Nguồn gốc thờ cúng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÁI HIỆN LỄ HỘI CẦU NGƯ TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5 NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH

2.5.1.1 Nguồn gốc thờ cúng

Tục thờ cá Ơng là tín ngưỡng dân gian khá phổ biến của ngư dân ven biển nước ta, từ Thanh Hoá vào đến tận Kiên Giang. Dọc theo bờ biển, hầu hết các làng chài đều có các lăng miếu thờ cá Ông với những nghi thức cúng tế hết sức trang trọng. Người dân vẫn xem cá voi/cá Ông là con vật thiêng phù trợ cho họ trong đời sống hàng ngày với niềm tin mạnh mẽ.

Trong dân gian, cá voi thường được gọi bằng các tên khác nhau một cách cung kính như: ơng Nam Hải, ơng Chng, ơng Khơi, ơng Lớn, ơng Cậu… Đó chính là thái độ trọng vọng của ngư dân đối với cá voi khi sống cũng như khi chết, bắt nguồn từ quan niệm rằng loài cá này là vị thần hộ mạng. Trong tâm thức của cư dân chài lưới, những người thường lênh đênh giữa biển khơi, lắm khi sóng to, gió lớn, đắm thuyền, mạng sống của con người bị đe dọa, hình ảnh cá Ơng hộ mạng trở thành chỗ dựa tinh thần quý giá, là nơi gửi gắm niềm tin. Niềm tin này ban đầu là nhu cầu giúp người ta chịu đựng gian khổ hiểm nguy trong cuộc mưu sinh, dần dần dấu vết của niềm tin hằn sâu vào tiềm thức, trở thành tín ngưỡng dân gian.

Trần Hồng, trong cuốn Các lễ hội vùng biển miền Trung có kể lại một truyền thuyết về cá Ông được lưu truyền trong dân gian như sau: “cá Ơng vốn là một trong mn mảnh vải của chiếc áo cà sa Phật Bà Quan Âm, được xé ra và ném xuống biển mà thành. Với bộ xương đặc biệt của mình, cá Ơng có phép “Thâu Đường” (rút ngắn khoảng cách), do đó Phật Bà Quan Âm ban cho cá Ơng nhiệm vụ tìm cứu người mắc nạn giữa biển khơi”.

Một truyền thuyết khác kể về việc Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) trong qng đời bơn tẩu của mình, được cá Ơng cứu sống trong một lần thuyền sắp bị đắm, lúc đang bị quân Tây Sơn rượt đuổi trên biển (rất giống truyền thuyết phổ biến ở Vàm Láng thuộc xã Vàm Láng, huyện Gị Cơng, tỉnh Tiền Giang). Dạng truyền thuyết này cũng khá phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ như Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre... những nơi đã từng lưu dấu chân của Nguyễn Ánh hoặc như truyền thuyết ở Bình Thuận kể rằng, vua Gia Long trong một lần ngự thuyền rồng ở Huế, chẳng may thuyền gặp phong ba, trơi dạt vào đến tận Bình Thuận. Vua được cá Ông cứu, đưa thuyền vào bờ, nhưng cá thì kiệt sức mà chết.

37

Theo tín ngưỡng người Chăm, tục thờ cá Ơng vốn là tín ngưỡng của người Chăm (thuộc khu vực văn hoá Malayo - Polynési) mà những lưu dân người Việt trên bước đường Nam tiến đã tiếp thu được trong q trình giao lưu văn hố và tín ngưỡng này đã ăn sâu vào kí ức cư dân ven biển thơng qua việc tổ chức các lễ hội cúng cá voi hằng năm diễn ra trên vùng đất mới này.

Riêng ở thôn Quảng Hội (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hịa) lại có truyền thuyết liên quan đến Quan Công và ông Nam Hải. Một con phượng hoàng đẻ ra 2 trứng, 1 trứng rớt xuống biển Đơng hóa thành ơng Nam Hải (cá voi) và trứng kia rơi trên đất liền, được một vị hòa thượng ấp trong đại hồng chung, sau 100 ngày nở ra Quán Thánh. Theo truyền thuyết của dân chài, thì tục thờ cá Ơng bắt nguồn từ chuyện một chàng sĩ tử bị thầy đồ rút gươm chém đầu và hóa thành cá voi, suốt bốn mùa bơi trên biển để cứu người bị nạn. Đặc biệt, có nơi miếu thờ cá Ơng bắt đầu từ một thai ngư bị sẩy theo nước đầm dạt vào đồng làng.

Sách Đại Nam nhất thống chí gọi cá voi là Đức Ngư “Đức Ngư đầu trịn nơi chán có lỗ nước phun ra, sắc đen trơn láng, khơng có vảy, đi có hai mảng như đi tơm, cá tánh từ thiện hay giải cứu cho người khi qua biển mắc cạn. Đầu niên hiệu Minh Mạng vua đặt cho tên là Nhân Ngư, đầu niên hiệu Tự Đức đổi lại tên này (Đức Ngư). Loại cá này trong Nam Hải thì linh, cịn ở biển khác thì khơng linh”. Sách An Nam chí dự lục ký của Cao Trùng Hưng đời Thanh nói: “Cá này là lồi cá rất lớn trong loại cá Hải Thu có tên gọi Hải Tù, nó phun ra hơi rồi nước tản lên khơng trung gặp gió nước tản đi như mưa”. Sách Cách trí kinh nguyên của Trần Nguyên Long đời Thanh dẫn sách Chính tự thơng của Minh Tự Liệt đời Minh nói: “Loại cá Bạch Ngư dài 20 trượng, tánh lương thiện hay cứu giúp cho người, thấy người ra biển làm cá mà bị con cá dữ khốn bức thì nó giải cứu cho”. Trong Bắc sử chép: “Nước Chân Lạp có loại cá tên là Kiến Đồng có 4 chân, khơng có vảy, mũi như cái vịi voi, hút nước phun lên cao năm sáu chục thước”. Trên đây có nhiều thuyết đều chéo vào để bị khảo. Năm Minh Mạng 17 có chạm hình vào Nhân đỉnh.

Qua những tư liệu thu thập được từ những nhà nghiên cứu có thể thấy, về nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cá Ơng hiện nay vẫn cịn tồn tại khá nhiều quan điểm khác nhau. Họ chấp nhận cả việc xem cá Ơng như một hóa thân của thần Po Riyak của người Chăm, đồng thời cũng chấp nhận xem cá Ông là một trong muôn mảnh vải của chiếc áo cà sa

38

của Quán Thế Âm Bồ Tát và tự thân những ngư dân cũng xây dựng nên câu chuyện chàng sĩ tử bị thầy chém đầu và hóa thành cá Ơng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÁI HIỆN LỄ HỘI CẦU NGƯ TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)