Hiện tại, SCB còn nợ 2.800 tỷ đồng tái cấp vốn NHNN. Trong thời gian tới, trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng thêm, SCB sẽ tiếp tục thực hiện hồn trả tồn bộ dư nợ tái cấp vốn cịn lại nhằm giảm áp lực chi trả và chi phí vốn cho ngân hàng. Đối với các khoản vay liên ngân hàng, trong năm 2013, SCB cũng sẽ tăng cường công tác đàm phán, gia hạn đối với các khoản vay này theo phương án chi trả các khoản nợ thị trường 2 đã được NHNN phê duyệt.
Trạng thái âm nguồn vàng, USD tiềm ẩn nhiều rủi ro về tỷ giá, đặc biệt là rủi ro về biến động giá vàng. Dự kiến trong thời gian tới, SCB sẽ cân đối nguồn, thực hiện mua vàng vật chất, hướng đến đóng trạng thái hồn tồn trong năm 2013 theo chủ trương của NHNN.
Nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn ở mức cao so với quy định; hiện SCB đang tăng cường thực hiện các giải pháp xử lý, thu hồi nợ, đồng thời tiếp tục thực hiện công tác cơ cấu Tài sản Nợ - Tài sản Có theo lộ trình kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2013- 2014 nhằm đưa tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu về mức 5% và 3% theo kế hoạch tái cơ cấu.
Khó khăn trong cơng tác xử lý tài sản đảm bảo xuất phát từ tình hình kinh tế khó khăn. Thời gian phát mãi tài sản đảm bảo kéo dài làm cho giá trị tài sản giảm nhiều, dẫn đến giá trị khoản nợ khơng được thu hồi đầy đủ. Bên cạnh đó, một số tài sản đảm bảo của ngân hàng chưa hoàn chỉnh pháp lý, SCB đang liên hệ với các cơ quan chức năng để hỗ trợ thực hiện theo kế hoạch.
Hệ thống Corebanking Flexcube đã được triển khai cho toàn hệ thống ngân hàng và hoàn thành mục tiêu golive toàn bộ trong năm 2012. Trong thời gian tới, SCB sẽ tiến hành hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu triển khai sản phẩm mới và hoạt động quản trị điều hành.
Hoạt động định biên nhân sự đã được triển khai trong năm 2012 nhằm cải thiện năng suất lao động, tiết kiệm chi phí. Dự kiến, trong năm 2013 SCB sẽ hồn thiện cơng tác định biên nhân sự và triển khai quy chế lương khoán đến các đơn vị.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Ngày 01/01/2012, SCB (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng: NH TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa. Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng nói trên đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản), gặp khi thị trường biến động, nhất là khi nguồn vốn huy động ngắn hạn khơng cịn dồi dào như trước nên rủi ro thanh khoản xảy ra. Trước tình hình này, hội đồng quản trị của ba ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với nhau thành một ngân hàng.
Lộ trình hợp nhất được thiết kế trong đề án hợp nhất của ba ngân hàng và kéo dài trong ba năm, trong đó, năm đầu tiên tập trung xử lý nợ.
Sau 1 năm tái cơ cấu, SCB đã được những tiến triển tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản, năng lực tài chính thơng qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, gọi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo, đẩy mạnh xử lý nợ và huy động vốn từ nền kinh tế của SCB tăng 35,9% trong năm 2012 và tăng 7% trong 2 tháng đầu năm 2013. Nhờ vậy, SCB đã bảo đảm chi trả bình thường đối với các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN. Hiện tại, dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN, SCB đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp cơ cấu lại tổng thể, bao gồm cả cơ cấu lại các khoản tiền vay/tiền gửi của các TCTD và tổ chức tài chính nhận ủy thác của TCTD theo kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2013-2014 và phương án cơ cấu lại nợ thị trường 2 (thị trường liên NH) đã được NHNN phê duyệt.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN SÀI GÒN (SCB) SAU KHI HỢP NHẤT