- Chức năng giáo dục là bao trùm và quan trọng.
4. Xây dựng đạo đức trong kinh doanh
143
4.1. Một chƣơng trình tuân thủ đạo đức hiệu quả
Tính hiệu quả của một chương trình tn thủ đạo đức được xác định bởi cách thiết kế và việc thực hiện của nó: Nó phải giải quyết một cách có hiệu quả những nguy cơ liên quan đến một doanh nghiệp cụ thể và phải trở thành một bộ phận của văn hóa tổ chức.
Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm cao của đội ngũ quản lý cao cấp. Chương trình tuân thủ đạo đức có thể được phát triển mạnh mẽ nếu một giám đốc cấp cao hoặc một ủy ban có trách nhiệm đối với nhiệm vụ thi hành và giám sát của mình. Chương trình tuân thủ đạo đức cần phải có sự tham gia của ban giám đốc hoặc là người chủ của tổ chức, mặc dù mỗi một viên chức, một giám đốc hay một nhân viên đều phải có trách nhiệm đối với việc ủng hộ và tuân theo chương trình ấy.
3.4. Xây dựng và truyền đạt/ phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức
Hành vi đạo đức có thể được khuyến khích thơng qua việc hình thành các tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp. Những tiêu chuẩn này có thể mang những quy định về đạo đức hoặc các điều lệ trong chính sách áp dụng các hành vi đáng ngờ cụ thể nào đó. Một bản quy định về đạo đức cần phải cụ thể, đủ để có thể ngăn chặn một cách hợp lý các hành vi sai phạm. Những quy định quá chung ở mức độ “không làm hại” hoặc “công bằng và trung thực” là không đủ. Doanh nghiệp cần phải đưa ra đủ các phương hướng cho các nhân viên để tránh các nguy cơ liên quan đến việc kinh doanh cụ thể của họ.
Các nhân viên có thể có các triết lý đạo đức khác nhau và đến từ những nền văn hóa và xuất thân khác nhau. Nếu khơng có các chính sách và các tiêu chuẩn chung họ có thể gặp khó khăn trong việc xác định hành vi nào là được chấp nhận trong doanh nghiệp. Các quy định về đạo đức là hệ thống chính thức những hành vi đạo đức một tổ chức mong đợi. Hệ thống này cho nhân viên biết những hành vi nào được chấp nhận hoặc là sai trái.
Nhiều doanh nghiệp đã hình thành những quy định nghiêm ngặt về đạo đức hay những chính sách liên quan đến đạo đức, cũng như các chiến lược để thực hiện. Các quy định về đạo đức sẽ khơng thể giải quyết được tất cả các tình huống đạo đức khó xử nhưng chúng cung cấp các luật và hướng dẫn cho các
144
nhân viên làm theo. Những quy định này có thể giải quyết, nhiều tình huống, từ cách vận hành nội bộ đến bán hàng và giải trình tài chính.
Quy định về đạo đức nghề nghiệp phải phản ánh được những mong muốn của ban giám đốc đối với việc tổ chức tuân thủ các luật lệ, các giá trị và các chính sách tạo ra một mơi trường có đạo đức. Nhóm phát triển bản quy định về đạo đức cần bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám đốc và các quản lý, những người sẽ thực hiện bản quy định đó.
Cơng tác đào tạo và truyền đạt cần phải phản ánh những đặc điểm thống nhất của một tổ chức: kích thước, văn hóa, các tiêu chuẩn đạo đức, phong cách quản lý và nền tảng nhân viên. Điều quan trọng là chương trình đạo đức phải phân biệt được đạo đức cá nhân và đạo đức tổ chức. Nếu công tác đào tạo đạo đức có hiệu quả thì nó phải bắt đầu với một nền tảng, một bản đạo đức nghề nghiệp, quy trình tuân thủ đạo đức, sự tham gia của nhân viên và ban quản lý; sự ưu tiên đối với vấn đề đạo đức đã truyền đạt cho nhân viên. Các trưởng phịng phải tham gia vào q trình phát triển của một chương trình đào tạo đạo đức.
4.3. Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cƣờng tiêu chuẩn và việc tuân thủ đạo đức chuẩn và việc tuân thủ đạo đức
Sự tồn tại của một hệ thống nội bộ để các nhân viên có thể báo cáo các hành vi sai phạm là đặc biệt hữu ích trong cơng tác điều hành và đánh giá việc thực hiện đạo đức. Một số doanh nghiệp đã lập ra những đường dây nóng thường gọi là những đường dây trợ giúp, để giúp đỡ và cung cấp cho nhân viên bộc lộ những mối lo ngại của mình về đạo đức. Dù có những lo lắng rằng người ta có thể báo cáo láo một tình huống hoặc lợi dụng đường dây nóng để nói xấu nhân viên khác, những đường dây nóng này vẫn phổ biến rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho các nhân viên.
Một phương pháp khác là dùng bảng hỏi thăm dò nhận thức về đạo đức của nhân viên về doanh nghiệp, cấp trên, đồng nghiệp và bản thân họ, cũng như tỷ lệ các hành vi có đạo đức và vơ đạo đức trong doanh nghiệp và trong ngành. Bảng hỏi này có thể đóng vai trị như là điểm chuẩn trong quá trình đánh giá việc thực thi đạo đức của nhân viên. Do đó, nếu các nhân viên cho rằng các hành vi vô đạo đức đang tăng lên thì ban giám đốc phải tìm hiểu để có hiểu biết đúng đắn hơn về các loại hành vi vơ đạo đức có thể xuất hiện là gì và tại sao.
145
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải có các chương trình thưởng cho những nhân viên luôn tuân thủ đúng các chính sách và tiêu chuẩn của doanh nghiệp (khen thưởng, thưởng tiền, tăng lương ...), và có biện pháp xử lý những ai không tuân thủ đúng (thuyên chuyển, đình chỉ cơng tác, sa thải ...).
4.4. Cải thiện liên tục chƣơng trình tuân thủ đạo đức
Thực hiện trong việc tuân thủ đạo đức có nghĩa là thiết kế những hoạt động sao cho có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có trong sự thúc ép hiện hành. Việc thực hiện biến kế hoạch hành động thành những thuật ngữ vận hành và thiết lập những phương tiện để quản lý, điều khiển và cải thiện việc thực thi đạo đức của tổ chức.
Khả năng lập kế hoạch và thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức của một doanh nghiệp phụ thuộc một phần vào những nguồn lực và hoạt động cấu tạo nên doanh nghiệp để có thể dạt được những mục tiêu đạo đức của doanh nghiệp theo một phương thức hiệu quả và hợp lý.
Nếu doanh nghiệp xác định rằng, những việc làm của mình chưa thỏa đáng lắm xét về khía cạnh đạo đức, thì ban giám đốc doanh nghiệp đó có thể phải tổ chức lại cách đưa ra một số quyết định.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy nêu khái niệm đạo đức, đạo đức kinh doanh. Hãy nêu những sự khác biệt giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
2. Hãy phân tích những vai trị cơ bản của đạo đức kinh doanh?
3. Hãy phân tích các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh? Cho ví dụ cụ thể về các hành vi phi đạo đức của các công ty/tổ chức mà em biết.
146
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Dương Thị Liễu (2011), Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[2]. Nguyễn Mạnh Quân, (2007) – Đạo đức kinh doanh và Văn hóa cơng ty, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.