- Max Weber (1864 1920): Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều
1. Khái niệm và đặc điểm của quyết định quản trị Khái niệm
1.5. Tiến trình ra quyết định
Ra quyết định quản trị là một quá trình gồm nhiều bước có liên quan đến hình thành vấn đề, xác định và lựa chọn phương án, thơng qua và văn bản hố quyết định.
- Bước 1: Xác định vấn đề
Quá trình ra quyết định được bắt đầu từ lúc xuất hiện vấn đề. Nhiều khi người quản trị cảm thấy có điều gì đó khơng ổn trong hệ thống hay ngược lại, hình như có một cơ hội mới đang xuất hiện. Họ dựa vào linh cảm và những dữ liệu thông tin để nhận biết vấn đề. Xác định chính xác vấn đề là bước đầu tiên có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc ra quyết định có hiệu quả.
Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các vấn đề thường khơng rõ ràng, thường ẩn náu dưới dạng khó hiểu hơn. Để nhận biết được vấn đề, người quản trị phải nhận thức được mâu thuẫn, phải bị ép hành động và phải có nguồn để hành động. Vì vậy, nếu vấn đề được xác định là sai thì mọi quyết định được đưa ra sau đó sẽ khơng thể nào đúng được. Để xác định được vấn đề đúng đắn chúng ta cần căn cứ vào các tín hiệu cảnh báo. Những tín hiệu cảnh báo thường là:
- Những sai lệch so với thành tích cũ đạt được: doanh số bán hàng của công ty sụt giảm hơn trước, năng suất lao động của công nhân ngày càng giảm so với trước đây,… đều là những dấu hiệu cảnh báo một vấn đề gì đó mà nhà quản trị cần phải ra tay để cải thiện tình thế.
- Sự sai lệch so với kế hoạch: việc dễ dãi cũng như thật sự khó khăn để hồn thành các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhân sự, tài chính,… cũng là những dấu hiệu cảnh báo tốt để các nhà quản trị xem xét lại việc thực hiện các kế hoạch của mình và đề ra những giải pháp để khắc phục nhữn tình trạng vừa nêu.
- Sự phê phán từ bên ngoài: khách hàng tỏ ý khơng hài lịng với cung cách phục vụ của một số bộ phận nào đó, dư luận cho rằng công ty làm ăn kém năng động, cán bộ thì quan liêu, hách dịch cũng là những dấu hiệu đáng ngờ để các nhà quản trị xem xét và đưa ra những quyết định đúng lúc.