Phân phối sản phẩm: là sự lưu chuyển của sản phẩm/dịch vụ từ nhà sản
xuất/ cung cấp đến tay người sử dụng/tiêu dùng. Việc xây dựng hệ thống kênh phân phối phải thống nhất và hỗ trợ cho chiến lược định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
Quảng cáo: là một trong những công cụ quan trọng trong Marketing phức
hợp nhằm truyền đạt thông điệp thương hiệu – sản phẩm đến khách hàng mục tiêu để khách hàng mục tiêu thay đổi nhận thức và hành vi. Chương trình quảng cáo mà doanh nghiệp đưa ra phải trên cơ sở thống nhất với chiến lược thương hiệu và định vị thương hiệu mà doanh nghiệp đề ra ban đầu.
Vị
trí cạnh tranh tượng nhắmĐối đến
Sản phẩm vệ sinh cao cấp
như Olay, Nivea Nữ 18-40, thu nhập khá,quan tâm chăm sóc cho làn da của mình
Lợi
ích của nhãn do thuyết phụcLý
Sữa rửa mặt Dove làm cho làn da mịn màng mà không bị khô, căng
Sữa rửa mặt Dove có chứa ¼ hàm lượng kem dưỡng da
Truyền thơng hiệu quả: truyền thơng (communication) là q trình chia sẻ
thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận.
Kích hoạt nhãn hiệu (Brand Activation): là tiến trình marketing chủ yếu
giúp đưa nhãn hiệu vào cuộc sống bằng cách phát triển và thắt chặt mối quan hệ với khách hàng thông qua nhiều phương thức trải nghiệm nhãn hiệu phù hợp khác nhau. Các phương pháp kính hoạt: tài trợ, sự kiện, phát mẫu, quan hệ công chúng (PR), khuyến mãi…
Nhận xét:
Trái lại với quy trình của Masso Consulting, quy trình của cơng ty I.A.M. Vietnam lại quá chú trọng đến thương hiệu sản phẩm nên ít đề cấp đến thương hiêu cơng ty. Chính vì vậy, các bước của quy trình hầu như hướng dẫn doanh nghiệp cách thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Nhìn chung, quy trình của cơng ty I.A.M. Vietnam chưa đề cập đến yếu tố xây dựng thương hiệu từ nội bộ công ty và đặc biệt chưa đề cao vai trò của lãnh đạo trong công tác xây dựng thương hiệu.
1.6 Các hoạt động xây dựng thương hiệu
Chúng ta có nhiều cơng cụ để xây dựng thương hiệu và mỗi một cơng cụ có một vai trị và chức năng riêng. Chính vì vậy, việc nắm rõ các cơng cụ xây dựng thương hiệu là điều cần thiết giúp doanh nghiệp có thể sử dụng một cách linh hoạt và phối hợp một cách đồng bộ giữa các công cụ để phát huy tối ưu hiệu quả xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Dưới đây là một số công cụ chủ yếu:
1.6.1 Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
Quảng cáo trên truyền hình
Đây là hình thức quảng cáo phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Theo số liệu điều tra của công ty AC Nielsen Vietnam (năm 2012) thì tỷ trọng loại hình quảng cáo trên truyền hình chiếm 56% trên tổng số các hình thức quảng cáo ở
Việt Nam. Quảng cáo trên truyền hình được chia thành nhiều loại: TVC, tự giới thiệu, tài trợ chương trình, bán hàng qua truyền hình…
Ưu điểm của loại hình này chính là khả năng tiếp cận số lượng khán giả lớn và tính năng động, sáng tạo trong quảng cáo cao.
Tuy nhiên nhược điểm của loại hình quảng cáo này chính là chi phí quảng cáo cao, khơng có chức năng lưu giữ nên để gây ấn tượng với người xem, các mẫu quảng cáo phải được phát liên tục trong nhiều tuần nên chi phí phát sinh rất lớn.
Chính vì vậy, khi sử dụng loại hình quảng cáo này doanh nghiệp cần đánh giá nghiêm túc hiệu quả của chương trình thơng qua một số chỉ tiêu đo lường như:
GRPs (Gross Rating Points hay thường gọi tắt là Ratings): Tổng số %
lượng khán giả mục tiêu có cơ hội nhìn thấy quảng cáo tại các chương trình truyền hình được chọn phát quảng cáo sau một chiến dịch.
Reach (hay Coverage): là thước đo số lượng khán giả mục tiêu được nhìn thấy quảng cáo ít nhất một lần trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số đo lường này được tính bằng tỷ lệ %
Frequency: là thước đo số lần xem quảng cáo trung bình của khán giả
mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này được tính bằng cách chia tổng số lần tiếp xúc cho tổng khán giả tiếp cận.
CPM (Cost per thousand): Là chi phí bỏ ra để một chương trình quảng
cáo tiếp cận được 1.000 khán giả mục tiêu. Quảng cáo qua Radio (đài phát thanh)
Hiện nay, hình thức quảng cáo này tại Việt Nam khơng cịn phổ biến và chỉ chiếm tỷ trọng 5% trên tổng số các hình thức quảng cáo ở Việt Nam (số liệu điều tra của công ty AC Nielsen Vietnam năm 2012). Tuy nhiên, quảng cáo qua radio vẫn tỏ ra rất hiệu quả vì người ta chủ yếu nghe radio khi đi xe ô tô trên đường, khi đi xe bt đi làm,... và thơng thường người nghe ít khi chuyển kênh khi đang nghe. Ưu điểm của loại hình quảng cáo này là có tính đại chúng cao và chi phí quảng cáo thấp. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình quảng cáo này
chính là tính năng động khơng cao, chỉ có thể quảng cáo qua âm thanh nên hạn chế tính sáng tạo trong quảng cáo.
Quảng cáo trên báo chí
Quảng cáo báo chí có thể nói là loại hình lâu đời nhất so với các loại hình quảng cáo hiện nay và nó vẫn được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp. Tỷ trọng của loại hình quảng cáo này chiếm 27% trên tổng số các hình thức quảng cáo ở Việt Nam (số liệu điều tra của công ty AC Nielsen Vietnam năm 2012). Ưu điểm của loại hình này chính là các mẫu quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được chính người tiêu dùng lưu trữ, truyền tay nhau mở rộng phạm vi quảng bá.Tuy nhiên, đối tượng loại hình này nhắm đến có phần hạn chế ở mức tuổi trung niên.Vì hiện nay, giới trẻ rất ít đọc báo truyền thống và thay vào đó là các trang báo mạng điện tử.
1.6.2 Quảng cáo trực tiếp đến khách hàng
Quảng cáo trực tiếp đến khách hàng là hình thức mà doanh nghiệp truyền tải các thông điệp về thương hiệu, sản phẩm, về tổ chức… đến trực tiếp khách hàng thông qua internet, e-mail, tờ rơi, catologue, điện thoại… Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là những cơng cụ khá hữu hiệu để xây dựng thương hiệu vì ít tốn kém chi phí và hiệu quả cao. Ưu điểm của hình thức này chính là doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp đến từng khác hàng mục tiêu nên khả năng thành cơng cao và có thể kiểm sốt được đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Tuy nhiên, chính vì tính cá nhân và chọn lọc cao trong công tác quảng cáo nên hạn chế của hình thức này là phạm vi phổ biến hẹp.
1.6.3 Quảng cáo trực tiếp tại điểm bán hàng
Mục đích của hình thức quảng cáo này là nhằm tăng cường khả năng nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp ngay tại điểm bán hàng và nhờ vậy, tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng của họ. Một số hình thức quảng cáo mà các doanh nghiệp hay sử dụng đó là: hoạt động demo (dùng thử) sản phẩm, trưng bày sản phẩm tại địa điểm bán hàng, hệ thống bảng hiệu quảng cáo tại điểm bán hàng,…
1.6.4 Xúc tiến thương mại (Promotion)
Xúc tiến thương mại là tập hợp các hoạt động nhằm đẩy nhanh công tác bán hàng đối với nhà phân phối trung gian (hoạt động khuyến mãi) cũng như khuyến khích hành vi mua hàng đối với người tiêu dùng (hoạt động khuyến mại). Dựa vào định nghĩa nêu trên, có nhiều người cho rằng xúc tiến thương mại chỉ nhằm mục đích đẩy nhanh cơng tác kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp và khơng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, theo tác giả thì quan điểm này khơng hồn tồn chính xác. Để người tiêu dùng mua hàng của doanh nghiệp thì trước tiên doanh nghiệp phải khiến cho người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu của mình và từ đó, có những quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, thơng qua các hoạt động xúc tiến thương mại kết hợp với các hoạt động Marketing khác, doanh nghiệp sẽ tăng cường sức mạnh thương hiệu của mình. Hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm:
Khuyến mãi cho trung gian phân phối
Là việc doanh nghiệp sử dụng các cơng cụ “đẩy” (pushing – marketing) để khuyến khích các nhà phân phối trung gian đẩy nhanh cơng tác đưa hàng hóa của doanh nghiệp ra thị trường. Ngồi ra, mục đích của hình thức khuyến mãi này là nhằm xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà phân phối trung gian để tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ tích cực từ lực lượng này và nhờ vậy, hạn chế sự phát triển và thâm nhập kênh của đối thủ cạnh tranh. Một số hình thức khuyến mãi mà doanh nghiệp thường sử dụng đó là: thưởng doanh thu, thưởng bằng sản phẩm, hỗ trợ trưng bày sản phẩm, thưởng trưng bày sản phẩm, quảng cáo hợp tác, …
Khuyến mãi cho người tiêu dùng
Khuyến mãi cho người tiêu dùng là việc doanh nghiệp sử dụng các công cụ “kéo” (pull – marketing) để thu hút sự chú ý và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các hoạt động tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Một số hình thức khuyến mãi mà doanh nghiệp thường sử dụng đó là: phát hàng mẫu, tặng quà khi mua hàng, mua hàng trúng thưởng may mắn, mua hàng tích lũy điểm để hưởng ưu đãi,…
1.6.5 Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng (PR) là một công cụ quan trọng trong hoạt động tiếp thị và phát triển thương hiệu. Đối tượng tác động của PR không chỉ nhắm vào khách hàng tiềm năng mà còn nhằm thiết lập và khai thác các mối quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thơng, chính quyền, cộng đồng xã hội,…để thông qua các đối tượng trung gian này quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Các hoạt động quan hệ công chúng phổ biến như :
Cơng tác tun truyền
Mục đích của cơng tác tuyên truyền là nhằm giúp cho công chúng nắm bắt được những thông tin về hoạt động của công ty, đặc biệt là các thơng tin tốt, có ảnh hưởng tích cực đối với hình ảnh của cơng ty. Để thực hiện được mục đích này, cơng ty phải thu hút được sự chú ý của giới truyền thông bằng những bản tin mang tính thời sự và có ý nghĩa đối với cộng đồng xã hội.
Tổ chức sự kiện và tài trợ
Tổ chức sự kiện và tài trợ là một trong những công cụ quan hệ cơng chúng có tốc độ phát triển nhanh nhất. Các hoạt động tổ chức sự kiện và tài trợ cho thể thao, giải trí, văn hóa nghệ thuật,…đang được rất nhiều khán giả quan tâm và ủng hộ. Chính vì vậy, việc tham gia tổ chức sự kiện và tài trợ sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và gây thiện cảm với họ.
Hoạt động cộng đồng
Ngày nay, ý thức của người tiêu dùng đối với các vấn đề xã hội và cộng đồng ngày càng được chú trọng. Khi lựa chọn một sản phẩm, ngoài các yếu tố lợi ích của sản phẩm thì người tiêu dùng cịn xem xét đến các lợi ích xã hội mà sản phẩm này đem lại. Vì vậy, việc tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm xúc tiến xây dựng thương hiệu đã và đang được các công ty trên thế giới khai thác triệt để. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen và chưa quan tâm đến các công tác xây dựng thương hiệu bằng các hoạt động cộng đồng. Đa phần, các hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp là xuất phát từ mục đích phi lợi nhuận và mang tính cá nhân của người chủ doanh nghiệp.
Tóm tắt chương 1
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền khoa học hiện đại mà sự khác biệt về công nghệ sản xuất giữa các công ty trong cùng một ngành là không quá lớn và rõ rệt. Các lợi thế cạnh tranh về công nghệ sản xuất của các công ty dẫn đầu thị trường sẽ nhanh biến mất do bị các cơng ty khác sao chép. Từ đó, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra rằng việc đầu tư xây dựng thương hiệu là một chiến lược khôn ngoan nhằm tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp.
Việc đầu tư xây dựng thương hiệu đỏi hỏi phải được thực hiện một cách bài bản, chuẩn mực và triển khai trong một thời gian dài. Muốn như vậy thì trước tiên doanh nghiệp cần có nền tảng kiến thức và hiểu rõ những cơ sở lý luận về thương hiệu và xây dựng thương hiệu. Sau khi đã nắm rõ những kiến thức nền tảng về thương hiệu thì tùy thuộc vào từng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mà xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp nhất.
Chính vì vậy, việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận về thương hiệu cũng như nắm rõ các yếu tố cấu thành nên thương hiệu, cách thức định vị thương hiệu, quy trình xây dựng thương hiệu, …là điều cần thiết. Tuy nhiên, đề tài thương hiệu là một chủ đề khá rộng nên tùy vào từng mục tiêu nghiên cứu mà chúng ta có cách tiếp cận cho phù hợp. Chính vì vậy, tác giả chỉ chọn lọc một số nội dung liên quan đến thương hiệu để nêu trong chương 1 làm nền tảng cho các nội dung mà tác giả nêu trong chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÔNG TY ACECOOK
2.1. Tổng quan về công ty Acecook Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu công ty Acecook Việt Nam
— Năm 1993, Công ty Acecook (Nhật Bản) - một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản - đã liên doanh với công ty VIFON thành lập công ty VIFON – ACECOOK JVC với vốn đầu tư ban đầu là 4 triệu USD.
— Sau hơn 15 năm hoạt động, năm 2008 CÔNG TY TNHH ACECOOK VIỆT NAM chính thức đổi tên thành Cơng ty Cổ Phần Acecook Việt Nam.
— Tính đến thời điểm hiện nay, công ty Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 06 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước với tổng số lượng dây chuyền sản xuất là khoảng 40 dây chuyền.
— Chủng loại sản phẩm: sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngồi nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, … với những thương hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Kingcook, Nicecook, Bestcook, Daily, Good, Oh Ricey … Ngồi ra, trong những năm gần đây, cơng ty cũng đã mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất sang các lĩnh vực khác như dầu ăn, nước mắm, hạt nêm,…
2.1.2 Phân tích mơi trường kinh doanh cơng ty Acecook Việt Nam
Vừa qua, sau khi xem xét các báo cáo phân tích thị trường (cả vĩ mơ và vi mơ) từ Phịng Kinh Doanh, Ban Tổng Giám Đốc công ty Acecook Việt Nam đã xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty Acecook Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như sau:
2.1.2.1 Môi trường bên trong
Điểm mạnh
— Công ty Acecook là công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thực phẩm ăn liền dạng sợi tại Việt Nam với thị phần chiếm trên 55%. Đây là một lợi thế giúp cho Acecook áp đặt “luật chơi” trên thị trường.
— Cơng ty có hệ thống các nhà máy sản xuất trải đều trên 3 vùng lãnh thổ (Bắc – Trung – Nam) của Việt Nam và điều này giúp cho cơng ty có thể khai thác triệt để các nguồn lực hiện có ngay tại địa phương cũng như có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường với chi phí vận chuyển thấp.
— Tiềm lực tài chính của cơng ty khá mạnh với tổng vốn đầu tư gần 100 triệu USD. Ngoài ra, các cổ đơng của cơng ty là những tập đồn lớn tại Nhật Bản nên công ty có thể mạnh dạn đầu tư vào các dự án với chi phí đầu tư địi hỏi nhiều vốn.