bị trước đó hàng tháng, bởi lẽ ngồi việc tế lễ rước sách như các nơi khác, Lễ hội Cầu Ngư còn phải tổ chức làm Long Châu (thuyền rước), địi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, cơng sức, tiền của. Việc họp bàn do Đảng ủy, UBND xã chủ trì, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và hội đồng họ tộc trong làng xã. Lễ hội tổ chức to hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi năm, những năm lẻ thì làm nhỏ, cịn năm chẵn làng mở hội lớn.
Các chư phái tộc của làng, vạn trưởng, ban phụng sự di tích Lăng, chính quyền địa phương cùng họp bàn để bầu ra Ban tổ chức lễ hội. Trong khi đó, vài ngày trước thời gian tổ chức lễ hội, các tàu thuyền đánh cá tập trung về neo đậu gần bờ, treo cờ Tổ quốc. Đồng thời, Ban tổ chức cùng nhân dân dựng rạp, trang trí bàn thờ rực rỡ và trang nghiêm tại nơi diễn ra lễ.
Để lễ hội diễn ra thành công, công việc tập luyện cũng rất được quan tâm. Các bộ phận tham gia phần tế lễ như: Đội tế nam, tế nữ, phường Bảt âm, đội cờ trống... đều phải tập luyện hàng tuần. Các cụ trơng coi đền, nghè có nhiệm vụ kiểm tra lại các cỗ kiệu, các đồ tế khí và lau chùi sạch sẽ các vật dụng đồ thờ để lễ hội diễn ra được uy nghiêm, trang trọng. Trong đó, việc làm thuyền Long Châu là quan trọng hơn cả. Long Châu là một chiếc thuyền rồng, một lễ vật đặc trưng không thể thiếu trong Lễ hội Cầu Ngư, bởi được mô phỏng chức năng, quyền lực của các vị thần vùng sông biển và chứa đựng những lễ vật cùng với lời thỉnh nguyện của người dân, được cúng tế chính trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Đội thợ làm đồ tế lễ nói chung và làm Long Châu nói riêng phải được dân làng chọn lựa rât kỹ càng, họ không chỉ là người khéo tay, thạo nghề trang trí mà cịn phải có tư cách đạo đức tốt và đặc biệt là gia đình khơng có tang chở trong thời gian ít nhất một năm.
Lễ vật cúng được chuẩn bị gồm: Hương, đèn, giấy tiền, hoa, rượu, bánh, chuối, cháo, xôi, chè, gạo, muối, heo quay (hoặc gà), khoai lang, sắn, đường bát, trứng, bánh tráng. Điều quan trọng và đặc biệt là không cúng các loại thủy sản như cá, tơm, cua… làm lễ vật, đó là thành lệ và cấm kỵ
Tổ chức Lễ hội Cầu Ngư trên bãi biển, có dựng rạp, có cắm cờ gồm: 2 lá cờ vuông, 8 lá cờ đuôi nheo, thêu 4 màu xanh, đỏ, trắng, vàng, 8 cây cờ phướn truyền thống và 1 lá cờ Tổ quốc lớn. Ngồi cờ xí, cịn có đội nhạc lễ bát âm và trống, chiêng.
Phần lễ được các ngư dân chuẩn bị rất cẩn thận từ khâu chuẩn bị lễ vật, bầu Ban tổ chức, dọn dẹp lăng thờ cá Ông và nơi diễn ra lễ hội cho buổi lễ trang nghiêm sắp diễn
29
ra. Về phần hội các đội tham gia chuẩn bị kĩ càng về tiết mục múa hát như hát Bả Trạo và phần thi các trò chơi như đua thuyền, kéo co, thi lắc thuyền thúng, đan lưới… các đội có sự phân cơng tìm ra những thanh niên trai tráng khỏe mạnh để đua thuyền, hay cho phần thi đan lưới cần những người phụ nữ khéo tay.
Như vậy các hoạt động diễn ra trước lễ hội được các ngư dân vùng biển tiến hành chuẩn bị rất chu đáo, tỉ mỉ làm sao cho buổi lễ được diễn ra thành công tốt đẹp.