Mơ hình xây dựng tài sản thương hiệu – LIP

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động xây dựng thương hiệu công ty acecook việt nam đến năm 2020 luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Các yếu tố hình ảnh như: hình ảnh thương hiệu, thiết kế đồ họa, màu

sắc, logo…được chuẩn hóa trong “cẩm nang hệ thống nhận diện thương hiệu”. Bộ cẩm nang hệ thống nhận diện chính là chính sách và các qui cách, đóng vai trị kim chỉ nam trong thể hiện hình ảnh thương hiệu một cách đồng bộ và chuyên nghiệp cho công ty

P: nhận thức và tham gia vào việc xây dựng thương hiệu của khách hàng và

các bên hữu quan, nhân viên, cổ đông…(P viết tắt cho Perception & Participation). Đây là mục đích sau cùng của bất kỳ thương hiệu nào, tạo ra một nhận thức tốt như mong đợi, tham gia sử dụng/mua thương hiệu và trung thành với thương hiệu giữa sự tràn ngập của các đối thủ cạnh tranh. Một chiến lược thương hiệu xuất sắc nhưng nếu doanh nghiệp vẫn khơng được chuyển tải ra bên

ngịai, thì đối tượng mục tiêu và các bên hữu quan sẽ không bao giờ biết đến và cảm nhận được về thương hiệu của tổ chức. Do đó vấn đề ở đây là phải đối thoại ra bên ngoài, mà cụ thể là việc triển khai (Execution) qua các thành tố tiếp thị (Ps), bao gồm truyền thông/quảng bá, sản phẩm, phân phối, giá cả, con nguời…

Từ góc độ quản trị, việc xây dựng thương hiệu cần tiến hành qua các bước: chiến lược (strategy), tổ chức & thực hiện chuyển tải chiến lược (executing) và thường xuyên đánh giá đo lường (auditing). Việc đánh giá đo lường nhằm trả lời các câu hỏi thương hiệu có được đối tượng mục tiêu nhận thức đúng khơng? Có khỏang cách nào giữa chiến lược và nhận thức không? Muốn vậy cần phải thường xuyên đo lường nhận thức và sự tham gia vào thương hiệu của khách hàng, nhân viên, cổ đông và các bên hữu quan.

Nhận xét:

Quy trình của Masso Consulting đã đánh giá cao vai trò của nhà lãnh đạo trong công tác xây dựng thương hiệu, đây là yếu tố cần thiết quyết định sự thành công của một thương hiệu. Tuy nhiên, quy trình cịn mang tính khái quát cao, chưa nêu rõ các bước cụ thể để triển khai thực hiện nên rất khó cho các doanh nghiệp ứng dụng. Ngồi ra, quy trình của Masso Consulting quá chú trọng đến thương hiệu cơng ty nên ít đề cấp đến các hoạt động xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng thương hiệu từ bên trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, quy trình xây dựng thương hiệu của Masso Consulting đã không đề cấp đến công tác nghiên cứu thị trường để từ đó xây dựng phương pháp định vị thương hiệu phù hợp.

1.5.2 Quy trình xây dựng thương hiệu của cơng ty I.A.M. Vietnam

Tương tự như công ty Masso Consulting, công I.A.M Vietnam cũng là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và giải pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Trong thời gian qua, tác giả may mắn được tham gia khóa học “Xây Dựng thương hiệu dẫn đầu” do công ty I.A.M Vietnam tổ chức. Trong quá trình đào tạo, cơng ty A.I.M đã giới thiệu quy trình xây dựng thương

hiệu do chính cơng ty I.A.M xây dựng (xem hình 1.3). Tác giả xin tóm lược nội dung quy trình như sau:

Nguồn: Giáo trình “Xây dựng thương hiệu dẫn đầu” của công ty I.A.M Vietnam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động xây dựng thương hiệu công ty acecook việt nam đến năm 2020 luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w